Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNoPTNT Tràng An (Trang 55 - 63)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TRÀNG AN

Biểu 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2009-2011 tại NHNNo&PTNN chi nhánh Tràng An) Nhìn chung trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động của Chi nhánh thì nguồn vốn từ các TCKT-XH lớn nhưng đang giảm dần tỷ trọng trong những năm gần đây, bên cạnh đó là sự tăng dần tỷ trọng của các TCTD khác và tỷ trọng tiền gửi từ dân cư cũng được cải thiện. Nguyên nhân có thể do, trong một vài năm gần đây, các TCKT-XH gặp phải những biến động xấu của thị trường khiến nguồn vốn nhàn rỗi không còn dồi dào như trước, bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của dân cư cũng bị ảnh hưởng, do đó, họ thường tin tưởng để gửi tiền vào ngân hàng hơn trước đây. Từ thực tế cho thấy, vốn từ các TCKT-XH (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) là nguồn vốn có chi phí thấp nên Chi nhánh cần có các giải pháp để tăng thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế để giảm chi phí huy động. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, cần chú trọng tới nguồn vốn từ dân cư và các TCTD khác nhằm tạo dựng uy tín và nâng cao vị thế

cạnh tranh về vốn của Chi nhánh, tiếp tục là địa chỉ tin cậy để gửi gắm nguồn tiền nhàn rỗi của mọi đối tượng.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011

2.2.2.1. Chỉ tiêu Quy mô vốn huy động/Chi phí trả lương

Bảng 2.9. Chỉ tiêu Quy mô vốn huy động/Chi phí trả lương tại Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng nguồn vốn huy động

(triệu đồng) 1.200.000 1.679.000 2.850.400

Số lao động huy động vốn

(người) 40 45 52

Nguồn vốn huy động / 1 lao động huy động vốn (triệu đồng/ người)

30.000 37.311,11 54.615,3 Tiền lương cho 1lao động

huy động vốn (Triệu đồng)

5 5.5 6.5

Quy mô vốn huy động/

chi phí tiền lương 6.000 6.783,84 8.402,35

(Báo cáo HĐKD tại Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011) Trước hết, xét về chỉ tiêu thể hiện khả năng huy động vốn trung bình: Có thể thấy rằng năng suất huy động vốn bình quân trên một lao động tại Chi nhánh luôn tăng qua các năm vừa qua. Năm 2009, bình quân 1lao động huy động vốn của Chi nhánh huy động được 30.000 triệu đồng. Đến năm 2010, con số bình quân này tăng so với năm 2009 là 7.311,11 triệu đồng/1 người tương ứng với 24,37%. Năm 2011, chỉ tiêu bình quân huy động vốn trên 1 lao động tăng ấn tượng lên mức 54.615,3 triệu đồng, tăng 46,38% so với năm 2010 và bằng gần gấp đôi so với năm 2009. Điều này cho thấy một cách tương đối rằng hiệu quả

huy động vốn tại Chi nhánh luôn tăng qua các năm khi chưa xét đến mặt chi phí huy động vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này tăng khi số lượng các lao động huy động vốn tăng cho thấy tốc độ tăng huy động vốn nhanh hơn so với tốc độ tăng lao động huy động vốn qua từng năm tại Chi nhánh.

Bên cạnh đó, để đánh giá một cách toàn diện và chính xác hơn về hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh cần phải xem xét đến chỉ tiêu Quy mô vốn huy động/Chi phí trả lương, thể hiện một đồng chi phí Chi nhánh bỏ ra có thể huy động được bao nhiêu vốn. Dựa vào bảng 2.10 có thể thấy rằng chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2011. Cùng với chi phí về tiền lương cho 1 lao động huy động vốn tăng từ 5 triệu năm 2009 lên 6,5 triệu năm 2011 theo chính sách ban hành của nhà nước và sự gia tăng của tổng số lao động huy động vốn khiến chi phí trả lương hay chi phí huy động vốn tăng thì một kết quả đáng tự hào là quy mô vốn huy động của Chi nhánh cũng tăng trưởng cao vì thế mà chỉ tiêu Quy mô vốn huy động/Chi phí trả lương luôn có mức tăng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2009, nếu chỉ tiêu này đạt 6000 đồng tức là một đồng chi phí bỏ ra sẽ huy động được 6000 đồng vốn huy động thì đến năm 2010, chỉ tiêu này đã tăng lên 6783,84 đồng và năm 2011 đã đạt lên mức 8402,35 đồng. Đây là kết quả của việc thực hiện theo chính sách huy động vốn đúng đắn, thêm vào đó khả năng quản trị tốt nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

