Khái quát vềNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (Trang 22 - 31)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.1. Khái quát vềNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

Thanh Miện là một huyện của tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện cách Hà Nội 60km, cách thành phố Hải Dương 23km và cách thành phố Hưng Yên 25km.

Cùng với mạng lưới giao thông thông suốt, Thanh Miện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và nông thôn.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của nhân dân trong huyện, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã được thành lập. Từ khi ra đời cho đến nay luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện.

Trước tháng 3 năm 1996, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Miện. Do sự chia tách địa bàn hành chính, NHNo huyện Thanh Miện được chia tách thành hai ngân hàng (ngày nay là NHNo&PTNT huyện Thanh Miện và NHNo&PTNT huyện Ninh Giang)

Ngày 17/06/1998, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hải Dương đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập các đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Cũng như 11 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện là hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với các nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản dưới sự quản lý trực tiếp của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Từ khi ra đời cho đến nay, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện luôn tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật và những văn bản pháp quy – quy chế hoạt động do Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương ban hành; hoạt động của ngân hàng có xu hướng đi lên, kinh doanh có hiệu quả và luôn đổi mới theo hệ thống ngân hàng của Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT nói riêng.

Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, ngân hàng đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, đặc biệt phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của vùng.

2.1.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

a) Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương năm 2012

b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong NHNo&PTNT huyện Thanh Miện

Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ:

- Điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của ngân hàng theo pháp luật, thông tư, chỉ thị của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch và kinh

doanh

Phó giám đốc

Phòng kế toán và ngân quỹ

Phòng giao dịch Hồng Quang

Phòng giao dịch Ngũ Hùng

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và tiếp nhận thông tin phản hồi để có chính sách điều hành phù hợp.

- Đề xuất, chỉ đạo, sắp xếp nhân sự, phê duyệt chế độ cho nhân viên.

- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên theo Luật định.

Phòng kế hoạch và kinh doanh

Chức năng

- Tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch kinh doanh dự kiến.

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập các hợp đồng cho vay.

Nhiệm vụ

- Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao.

- Nghiên cứu khách hàng từ đó đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn.

- Điều tra, thẩm định, cho vay đối với khách hàng

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến các kế hoạch nhằm thu hút khách hàng, tăng cường công tác huy động vốn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc về công tác huy động vốn, cho vay và phòng ngừa rủi ro.

- Lập các báo cáo cần thiết theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam.

Phòng kế toán và ngân quỹ

Chức năng

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tư vấn, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng, bao gồm các dịch vụ truyền thống như dịch vụ huy động vốn, cho vay, ngoại hối, thanh toán; hay các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thẻ…

- Xử lý, hạch toán các giao dịch theo quy định.

- Quản lý các hồ sơ vay vốn.

- Quản lý thu chi tiền.

Nhiệm vụ

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.

- Ghi chộp, theo dừi cỏc nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thu nợ đối với khách hàng.

- Thực hiện các việc liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng.

- Tổng hợp, lưu trữ các hồ sơ kế toán, giấy tờ có giá…

- Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

•Ngoài ra trong chi nhánh còn có một số bộ phận khác thực hiện công tác tổ chức, an ninh, môi trường…

Mối quan hệ giữa các bộ phận

Ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã có kế hoạch tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban. Mỗi phòng ban, bộ phận trong ngân hàng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng; tuy nhiên giữa các phòng luôn có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để mọi hoạt động trong hệ thống diễn ra một cách trôi chảy, liền mạch. Các cán bộ ngân hàng được bố trí làm việc đúng chuyên môn, có 43% cán bộ làm công tác kế toán, 29% cán bộ làm công tác tín dụng, còn lại là các công tác khác. Qua các đợt đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, các cán bộ ngân hàng ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, giúp chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn.

Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự làm việc tân tâm của các cán bộ ngân hàng mà NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã đạt nhiều thành tựu và ngày càng khẳng định vai trò mình trong việc góp sức phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn.

2.1.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động hết sức quan trọng của bất kì NHTM nào, là hoạt động đầu vào cho việc kinh doanh của ngân hàng, đối với NHNo&PTNT huyện Thanh Miện cũng vậy. Nhận thức được điều này, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã tập trung khai thác mọi nguồn, cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng có uy tín và 15 quỹ tín dụng nhân dân ở khắp các xã, nhưng với truyền thống kinh doanh của mình, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện ngày càng nhận được sự tin tưởng của người dân đến gửi tiền. Nhờ đó, ngân hàng đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương.

Hình thức huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Thanh Miện hiện nay là nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, kho bạc và các đối tượng khác bằng VND, vàng, ngoại tệ.

Bảng 2.1: Quy mô tổng nguồn vốn và tổng vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương (2009 – 2011)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn 352.243 385.477 453.020

Tổng vốn huy động 290.610 323.585 361.863

Tổng vốn huy động/

tổng nguồn vốn (%) 82,50 83,94 79,88

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – Hải Dương năm 2009 – 2011)

Biểu đồ 2.1: Quy mô Tổng nguồn vốn và Tổng vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện - Hải Dương năm 2009 - 2011

Ta thấy quy mô tổng vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Thanh Miện tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn và tốc độ tăng cũng ngày càng lớn. Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 33.234 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 9,43%; năm 2011 tăng 67.543 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 17,52%; điều này cho thấy ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy

mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Tổng vốn huy động năm 2010 tăng 11,35% so với năm 2009; năm 2011 tăng 11,83%.

