Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ CUNG ỨNG GIỐNG cây TRỒNG tại xã hòa hải HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH hà TĨNH (Trang 28 - 35)

3.2.1 Tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và thủy văn địa bàn nghiên cứu.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Đặc điểm kinh tế + Đặc điểm xã hội

3.2.2 Hoạt động sản xuất của xã Hòa Hải - Diện tích các loại cây trồng của xã

- Năng suất các loại cây trồng

3.2.3 Thực trạng sản xuất giống cây trồng của hộ - Đặc điểm hộ nghiên cứu

+ Độ tuổi, giới tính,nhân khẩu, loại hộ, thu nhập (thu nhập/người, thu nhâp/hộ/năm)

+ Số năm kinh nghiệm - Sản xuất cây trồng của hộ

+ Quy mô sản xuất: diện tích (ha)

+ Năng suất từng loại giống cây trồng đem lại (tạ/ha, ta/hộ/năm) + Loại giống cây trồng sử dụng, số lượng bao nhiêu, thời vụ.

+ Cây trồng sản xuất chủ yếu.

3.2.4 Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống tại xã Hòa Hải

+ Mức độ (tỷ lệ) biết về thông tin trước khi mua sản phẩm

+ Mức độ hài lòng: Độ tin cậy, đáp ứng và khả năng phục vụ của nhân viên đối tác cung ứng giống, sự đồng cảm của đối tác cung ứng và chi phí giống cây trồng.

3.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân xã Hòa Hải 3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu 3.3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu theo một số tiêu chí sau: Xã có số hộ dân sử dụng nhiều các loại giống cây trồng của các đối tác cung ứng khác nhau, sử dụng có hiệu quả các giống cây trồng.

3.3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu

- Phỏng vấn hộ sản xuất nông nghiệp

+ Tiêu chí chọn hộ: Chọn các hộ sản xuất các loại cây trồng khác nhau, sử dụng giống của các đối tác cung ứng trên huyện. Sử dụng từ 3 năm trở lên, đủ 3 loại hộ: Khá, Trung bình, Nghèo.

+ Số lượng mẫu: 45 hộ

+ Cách chọn hộ: Dựa vào danh sách mà các trưởng thông cung cấp, chọn ngẫu nhiên mà không lặp lại.

- Phỏng vấn đối tác cung ứng được người dân sử dụng nhiều nhất: Cán bộ quản lý và cán bộ chịu trách nhiệm phân phối giống.

- Phỏng vấn cá nhân: P.Chủ tịch xã, ban điều hành 2 HTX và cán bộ nông nghiệp huyện.

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng được tham khảo từ các công trình nghiên cứu đã công bố, từ các trang mạng Internet.

Các tài liệu, số liệu thứ cấp cụ thể phục vụ cho đề tài gồm: ở cấp xã, thu thập các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã trong 3 năm (2013 – 2015); các số liệu thống kê về sản lượng cung ứng từ phòng tổng hợp của đối tác cung ứng trong 3 năm; các thông tin về đối tác cung ứng từ trang website, tờ rơi giới thiệu của đối tác cung ứng.

3.3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phỏng vấn hộ SXNN: Khảo sát hộ nhằm xác định các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của hộ, các đối tác cung cung ứng giống tại xã, biết về những thông tin của giống cây trồng, đánh giá của hộ về dịch vụ cung ứng của đối tác, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hộ đối với dịch vụ cung ứng.

Khảo sát các đối tác cung ứng: Phỏng vấn các đối tác về thông tin: Thị trường cung ứng, chủng loại giống, tình hình hoạt động cung ứng, số lượng cung ứng đến xã Hòa Hải.

Phỏng vấn người am hiểu: Các thông tin khái quát về huyện, xã Hòa Hải và tình hình sản xuất của người dân.

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel 2007 để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất xuất hiện của những biến cần nghiên cứu .

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan vùng nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Hòa Hải

Hình 4.1: Bản đồ hành chính Huyện Hương Khê

( Nguồn: UBND Huyện, 2015) Vùng nghiên

cứu

Hòa Hải là một xã vùng cao biên giới của huyện miền núi Hương Khê, cách trung tâm thị trấn huyện 20km về phía Nam, cách thành phố Hà Tĩnh 50km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Phương Điền, huyện Hương Khê và xã Hương

Quang, huyện Vũ Quang; phía Tây giáp huyện Mahaxay tỉnh Khăm Muộn (nước CHDCND Lào); phía Nam giáp xã Hương Bình; phía Đông giáp xã Phúc Đồng;

địa bàn có tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ đi qua, hệ thống giao thông đi lại khó khăn bất lợi cho quá trình thông thương hàng hóa.