Chi nhánh Tràng An đã huy động vốn có hiệu quả, sử dụng được lợi thế khi quy mô lớn làm cho số vốn huy động so với chi phí huy động luôn tăng cao. Đây sẽ là điều kiện để Chi nhánh tiếp tục mở rộng quy mô huy động vốn trong thời gian tới.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu về chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn bao gồm tất cả các khoản mà ngân hàng chi trả để phục vụ cho hoạt động huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn chính thể hiện ở

Chênh lệch lãi suất bình quân

Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất bình quân tại Chi nhánh NHNNo&PTNNTràng An 2009-2011

(Đơn vị: %/ năm)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Lãi suất bình quân đầu vào 8.3 8,8 9,5

Lãi suất bình quân đầu ra 14 15,5 16

Chênh lệch lãi suất bình quân 5,7 6,7 6,5

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2009-2011 tại NHNNo&PTNN chi nhánh Tràng An) Qua bảng số liệu có thể thấy rằng chênh lệch lãi suất bình quân qua các năm tại Chi nhánh không có sự thay đổi lớn. Do đặt trong tình trạng chung của nền kinh tế vĩ mô đang gặp khó khăn và nhiều biến động bắt ổn nên để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh vẫn diễn ra ổn định và có lãi thì chênh lệch lãi suất bình quân trong giai đoạn 2009 – 2011 đều không lớn. Năm 2009, chênh lệch lãi suất bình quân là 5,7%. Năm 2010, chênh lệch lãi suất tăng 6,7% do nhà nước tích cực hạn chế cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Năm 2011, chênh lệch giảm nhẹ còn 6,5%.

Chỉ tiêu Tỷ lệ chi trả lãi bình quân

Bảng 2.12: Đánh giá chi phí huy động vốn Chi nhánh NHNNo&PTNNTràng An 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động 1200 1679 2850,4

Chi trả lãi 125,04 228,5 437,25

Chi phí khác 11,46 14,2 18,5

Tỷ lệ chi trả lãi bình quân(%) 10,42% 13,61% 15,34%

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2009-2011 tại NHNNo&PTNN chi nhánh Tràng An)

Bảng 2.12 cho thấy, trong cơ cấu chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này là do hiện nay Chi nhánh chủ yếu thu hút khách hàng gửi tiền bằng việc hưởng lãi thông qua lãi suất. Do việc mở rộng quy mô huy động vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng cường cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn nên chi phí trả lãi của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009, chi phí trả lãi của Chi nhánh ở mức 125,04 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng 103,46 tỷ đồng tương ứng với 82,7% so với năm 2009 và năm 2011, tăng cao với mức chi phí là 437,25 tỷ đồng, vượt so với năm 2010 là 208,75 tỷ đồng và gấp hơn 3 lần so với năm 2009. Chi phí trả lãi tăng kéo theo tỷ lệ chi trả lãi bình quân của Chi nhánh cũng tăng theo qua từng năm. Năm 2009, tỷ lệ chi trả lãi bình quân là 10,42%, năm 2010 là 13,61% và đến năm 2011 là 15,34%. Điều này phán ánh một thực tế từ cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM nhằm dành giật nguồn vốn đầu vào, do đó, để không bị mất khách hàng và bỏ lỡ nhiều nguồn tiền gửi đồng thời thực hiện theo chủ trương tăng lãi suất cơ bản của nhà nước, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế thì Chi nhánh đã đẩy lãi suất huy động vốn lên cao vào năm 2010 và 2011.

Ngoài chi phí trả lãi, Chi nhánh còn có chi phí hoạt động khác liên quan đến hoạt động huy động vốn như chi phí tiền lương nhân viên, chi phí giấy tờ, in ấn…Các chi phí khác này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm đòi hỏi Chi nhánh Tràng An cần có biện pháp để tiết kiệm chi phí, giảm thiểu hoặc cắt bỏ những chi phí không cần thiết đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn huy động có chi phí thấp. Chỉ khi giảm được chi phí kinh doanh mới giúp lợi nhuận và sức cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn hoạt động.

2.2.2.3. Cơ cấu sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNNo&PTNNTràng An 2009-2011 Hoạt động huy động vốn luôn đi kèm với hoạt động sử dụng vốn. Đây là hai hoạt động không thể tách rời, cùng làm tiền để phát triển cho nhau. Huy động

vốn sẽ là cơ sở, là nguồn gốc để hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động tín dụng) được thực hiện. Hoạt động sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, giúp ngân hàng duy trì các chi phí cho hoạt động huy động vốn.

Để xem xét hiệu quả huy động vốn, dưới đây sẽ đề cập tới các chỉ tiêu về hệ số sử dụng vốn nhằm đánh giá tính cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động tín dụng) tại Chi nhánh trong những năm vừa qua.

