Diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai tác động tới phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 26 - 34)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào dân tộc tư sản ở cỏc nước Đụng Nam Á đó cú những bước tiến rừ rệt so với những năm đầu thế kỷ.

Nếu như trước đây, những hoạt động chính trị của giai cấp tư sản chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hưng quốc gia” thì đến đây mục tiêu giành độc lập dân tộc

được đề xuất rừ ràng : Đũi quyền tự chủ về chớnh trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng “mẹ đẻ” trong giáo dục… Nếu như trước đây mới xuất hiện các hội hay nhóm phái mà vai trò quan trọng thuộc về người tiến bộ trong sĩ phu phong kiến thì đến giai đoạn này đã hình thành các đảng phái có tôn chỉ mục đớch rừ ràng và cú ảnh hưởng xó hội lớn.

Ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới từ nhất từ giai đoạn 1918 - 1939, phong trào dõn tộc tư sản đó cú bước tiến rừ rệt so với những năm đầu thế kỉ. Nếu như trước đây, những hoạt động chính trị chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hưng quốc gia” thỡ đến nay mục tiờu giành độc lập dõn tộc được đề xuất rừ ràng : đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng “mẹ đẻ” trong giáo dục… Nếu như trước đây mới xuất hiện các học hội hay nhóm phái mà vai trò quan trọng thuộc về những người cấp tiến trong sĩ phu phong kiến thì ở giai doạn này đã hình thành các chính đảng có tôn chỉ mục đích rừ ràng và cú ảnh hưởng xó hội rộng lớn. Như vậy, giai cấp cụng nhõn dự mới ra đời cũng đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Tuy nhiên phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á chưa giành lại độc lập hoàn toàn cho từng quốc gia.

Tóm lại, ở Đông Nam Á phong trào giải phóng dân tộc tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. Hai phong trào tư sản và vô sản có nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng. Nhưng đứng trước mục tiêu chung là độc lập dân tộc nên cả hai phong trào đã tồn tại song song, có những lúc kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định. Bởi lẽ đối với nhân dân Đông Nam Á, kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc, không một lực lượng cứu nước nào có thể đứng riêng rẽ hoặc chống đối lẫn nhau. Điều đó tạo nên những tiền đề khách quan cho sự thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn sau.

Từ năm 1939, lịch sử thế giới có biến đổi lớn, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ bằng sự kiện ngày 1/9/1939, quân Đức tấn công Ba Lan, một nước mà

nền độc lập đặt dưới sự ‘bảo trợ” của Anh, Pháp. Ba gày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở trên chiến trường châu Âu, cũng giống như chiến tranh thế giới thứ nhất, đã tạo thời cơ cho Nhật Bản bành trướng ở châu Á. Nhật Bản từ lâu đã coi Đông Nam Á là vùng đất chiến lược trong kế hoạch bành trướng Đại Đông Á. Lợi dụng mâu thuẫn sâu sắc giữa các dân tộc ở Đông Nam Á với thực dân phương Tây, chính quyền quân phiệt Nhật đã đưa ra chiêu bài thành lập “Khu vực thịnh vượng Đại Đông Á” để che đậy cho chính sách xâm lược của mình.

Ngay sau khi nước Pháp bại trận, phát xít Nhật đã chớp ngay thời cơ để đoạt lấy thuộc địa Đông Dương, biến khu vực này thành căn cứ quân sự và nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu cho cuộc chiến trah xâm lược Đông Nam Á. Vì vậy, mâu thuẫn giữa Nhật Bản và các nước Âu, Mĩ trở nên gay gắt. Nhưng xuất phát từ chiến lược chống Liên Xô, các đế quốc phương Tây đã không ngăn chặn sự bành trướng của Nhật Bản. Trong khi đó Hitle đã ra lệnh cho Chính phủ bù nhìn Pê Tanh nhượng bộ Nhật Bản trong vấn đề Đông Dương. Do thái độ của Anh, Mĩ nên Nhật Bản càng tỏ ra trắng trợn hơn trong việc thực hiện kế hoạch xâm lược Đông Dương.

