* Nội dung của Hội nghị Ianta và Hội nghị Postdam.
Đầu năm 1945, trong lúc Hồng quân và các lực lượng Đồng minh đang chuẩn bị những trận đánh cuối cùng để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, nhiều vấn đề quốc tế đặt ra cần phải giải quyết. Trong những ngày từ 4/2 đến ngày 12/2/1945 tại lâu đài Livadia, ngoại vi thành phố Ianta, thuộc bán đảo Crum (Liên Xô) đã tiến hành hội nghị giữa những người đứng đầu ba nước: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ) và Socsin (Anh), là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.
Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự hai cực Ianta là việc phân chia khu vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị.
Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc. Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Theo đó, Liên Xô nắm Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Quơ-rin
(Nhật), Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ; Hoa Kỳ nắm ảnh hưởng ở phần còn lại của châu Âu (Tây Âu), Nam Triều Tiên, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành nước trung lập. Vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trao trả lại cho Trung Quốc.
Từ ngày 17/7 đến 2/8/1945, tại thành phố Postdam, gần BecLin đã tiến cuộc hội nghị giữa những người ba nước Liên Xô và Anh, Mĩ để giải quyết những vấn đề nước Đức sau chiến tranh. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Tổng thống Truman, Thủ tướng Anh Socsin đã tham gia hội nghị. Tại hội nghị Postdam, phía Mĩ đã đưa ra đề nghị cắt nước Đức làm ba: nước Nam Đức (lấy Viên làm thủ đô gồm ba tỉnh Bavie, Vietxtembe và Bado, nước Áo và Hunggari), nước Bắc Đức (lấy BecLin làm thủ đô) và nước Tây Đức gồm có vùng Rua và vùng Xaro.
Truman đề nghị nước “Tây Đức” dưới sự kiểm soát quốc tế (thực tế là sự kiểm soát của Mĩ). Liên Xô đã bãi bỏ đề nghị của phía Mĩ. Liên Xô chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, đê nhân dân Đức xây dựng một quốc gia thống nhất, độc lập, hòa bình và dân chủ.
Hiệp định giữa ba nước Liên Xô, Mĩ và Anh quy định:
1.Thiết lập một ủy ban bao gồm các ngoại trưởng, năm nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc để tiếp tục chuẩn bị công việc kí hòa ước với các nước bại trận.
2.Những nguyên tắc chính trị và kinh tế mà các nước Đồng minh sẽ thực hiện trong khi chiếm đóng nước Đức: các vị tổng tư lệnh quân đội chiếm đóng của Liên Xô, Mĩ và Anh sẽ nắm quyền lục cao nhất trong việc chấp hành mệnh lệnh chính phủ của nước mình trong phạm vi khu vực
mình chiếm đóng và với tư cách là Đại biểu trong Ủy ban quản quân cùng giải quyết những công việc chung có liên quan tới cả nước Đức.
Mục đích của việc chiếm đóng nước Đức là: giải trừ vũ trang nước Đức;
loại trừ hoặc khoogs chế mọi ngành công nghiệp sản xuất quân sự của nước Đức; tiêu diệt Đảng Quốc Xã và các tổ chức phụ thuộc của nó;
cấm sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa quốc xã; bắt giam và xét xử tất cả các tội phạm chiến tranh’ dẫn chủ hóa đời sống chính trị nước Đức. Về kinh tế: tiêu diệt lực lượng chiế tranh của nước Đức; làm cho kinh tế nước Đức phát triển nông nghiệp và công nghiệp hòa bình.
Kết quả của Hội nghị Postdam là thắng lợi mới của đường lối đối ngoại hòa bình của Liên Xô, góp phần vào sự nghiệp củng cố nền hòa bình và an ninh ở châu âu và trên thế giới. Những quyết định của ba cường quốc có ảnh hưởng to lớn tới các nước Đông Nam Á. Theo đó, các nước phương Tây đem quân đội trở lại xâm chiếm các thuộc địa của mình ở Đông Nam Á.