Bảng 2.13: Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn Chi nhánh NHNNo&PTNN Tràng An 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn huy động 1200 1679 2850,4

Tổng dư nợ 646,57 960,62 1681,08

Hệ số sử dụng vốn (%) 53,9% 57,2% 59%

Huy động vốn ngắn hạn 1086,5 1541,6 2680,2

Dư nợ ngắn hạn 517,26 725,27 1223,83

Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn(%) 47,6% 47% 45,6%

Huy động vốn trung và dài hạn 113,5 137,4 170,2

Dư nợ trung và dài hạn 129,31 235,35 457,25

Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn (%) 113,9% 171,3% 268,6%

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2009-2011 tại NHNNo&PTNN chi nhánh Tràng An) Qua bảng cơ cấu sử dụng vốn của NHNN Tràng An có thể nhận thấy cơ cấu sử dụng vốn của NHNN Chi nhánh Tràng An là chưa cao nhưng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2009 hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh là 53,9%, đến năm 2010 hệ số này là 57,2% và năm 2011 hệ số này là 59%. Đây là tín hiệu tích cực cho việc sử dụng vốn có hiệu quả của Chi nhánh trong những năm vừa qua.

Mặc dù khối lượng huy động vốn ngắn hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh lại luôn ở mức thấp, dẫn đến hệ số sử dụng vốn ngắn hạn của chi nhánh còn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2009 hệ số này là 47,6%, đến năm 2010 còn 47% và năm 2011 chỉ còn 45,6%. Điều này cũng có thể hiểu vì đa số lợi nhuận kiếm được của Ngân hàng đều từ các khoản tín dụng trung và dài hạn vì đây là khoản vay có mức lãi suất cao, còn tín dụng ngắn hạn chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn tạm thời của dân cư và tổ chức kinh tế nên có lãi suất thấp.

Trong khi đó, hệ số sử dụng vốn dài hạn luôn ở mức trên 100% và tăng mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2009 là 113,9%, năm 2010 là 171,3%, năm 2011 là 268,6%. Với Chi nhánh Tràng An do áp dụng nhiều hình thức cho vay dài hạn như vay mua ô tô, vay mua nhà dự án, vay mua tàu thủy… nên tín dụng trung và dài hạn luôn cao hơn số vốn dài hạn huy động được. Để bù đắp sự thiếu hụt vốn trung và dài hạn này, NHNN Tràng An đã chuyển đổi kỳ hạn của các khoản vay ngắn hạn để tiến hành cấp tin dụng trung và dài hạn, điều này rất dễ nảy sinh trường hợp ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán khi tỷ lệ chuyển đổi quá cao. Như vậy có thể nói, cơ cấu vốn của Chi nhánh Tràng An chưa phù hợp với hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, nên hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chưa cao.

2.2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động

NHTM là một tổ chức tài chính hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt đó là tiền tệ.Với hoạt động ban đầu là huy động vốn làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh, việc sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả lợi nhuận và thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 2.14: Khả năng sinh lời của vốn huy động Chi nhánh NHNNo&PTNNTràng An2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động 1200 1679 2850,4

Lợi nhuận sau thuế 38,4 73,87 173,87

Khả năng sinh lời 3,2% 4,4% 6,1%

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2009-2011 tại NHNNo&PTNN chi nhánh Tràng An) Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn huy động biết một đồng vốn huy động sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là thước đo cũng thường được các ngân hàng sử dụng khi đánh giá hiệu quả của vốn huy động.

Từ bảng 2.14, có thể nhận thấy khả năng sinh lời từ vốn huy động của Chi nhánh Tràng An còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên: năm 2010 đạt 4,4%, tăng 37,4% so với con số là 3,2% của chỉ tiêu vào năm 2009 và năm 2011 đạt 6,1%, tăng 38,6% so với năm 2010 và đạt gấp đôi so với thời kỳ đầu giai đoạn là năm 2009. Điều này cho thấy nỗ lực của Chi nhánh trong việc quản lý vốn và điều hành hoạt động kinh doanh. Cùng với quy mô vốn huy động tăng thì lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh cũng tăng với tốc độ lớn hơn dẫn đến chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn huy động đều có mức khả qua qua các năm cũng đồng nghĩa với việc là hiệu quả của vốn huy động tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao. Với việc đảm bảo kinh doanh luôn có lãi trên nguồn vốn đã huy động được từ các tổ chức, dân cư trên địa bàn Hà Nội, Chi nhánh ngày càng gây dựng được uy tín của mình, góp phần tạo điều kiện để tăng cường huy động vốn trong những năm tới.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNoPTNT Tràng An (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w