Bước sang năm 1940, với tình hình thế giới nhiều diễn biến phức tạp. Ngày 22/06/1940, Pháp kí hiệp ước đầu hàng nước Đức phát xít, Nhật nhanh chóng chiếm các thuộc địa của các nươc phương Tây, Ngày 22/9/1940, bọn quân phiệt Nhật đã bắt đầu cầm quyền Pháp ở Đông Dương, toàn quyền Đờcu đã kí hiệp ước dâng chủ quyền Đông Dương cho Nhật. Từ đó đến cuối năm 1941, bọn quân phiệt Nhật đó lần lượt đem quõn chiếm đúng toàn cừi Đụng Dương.

Quân Nhật chiếm đóng Đông Dương làm cho mâu thuẫn Mĩ - Nhật trở nên gay gắt. Ngày 15/1/1941, Ngoại trưởng Mĩ nói rằng nước Mĩ không thể đồng ý với người Nhật vì họ muốn “ trở thành chủ nhân của một khu vực chiếm gần nửa dân số thế giới. Và như vậy họ sẽ chiếm đóng Thái Bình Dương và con đường

mậu dịch trong khu vực đó” [Thời báo Niu óoc (Mĩ), ngày 16/1/1941]. Ngày 25/1 Ngoại trưởng Nhật Bản đã đáp lại “Nước Mĩ đã có ưu thế ở Tây bán cầu và biến Tây bán cầu thành thuộc địa của mình, thì nước Mĩ có quyền gì mà phê phán Nhật Bản xây dựng khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á ?” [Thời báo Niu óoc (Mĩ), ngày 27/1/1941]. Tuy vậy, Mĩ vẫn né tránh chiến tranh với Nhật Bản và tin tưởng Nhật sẽ không gây chiến tranh với Mĩ. Từ tháng 1/1941 cho đến khi bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương (7/12/194 ), các cuộc đàm phán Nhật - Mĩ tiếp tục diễn ra tại Oasinhton. Chính phủ Mĩ vẫn nuôi ảo tưởng qua đàm phán phân chia quyền lợi giữa Mĩ và Nhật ở Trung Quốc và Đông Dương, có thể né tránh được chiến tranh. Nhưng Nhật Bản chỉ coi cuộc đàm phán Nhật - Mĩ như một màn khói ngụy trang cho việc chuẩn bị chiến tranh. Ngày 8/12/1941, Nhật Bản chính thức tuyên chiến với Mĩ và Anh. Cùng ngày Mĩ và Anh tuyên chiến với Nhật Bản. Cuộc Chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương chính thức bùng nổ.

Trong cuộc chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương thời kì từ cuối năm 1941 đến giữa năm 1942 là thời kì quân Nhật giành được thắng lợi lớn. trước tiên là Nhật Bản tiêu diệt hạm đội Mĩ và Anh ở Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi tiêu diệt được một bộ phận chủ lực của hạm đội Mĩ và Anh, lực lượng hải quân của Nhật làm chủ Thái Bình Dương, quân Nhật dễ dàng đánh chiếm Đông Nam Á.

Ngày 7/12/1941, quân Nhật từ Đông Dương tràn sang Thái Lan tấn công Malaixia và Miến Điện. Cuối tháng 1/1942, quân Nhật đã đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Malaixia. Ngày 9/2/1941, quân Nhật đổ bộ lên Xingapo mười vạn quân Anh ở đây đã tháo chạy mà không kịp chống cự. Từ ngày 31/12/1941, quân Nhật bắt đầu triển khai chiến dịch đánh chiếm quần đảo Indonesia đến giữa tháng 3/1942 quân Nhật hầu như chiếm được quần đảo Indonesia, thuộc địa chủ yếu của Hà Lan. Ngày 10/12/1941, quân Nhật đã đổ bộ lên tây bắc Lu Xông mở đầu chiến dịch đánh Philippin, thuộc địa của Mĩ, quân Mĩ đã bỏ chạy, ngày 2/1/1942 thủ đô

Manila đầu hàng quân Nhật còn một số nơi khác thì quân đội của Mĩ và Philippin có chống cự cho tới đầu tháng 5/1942 thì toàn bộ quần đảo Philippin rơi vào tay Nhật. Vậy từ khi Chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ chưa đầy 6 tháng thì Nhật Bản đã chiếm và củng cố được trận địa của mình ở Đông Nam Á và các nước Đông Á.