*Các nước Đông Nam Á sau hai hội nghị
Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô diều kiện, đã tạo ra thời cho cho phong trào các nước Đông Nam Á giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau chiến tranh đã ảnh hưởng sau sắc tới cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, từ những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Ianta (2/1945), những người đứng đầu ba nước Liên Xô, Mĩ và Anh đã đi đến thỏa thuận trong việc phân chia phạm vi thế giới sau Chiến tranh. Theo đó, khu vực Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Phương Tây. Quyết định này đã mở đừng cho các nước thực dân quay trở lại Đông Nam Á ngay khi chiến tranh còn chưa đi đến hồi kết thúc. Nhằm đè bẹp làn sóng đấu tranh cách mạng của các nước Đông Nam Á và tái chiếm khu vực này,
ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đế quốc vẫn là “mẫu quốc” ở đây đã đưa quân đội vào đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và đạt ách thống trị ở những nước thuộc địa của mình trước đây. Các quốc gia tuyên bố độc lập đầu tiên đều bị các nước thự dân tái chiếm. Hà Lan quay lại Indonesia, thực dân Pháp trở lại Việt Nam, Lào. Quân Mĩ vào Philippin, từ đây nhân dân Đông Nam Á tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập cho đất nước bằng những con đường khác nhau phù hợp với điều kiện từng quốc gia. Cho đến 1975, các nước Đông Nam Á (trừ Brunay) đều đã giành được độc lập dưới hình thức khác. Dưới đây là phong trào cách mạng sau những Hội nghị diễn ra vào cuối giai đoạn của Chiến tranh thế giới thứ hai ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á :
Trên bán đảo Đông Dương, ngay từ tháng 9/1945, thực dân Pháp đem quân trở lại xâm lược Việt Nam và Campuchia. Tháng 3/1946, thực dân Pháp đem quân tấn công Lào. Nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia lại tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp có sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Trong cuộc chiến lâu dài, gian khổ đó đã xuất hiện một liên minh chiến đấu vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính tự nguyện giữa ba nước Đông Dương. Đó là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên sự thắng lợi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải kí kết Hiệp đinh Gionevo công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Ngay sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, đế quốc Mĩ đã hất cẳng Pháp va phát động chiến tranh xâm lược nhằm biến ba nước Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Một lần nữa, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia lại sát cánh cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung: đế quốc Mĩ. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam năm 1975 sổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào, Campuchia tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng
chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thức thắng lợi. Sau khi giành được chính quyền trong cả nước, 2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập, cách mạng Lào bước sang thời kỳ phát triển mới.
Riêng ở Campuchia, nhân dân còn phải tiến hành cuộc chiến tranh tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt.
Ở Lào, Khi Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo điều kiện cho nhân dân Lào chớp thời cơ giành chính quyền. Ngày 12/10/1945, nhân dân Thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Chính phủ Lâm thời Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của Lào.
Nhưng trên thực tế, tháng 3/1946, thực dân Pháp đem quân tái chiếm Lào, thực dân Pháp chuyển từ chính sách lấn chiếm sang chính sách vũ trang xâm lược Lào, cuộc kháng chiến toàn quốc ở Lào chính thức bùng nổ. Được sự hỗ trợ của nhân dân, cuộc đấu tranh của các lực lượng vũ trang Lào diễn ra ở nhiều thành phố nhằm giam chân địch, tản cư dân chúng. Sau khi Thà Khẹt bị thất thủ, Chính phủ cách mạng phải lưu vong sang Băng Cốc (Thái Lan). Sau khi chiếm được Lào, thực dân Pháp đưa vua Lào Xixavang khôi phục lại ngai vàng và đưa Hoàng tử Vatthana lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn, tay sai của thực dân Pháp.
Từ năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào và Đông Bắc Lào. Ngày 20/1/1949, đơn vị đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Lào được thành lập với tên là “Latxavông” do Cayxỏn Phomvihản chỉ huy, đội quân ngày càng lớn mạnh và mở rộng nhiều khu du kích rộng lớn trên khắp nước Lào. Sự ra đời của Quân giải phóng nhân dân Lào đã thống nhất các lực lượng vũ trang ở Lào vào một tổ chức thống nhất, tiếp tục đưa cách mạng Lào phát triển. Đội Latxavong nhanh chóng phát triển, mở rộng nhiều khu du kích rộng lớn ở Mường Xinh, Luong Phabang, Sầm Nưa, Vieng Chan, Atopo, Xaravan, Xavanna Khet,… Trên cơ sở thống nhất các sự kiện, ngày 13/8/1950, Đại hội toàn quốc kháng chiến tuyên bố
thành lập Mặt trận Lào tự do, đề ra cương lĩnh chính trị gồm 12 điểm và tuyên bố thành lập Chính phủ kháng chiến Lào, do Hoàng than Xuphanuvông đứng đầu.
Bước sang năm 1951, với sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với các cuộc chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương, đó là ngày 11/3/1951, Liên minh Việt - Lào - Khơme được thành lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau nhằm tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa quân và dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, giành độc lập dân tộc.
Cách mạng Lào không ngừng lớn mạnh và giải phóng được nhiều vùng đất.
Mùa xuân năm 1953, trong Chiến dịch Thượng Lào, nhân dân Lào đã giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Luong Phrabang và Xieng Khoang. Tháng 12/1953, trong Chiến dịch Trung Lào, các lực lượng cách mạng đã tiêu diệt 2000 tên địch, giải phóng phần lớn tỉnh Xavannakhet và tỉnh Khăm Muội. Cũng cùng thời gian này, qua Chiến dịch Hạ Lào, quân dân Lào đã hoàn toàn giải phóng tỉnh Atopo và một phần tỉnh Xaravan. Đầu năm 1954, quân dân Lào đã giải phóng tỉnh Phongxali, phần lớn tỉnh Luong Phrabang, phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu, phối hợp trực tiếp với Chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, góp phần đưa đến thất bại của Pháp trong chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954, thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Gionevo tháng 7/1954, lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Lào,Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng cách mạng Lào.