Đồng thời, ta thấy phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy động, luôn chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Qua đó, ta thấy NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã làm tốt công tác huy động vốn, làm tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; tạo cho ngân hàng thế chủ động, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường lòng tin của khách hàng và đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngân hàng.

Bảng 2.2: Tình hình tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương (2009 – 2011)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT (%)

Tổng 290.61

0 100,00 323.57 0

100,0

0 361.863 100,00 Theo loại tiền gửi

1.Tiền gửi bằng VND 217.34

0 74,79 257.98

1 79,73 308.756 85,32 2.Tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ 73.270 25,21 65.589 20,27 53.107 14,68 Theo đối tượng khách hàng

1.Tiền gửi kho bạc 24.648 8,48 19.036 5,88 8.884 2,46

2.Tiền gửi TCTD 2 0,00 104 0,03 307 0,08

3.Tiền gửi của TCKT 9.483 3,26 12.587 3,89 22.825 6,31 4.Tiền gửi cá nhân 256.47

7 88,25 291.84

2 90,19 329.847 91,15 5.Tiền gửi của các đối tượng

khác 0 0,00 1 0,00 0 0,00

Theo kì hạn

1.Tiền gửi không kì hạn 34.133 11,75 31.728 9,81 31.692 8,76 2.Tiền gửi có kì hạn <12 tháng 59.472 20,46 235.97

8 72,93 309.925 85,65 3.Tiền gửi có kì hạn >12 tháng 197.00

5 67,79 55.864 17,26 20.246 5,59 (Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện –

Hải Dương năm 2009 – 2011)

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

- Xét theo loại tiền gửi:

VHĐ của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn nội tệ, tiền gửi bằng VND tăng dần và ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng VHĐ và luôn chiếm >70% tổng VHĐ, còn lại là tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ. Tiền gửi bằng VND năm 2010 tăng 18,70% so với năm 2009; năm 2011 tăng 19,68% so với năm 2010. Tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ giảm dần về cả số tiền và tỷ trọng trong tổng VHĐ qua các năm, có thể do sự biến động liên tục của giá vàng và sự mất ổn định của thị trường tiền tệ thế giới thời gian qua.

- Xét theo đối tượng khách hàng:

NHNo&PTNT huyện Thanh Miện chủ yếu huy động vốn từ dân cư, nguồn này chiếm đến khoảng 90% tổng VHĐ, tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VHĐ; năm 2010 tăng 13,79% so với năm 2009, năm 2011 tăng 13,02% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng được nhân dân tin tưởng và đây là nguồn huy động vốn cực kì quan trọng đối với ngân hàng. Ngoài ra tiền gửi của các TCKT cũng tăng rất nhanh qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ, không đáng kể so với tiền gửi của dân cư, năm 2010 tăng 32,73% so với năm 2009, năm 2011 tăng tới 81,34% so với năm 2010.

- Xét theo kì hạn:

Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng VHĐ và ngày càng cả về số tiền và tỷ trọng, tương ứng là sự giảm tỷ trọng của tiền gửi không kì hạn nhưng lượng huy động từ tiền gửi không kì hạn vẫn tăng qua các năm. Ta thấy có sự dịch chuyển rất mạnh từ tiền gửi trung và dài hạn sang tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung và dài hạn giảm rất mạnh cả về quy mô và tỷ trọng, lượng tiền gửi có kì hạn >12 tháng giảm tới 71,64% khi so năm 2010 với năm 2009 và năm 2011 cũng giảm 63,76% so với năm 2010; tương ứng là sự tăng lên của tiền gửi có kì hạn <12 tháng . Điều này có thể giải thích bằng sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, sự khủng hoảng trầm trọng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, lạm phát trong nước tăng cao khiến gửi tiền kì hạn ngắn sẽ tăng độ an toàn cho người gửi, linh hoạt sử dụng số tiền của mình để tìm cơ hội đầu tư hoặc dùng cho các mục đích tiêu dùng khác.

2.1.1.1. Hoạt động tín dụng

Song song với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng được

NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đặc biệt quan tâm.Đây là hoạt động rất cơ bản, thường xuyên của ngân hàng vì giúp bù đắp chi phí huy động vốn và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.

Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đã thực hiện tốt các công tác để hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt, cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ tiêu dùng:

- Phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau để có hướng cho vay phù hợp.

- Bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, các kế hoạch phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; chuyển dich cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đầu tư đúng hướng, cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích.

- Xử lý linh hoạt các khoản nợ quá hạn của các hộ nông dân do thiên tai, địch họa bất ngờ xảy ra, giúp các hộ vay khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, dần dần trả nợ vay ngân hàng.

- Chú trọng việc cho vay đối với các xưởng, nhà máy mới được hình thành để thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Hiện nay tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện cung cấp chủ yếu các sản phẩm cho vay sau:

- Sản phẩm cho vay dành cho cá nhân, hộ gia đình:

+ Cho vay hỗ trợ du học

+ Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư

+ Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ + Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân

...

- Sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp:

+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (từng lần) + Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh

...

Bảng 2.3: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương (2009 – 2011) phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT

(%) (%) (%)

Tổng 333.016 100,00 338.532 100,00 456.187 100,00

I-Doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w