Thắng lợi của quân Nhật trong giai đoạn đầu của chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương là do thái độ không kiên quyết của phía Anh, Mĩ. Mặc dù chiến tranh bùng nổ Anh và Mĩ vẫn cố né tránh cuộc đụng độ thực sự với Nhật trên chiến trường, do họ chờ đợi một cuộc chiến tranh giữa Nhật và Liên Xô.

Tại các khu vực chiếm đóng, quân Nhật thiết lập một chế độ thống trị tàn bạo, đi ngược hoàn toàn cái gọi là “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” mà Nhật Bản đã từng rêu rao trước chiến tranh.

Về chính trị, quân Nhật thiết lập chế độ thống trị kiểu phát xít, thành lập chính phủ quân sự, xóa bỏ toàn bộ các tổ chức, chính đảng, các quyền tự do, dân chủ, ban bố lệnh giới nghiêm, tiến hành bắt đại quy mô đối với những người cộng sản, những người yêu nước có biểu hiện chống đối… Về kinh tế, quân Nhật thực hiện chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo ở các thuộc địa. Các công ty Nhật có mặt ở khắp nơi để khai thác các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ chiến tranh: công ty Mitsubitsi khai thác phốt phát ở Đông Dương, khống chế xưởng đóng tàu ở Xingapo, công ty Mitxui độc quyền khai thác đồng ở Philippin, cao su và thiếc ở Mã Lai, gạo ở Việt Nam, kẽm ở Miến Điện… để phục vụ cho bộ máy chiến tranh với đội quân hàng triệu người, quân Nhật tăng cường vơ vét lúa gạo, lương thực gây ra nạn đói khủng khiếp cho các quốc gia Đông Nam Á, như Việt Nam, Indonesia, Philippin… hàng triệu người dân bị điều động đi đào đắp xây dựng đường xá, cầu cống, phục vụ cho cuộc chiến tranh của quân đội Nhật. Chế độ thống trị tàn bạo đã nhanh chóng làm tan biến ảo tưởng về “sứ mệnh giải phóng”

và việc dựa vào “anh cả da vàng” Nhật Bản để thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

Đối với nhân dân các nước Đông Nam Á, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc vào thời điểm này là đấu tranh chống phát xít, hòa chung vào cuộc đấu tranh của các nước Đồng minh chống phát xít trên toàn thế giới.

Như vậy, từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, chỉ trong vòng nửa năm, Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm toàn bộ các nước trong khu vực, từ Thái Lan. Chính phủ Thái Phibun Songkram đứng về phe Trục tuyên chiến với phe Đồng minh.

Các nước Đông Nam Á đã trở thành một mặt trận của Chiến tranh thế giới thứ hai (Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương). Với chế độ thống trị tàn bạo của giặc Nhật về tất cả cỏc lĩnh vực kinh tế, chớnh trị, văn húa và xó hội thể hiện rừ cỏc nước Đông Nam Á chính là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh. Từ đó, các nước Đông Nam Á đoàn kết lại đấu tranh chống phát xít, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ ở hầu khắp các nước Đông Nam Á sau khi chiến tranh bùng nổ. Những người cộng sản Đông Nam Á đã đi đầu trong cuộc đấu tranh này.

Các Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Thái Lan, Mã Lai, Philippin, Indonesia, Miến Điện,… đã tích cực xây dựng lực lượng quần chúng, tiến hành chiến tranh du kích tiêu hao sinh lực địch, phát triển lực lượng cách mạng… giai cấp công nhân, nông dân, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và các tầng lớp quần chúng khác đều gia nhập hàng ngũ đấu tranh chống phát xít, nhằm mục tiêu là giành độc lập cho đất nước.