Theo thống kê mới nhất của UBND xã Hòa Hải điều kiện tự nhiên cụ thể của xã như sau:

Khí hậu: Thời tiết thể hiện 2 mùa rõ rệt, mùa nắng kéo từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó có 3 tháng (4, 5, 6) khí hậu tương đối khô kèm theo gió nồm phơn nên thường xảy hạn hán, có những ngày nắng nóng trên 400c. Mùa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó có 3 – 4 tháng thường xảy ra mưa lũ, rét đậm, rét hại, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Địa hình: Hòa Hải địa hình thấp vùng trũng, có diện tích nông nghiệp lớn.

Diện tích tự nhiên 15884,08 ha. Trong đó; Đất nông nghiệp 15.168,13 ha chiếm 95,49% (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 345 ha, đất lâm nghiệp 14.579,12 ha, đất nông nghiệp khác 244,01 ha); đất phi nông nghiệp 519,07 ha, chiếm 3,27%.

Đất đai: Đất chuyên dùng 360,94 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 2,96 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 26,95 ha; đất sông suối 119,60 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 8,62 ha); đất chưa sử dụng 153,78ha, chiếm 0,97%; Đất ở 43,10 ha;

Hòa Hải là xã thuộc vùng hạ huyện; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; diện tích đất sản xuất khá lớn, bình quân gần 1 ha/hộ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn, nhất là cây ăn quả như cam, bưởi Phúc Trạch; là xã được thừa hưởng chương trình 135, nhân dân cần cù, chịu khó, có truyền thống cách mạng; bước đầu đã thành lập được 3 doanh nghiệp, 5 Hợp tác xã hoạt động khá hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên và thời vụ cho một số lao động địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tập thể.

4.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội xã Hòa Hải 4.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã Hòa Hải thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang dần có những thay đổi, lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ngành nông nghiệp nhưng cũng đang dần có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Chúng ta có thể thấy rõ được điều đó ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Giá trị và cơ cấu các ngành sản xuất năm 2015

Ngành Giá trị sản xuất

(tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Tổng 155.298 100

Nông – Lâm- Ngư nghiệp 91.626 59

Công nghiệp – xây dựng 23.295 15

Dịch vụ 40.377 26

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Hòa Hải, năm 2015) Xã Hòa Hải rất chú trọng trong phát triển ngành nông- lâm- ngư nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông- lâm- ngư chiếm tỷ lệ 59%, đứng đầu trong toàn ngành và giá trị sản xuất đạt được là 91.625 tỷ đồng (năm 2015). Tiếp đến là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cũng khá cao 26%, giá trị sản xuất là 40.377 tỷ đồng. Và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 15% với giá trị sản xuất là 23.295 tỷ đồng. Qua đó có thể nói lên rằng, cơ cấu các ngành đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng tốt, thu nhập của người dân ngày càng tăng, cơ sở vật chất ngày càng phát triển. Chính vì vậy, đời sống của đa số dân cư trong cả xã ngày càng cao.

4.1.2.2 Đặc điểm xã hội

Dân số: Toàn xã có 1801 hộ, 7385khẩu, 13 đơn vị xóm. Trong đó có 192 hộ đồng bào theo Đạo thiên chúa, 819 khẩu; 1 hộ dân tộc 4 khẩu, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi 3.323 người ( năm 2015), tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp 2.119 người chiếm 65%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 504 người, chiếm 15%; dịch vụ thương mại 630 người, chiếm 32%. Toàn xã có 1801 hộ gia đình, trong đó số hộ nghèo 175 hộ, chiếm tỷ lệ 9,72%, giảm 2,48% so với năm 2010; số hộ cận nghèo 234 hộ, chiếm tỷ lệ 12,99

%.

Nhìn chung, xã Hòa Hải có dân số trong độ tuổi lao động khá cao, chiếm 45% dân số và chủ yếu là dân tộc kinh, tỷ lệ hộ nghèo tương đối thấp. Qua đó ta có thể thấy rằng, đời sống của người dân trong xã tương đối ổn định, cuộc sống ngày càng tốt hơn và không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ CUNG ỨNG GIỐNG cây TRỒNG tại xã hòa hải HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH hà TĨNH (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w