Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNoPTNT Tràng An (Trang 21 - 30)

1.3.1.Khái niệm hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Mọi biến động dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Do vậy, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn không những đánh giá chính xác hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi, khẳng định sự phát triển trên thị trường của ngân hàng.

Hiệu quả chính là mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được.

Khi so sánh giữa chi phí và kết quả thì cần so sánh dưới dạng thương số, hoặc chi phí/ kết quả hoặc kết quả/ chi phí. Mỗi cách so sánh cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau.

Khái niệm hiệu quả trên cho thấy rằng chỉ khi nào kết quảđạt được cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả. Nhưng trên thực tế thì việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó.

Như vậy, hiệu quả huy động vốn thể hiện khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.

1.3.2.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.2.1.Quy mô huy động/ chi phí tiền lương

Chỉ tiêu quy mô huy động vốn/chi phí trả lương cho tổng số cán bộ huy động thể hiện được hiệu quả huy động vốn, cho thấy một đồng chi phí bỏ ra có thể huy động được bao nhiêu vốn.

Quy mô vốn huy động = Tổng nguồn vốn huy động

Chi trả tiền lương Chi phí trả lương cho tổng cán bộ huy động

Chỉ tiêu cho thấy chi phí huy động vốn càng thấp thì hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại, chi phí huy động vốn càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng thấp.

Bên cạnh đó, một chỉ tiêu được sử dụng để tính toán chỉ tiêu này đó là chỉ tiêu quy mô nguồn vốn huy động/ 1 cán bộ huy động. Chỉ tiêu này thể hiện số vốn trung bình mà mỗi cán bộ lao động huy động được trong khoảng thời gian xác định hay chính là khả năng huy động của mỗi cán bộ hoặc năng suất huy động vốn bình quân. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu trung bình vì vậy không đánh giá đúng khả năng huy động vốn của từng cán bộ.

Công thức:

Quy mô nguồn vốn huy động/ 1 cán bộ huy động

Chỉ tiêu quy mô nguồn vốn huy động/1 cán bộ huy động cho thấy ngân hàng huy động hiệu quả khi nguồn vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số lượng cán bộ huy động hoặc lượng cán bộ giảm xuống. Chi tiêu cho thấy hiệu quả một cách tương đối của hoạt động huy động vốn thông qua việc đánh giá sự tăng giảm của tổng nguồn vốn và số cỏn bộ huy động mà chưa chỉ rừ ra được chi phớ huy động bỏ ra. Chỉ tiêu này tăng cho thấy phần nào hiệu quả huy động vốn tăng và ngược lại, chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả huy động vốn giảm.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu liên quan đến chi phí huy động

Chi phí huy động vốn là toàn bộ các chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định.

Chi phí huy động vốn bao gồm: Chi phí trả lãi và các chi phí khác (chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn…). Trong đó, chi phí trả lãi là vẫn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM hay chính là lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra các chi phí khác luôn được chú trọng để giảm thiểu nhằm giảm chi phí huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là hiệu quả theo phương diện chi phí khi thỏa mãn các điều kiện:

- Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp nhất để đáp ứng các hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân để đánh giá. Chênh lệch lãi suất bình quân thể hiện mức chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra (từ hoạt động sử dụng vốn) và lãi suất bình quân đầu vào (từ hoạt động huy động vốn)

Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất bình quân đầu ra – Lãi suất bình quân đầu vào

Ngân hàng có mức chênh lệch lãi suất bình quân lớn có nghĩa là lãi suất đầu ra lớn hơn nhiều lãi suất đầu vào, cho thấy ngân hàng đang huy động được nguồn vốn có chi phí thấp, từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.

Ngược lại, chênh lệch lãi suất bình quân nhỏ tức là ngân hàng đang phải chấp nhận huy động các nguồn vốn có chi phí cao, hiệu quả huy động vốn sẽ giảm.

- Để đánh giá bao nhiêu chi phí trả lãi thì được một đồng vốn huy động ngân hàng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ chi tra lãi bình quân.

Tỷ lệ chi trả lãi bình quân

Tỷ lệ chi trả lãi bình quân càng cao cho thấy tổng chi phí trả lãi để huy động nguồn vốn của ngân hàng lớn, làm giảm hiệu quả huy động vốn. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng bỏ ra ít chi phí trả lãi để huy động vốn, hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng sẽ tăng, tạo điều kiện để ngân hàng tăng cường huy động vốn.