Do cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật đã trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hoà nhập cùng với phong trào dân chủ chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, hai xu hướng tư sản và vô sản đã từng tồn tại song song trong giai đoạn trước nay đã tụ theo một hướng chung là cứu nước, mặc dù điều đó chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định. Vì vậy, nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng.

Mở đầu là Việt Nam độc lập Đồng minh được thành lập vào tháng 5/1941.

Thực ra ở Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời, trong từng thời kì cách mạng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất đều được thành lập với những tên gọi khác nhau.

Khi Nhật vào Đông Dương để huy động sức mạnh của từng nước trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam độc lập Đồng minh ( Việt Minh ) được thành lập. Đây là hình thức điển hình và cao nhất của mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, huy động lực lượng của cả dân tộc để đánh Nhật cứu nước.

Ở Philippin, năm 1942, Mặt trận Dân tộc Dân chủ Thống nhất chống phát xít được thành lập, sau đổi thành Đồng minh dân chủ Philippin do giai cấp tư sản lãnh đạo.

Ở Mã Lai, vào nắm 1942, Liên hiệp nhân dân Mã Lai ra đời cùng với các đơn vị Quân đội nhân dân chống Nhật.

Tại Miến Điện, tháng 8/1942, Liên minh tự do chống phát xít được thành lập do giai cấp tư sản lãnh đạo.

Từ năm 1942, phong trào cách mạng Lào được phục hồi. Quần chúng được triệu tập trong các tổ chức xã hội như “Hội tương tế”, hoặc tổ chức chính trị như

“Hội phản đế”, sau là “Ai Lao độc lập đồng minh hội” theo chủ trương của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Nhưng thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới, thời điểm quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh là thời cơ “có một không hai”, tạo ra tình thế mới hết sức thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ, nhân dân các nước Đông Nam Á đa nhất tề vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước. Đông Nam Á trở thành khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới đã diễn ra những cuộc cách mạng thắng lợi, thành lập các quốc gia độc lập.

Trong hoàn cảnh thế giới và Đông Dương có nhiều biến đổi, đe doạ trực tiếp quyền lực và lợi ích của phát xít Nhật ở Đông Dương. Trước tình hình đó, hai dân tộc

Việt Nam - Lào đã phối hợp đấu tranh chống phát xít Nhật tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, thành lập chính phủ độc lập ở mỗi nước. Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ( ngày 2/9/1945 ), Chính phủ Lào Ítxalạ ( Lào tự do ) ( ngày 12/10/1945) là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu để hai bên xây dựng mối quan hệ hữu hảo và vững chãi hơn trước là một bước ngoặt đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.

Ở Indonesia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17/8/1945, đại diện các đảng phái và đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và kí vào bản Tuyên ngôn độc lập.

Trước cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng nhân dân thủ đô Giacacta. Xucacno đã độc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Cộng hòa Indonesia. Ngày 4/9/1945, Chính phủ Indonesia được thành lập, đứng đầu là Xucacno. Hiến pháp mới được thông qua, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Indonesia.

Tuy nhiên, để bảo vệ nền độc lập, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Indonesia còn phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ở các nước khác, các lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã đấu tranh anh dũng chống phát xít Nhật, giải phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy nhiên, thời cơ giành độc lập của các nước này đã bị bỏ lỡ, quân Mĩ trở lại Philippin, quân Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai, Xingapo và Brunay. Đến đây đã khép lại thời kỳ mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

Vậy, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ có tác động lớn tới các nước Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á từ cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, Pháp, Mĩ chuyển sang cùng Liên Xô và các nước Đồng Minh chống chủ nghĩa phát xít Nhật Bản, cuộc chiến diễn ra quyết liệt trong Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Nên sự đầu hàng của phát xít và quân phiệt Nhật Bản đã tạo điều kiện cho các nước chớp thời cơ giải phóng dân tộc. Mặc dù, một số nước thời

cơ đã bị bỏ lỡ như Xingapo, Miến Điện,… nhưng từ đó phong trào đã có bước tiến quan trọng.

2.2 Kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) tác động tới phong

Một phần của tài liệu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và tác động của nó tới phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á. (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w