Mặc dù Hiệp định Gionevo không phản ánh đúng những thắng lợi của nhân dân Lào cũng như nhân dân ba nước Đông Dương, nhưng có đánh dấu sự thắng lợi vẻ vang của 9 năm kháng chiến của nhân dân Lào. Từ hai bàn tay trắng, lực lượng cách mạng Lào đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong nước miền đề cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Lào cả trên trường quốc tế, và có hai tỉnh
làm căn cứ địa. Đó là những tiền đề cho những thắng lợi tiếp theo của Cách mạng Lào. Tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định Gionevo được kí kết, Mĩ lập tức hất cảng Pháp, độc chiếm Lào, âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Bằng “viện trọ” về kinh tế và quân sự. Mĩ đã dần dần nắm được quyền chi phối nền kinh tế và chỉ huy quân sự của chính phủ phản động phái hữu. Quân đội phái hữu được Mĩ nuôi dưỡng và lực lượng đặc biệt (phỉ Vàng Pao) là lực lượng chiến lược để tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào. Trong những năm 1954 - 1975, cuộc đấu tranh cách mạng chống đế quốc Mĩ của nhân dân Lào được chia ra làm ba giai đoạn :
- Từ năm 1954 - 1963 : Giai đoạn đấu tranh chống chiến lược hai mặt “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo lực quân sự của Mĩ và tay sai. Ngày 6/1/1956, quân Mặt trận Lào được giải phóng, tập hợp mọi lực lượng, mọi xu hướng yêu nước và tiến bộ. Do phối hợp chặt chẽ nên cuộc đấu tranh cách trên các lĩnh vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc địch phải kí Hiệp định Viên Chăn, thành lập Chính phủ Liên hiệp lần thứ nhất, có sự tham gia cua Mặt trận Lào yêu nước.
Ngày 18/8/1958, dưới sự lãnh đạo của Mĩ, tập đoàn phản động Phủi Xavanicon đã lật đổ Chính phủ liên hiệp, xóa bỏ Hiệp định Viên Chăn, tìm cách tiêu diệt lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân Lào. Đảng nhân dân cách mạng Lào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh mạnh mẽ về chính trị, và quân sự trong cả nước, giành được những thắng lợi lớn, tiêu diệt hàng trục tiểu đoàn quân ngụy ở Nậm Thà và các chiến trường khác, buộc Mĩ và tay sai phải kí Hiệp định Gionevo về Lào ngày 23/7/1962, công nhận Chính phủ lien hiệp dân tộc lâm thời lần thứ hai của Lào. Nhưng ngay sau đó, các thế lực phản động lại phá hoại hiệp định, khủng bố những người yêu nước, phá vỡ khối liên minh giữa các lực lượng tiến bộ, làm cho Chính phủ Liên hiệp không hoạt động được.
- Từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1973 : Giai đoạn nhân dân Lào đấu tranh đánh bại “Chiến lược Chiến tranh đặc biệt” của Gionxon và “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Nichxon.
Từ tháng 5/1964, chính Mĩ ồ ạt đưa vũ khí, trang thiết bị hiện đại cho quân đội phái hữu, tăng số quân lên gấp đôi, số lượng cố vấn Mĩ khoảng 5000 tên… Mĩ còn tăng cường lực lượng không quân, liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn, sử dụng từ 12 đến 20 tiểu đoàn nhằm tiến công lấn chiếm vùng giải phóng.
Quân dân Lào đoàn kết chặt chẽ cả trong chiến đấu và phát triển, xây dựng vùng giải phóng, đồng thời vận động quần chúng đấu tranh chính trị và quân sự bằng nhiều hình thức phong phú. Chỉ tính từ 1969 đến 1973, quân dân Lào đã loại khỏi vùng chiến đấu 111.400 tên địch, bắn rơi và phá hủy 1.510 máy bay, phá hủy 30.092 súng các loại. Vùng giải phóng được mở rộng 4/5 lãnh thổ Đông Nam Á.
Tháng 2/1973, Mĩ và tay sai buộc phải kí Hiệp định Viên Chăn, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Chính phủ Liên hiệp lâm thời (lần thứ ba) và Hội đồng Quốc gia chính trị lien hiệp được thành lập. Thủ đô Viên Chăn và Kinh đô Luong Phrabang được tập trung hóa theo quy chế đặc biệt. Những điều kiện đó tạo ra những điều kiện rất cơ bản để đưa cách mạng Lào lên bước phát triển mới.
Từ năm 1973 đến 1975 : Giai đoạn đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện hòa bình. Đặc điểm của tình hình lúc này là nước Lào tạm chia làm ba vùng : Vùng giải phóng, Vùng kiểm soát của phái hữu và vùng trung lập, với ba chính quyền : Chính quyền cách mạng, Chính quyền phái hữu Viên Chăn và Chính quyền Liên hiệp Trung ương. Trong điều kiện mới, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, lấy đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với đấu tranh pháp lý trong các tổ chức liên hiệp nhằm buộc đối phương phải thi hành các điều khỏan trong Hiệp định Viên Chăn.