1.3.2.3. Chỉ tiêu thể hiện sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu là hệ số sử dụng vốn trong kỳ để phản ánh sự cân đối và phù hợp của nguồn huy động đối với hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng

Hệ số sử dụng vốn trong kỳ:

Hệ số sử dụng vốn trong kỳ = Tổng dư nợ tín dụng trong kỳ Tổng nguồn vốn huy động trong kỳ

Nếu hệ số này < 1 thì hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có thể diễn ra tình trạng ứ đọng vốn hoặc phải điều chuyển vốn trong hệ thống với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng trực tiếp cho vay và đầu tư. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân để có biện pháp kịp thời trong họat động giải quyết đầu ra cho nguồn vốn huy động được, tránh tình trạng lãng phí, đồng thời phải thực hiện công tác huy động vốn một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nếu hệ số này > 1 thì hiệu quả hoạt động huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động đầu tư, tín dụng, ngân hàng sẽ phải thực hiện chuyển đổi kỳ hạn của nguồn huy động sao cho phù hợp với kỳ hạn của các khoản tín dụng đầu tư để điều đó sẽ dẫn tới rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nếu hệ số này = 1 cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu trong việc sử dụng vốn cho các mục đích tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Đây là biểu hiện hoạt động có hiệu quả của ngân hàng không chỉ trên mặt huy động mà còn trên mặt sử dụng vốn.

1.3.3.Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn tại ngân ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Nhân tố khách quan.

- Môi trường chính trị - pháp luật

Kinh doanh ngân hàng là mot trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hangf được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy đinhj của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại cho ngaan hàng hàng loạt các cơ hội và thách thứcs. Ví dụ, việc dỡ bỏ các hạn

chế về huy động vốn tiền gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ , các sản phẩm về cho vay nội tệ.

Ngoài ra, ngân hàng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật như : luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ... Do đó, hoạt động huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTW như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng... Sự thay đổi của các chính sách này ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của NHTM.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán,nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư ,ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng .

Sự thay đổi của các yếu tố như : tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổir, chính sách đầu tưư, tiết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư ,từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.

- Môi trường dân số

Môi trường dân số , là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Đồng thời, môi trường dân số chính là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng vì thế ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra

chiến lược huy động vốn để có hể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng về chất lượng, số lượng và thời hạn....

- Môi trường địa lý

Môi trường địa lý, xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc gia, quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành phố, nông thôn... tuỳ vào từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt ít hay nhiều điểm huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số dân và các điều kiện khác nhau.

- Môi trường công nghệ

Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh tới nền kinh tế, xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin.

Công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của ngân hàngf, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức mới.

Công nghệ mới giúp ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối, phát triển các sản phẩm mới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến và rút ngắn thời gian giao dịch, thực hiện nghiệp vụ chính xác giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng, tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng.

- Môi trường văn hoá xã hội

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá là yếu tố tạo nên bản sắc của dân tộc. Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởngr của môi trường văn hoá. Cụ thể, ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng các tiện ích trong thanh toán, trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được . là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ,ngân hàng gặp không nhiều khó khăn trong việc

huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc huy độn vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng chưa tạo được lòng tin đối với người dân . Ngân hàng chưa chú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo ... người dân còn kém hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không gửi ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà...

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp ,trong chiến lược kinh doanh ngân hàng quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổngr nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngaan hàng khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu, đạt hiệu quả cao.

- Chính sách lãi suất cạnh tranh

Chính sách lãi suất cạnh tranh gồm lãi suất cạnh tranh huy động, lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách rất quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh trang huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tươwng đối cao. Các NHTM không những cạnh tranh vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm , người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ thì dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệmj này sang tổ chức tiết kiệm khác.

- Chính sách khách hàng

Trong công tác khách hàng thì ngân hàng chia khách hàng ra làm nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những khách hàng lâu năm và giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn cugnx như lãi suất...

- Các hình thức huy động vốn của ngân hàng

Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu,điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư.

Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao, thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư . Họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy, các NHTM cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới.

- Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt tất nhiên sẽ có được nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn vì thế đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.

- Chính sách phục vụ, quảng cáo

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay thì khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng . Thái độ phục vụ thân thiện, chu dáo là điều kiện để thu hút khách hàng , chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàng mới. Do vậy, để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới

ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để để nhiều người biết đến ngân hàng cũng như sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNoPTNT Tràng An (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w