Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 52)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1. Chính sách cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1.1. Chính sách khách hàng

Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình phải thỏa mãn các điều kiện cho vay sau:

- Cư trú tại địa bàn huyện Thanh Miện; nếu người vay ngoài địa bàn trên thì Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh sẽ xem xét, quyết định.

- Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Có nhu cầu vay vốn sử dụng cho mục đích tiêu dùng như xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở; mua phương tiện đi lại và các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp khác.

- Có nguồn thuổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong thời gian cam kết.

Trường hợp cho vay có thế chấp tài sản:

+ Khách hàng là cá nhân phải có tài sản để đảm bảo cho các khoản vay như bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm, các giấy tờ, chứng từ có giá...

Trường hợp cho vay tín chấp:

+ Ðược Thủ trưởng đơn vị xác nhận mức lương, thâm niên công tác và cam kết trích lương trả nợ.

- Về vốn tự có: đối với cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn, đối với cho vay trung dài hạn thì mức tối thiểu là 20%.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Khách hàng không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo&PTNT Việt Nam (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay.

- Khách hàng cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

2.1.1.2. Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng

NHNo&PTNT huyện Thanh Miện sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định cho mức cho vay.

2.1.1.3. Lãi suất và phí suất tín dụng

- Mức lãi suất cho vay, phí và lệ phí phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất thị trường, thể loại vay và thông lệ quốc tế.

- Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tổi thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.1.1. Thời hạn tín dụng và kì hạn nợ

Thời hạn cho vay tùy thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng, có thể

làngắn, trung và dài hạn nhưng hiện tại Ngân hàng mới áp dụng cho vay ngắn và

trung hạn (dưới 5 năm).

Kì hạn nợ do ngân hàng và khách hàng thoản thuận, các kỳ hạn trả nợ gốc: tối đa 12 tháng/kỳ.

2.1.1.4. Các khoản đảm bảo

Với hầu hết các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì quy định về các khoản đảm bảo là có hoặc không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba tùy thuộc vào từng sản phẩm cho vay, riêng đối với cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư thì yêu cầu phải có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Các quy định về các khoản đảm bảo được cụ thể trong quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 3/12/2007 về việc ban hành các quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

2.1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

Quy trình cho vay tiêu dùng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

- Với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu:

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký các thông tin cấp mã số giao dịch cho khách hàng;cung cấp các danh mục sản phẩm, dịch vụ; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu có nhu cầu sử dụng);

tư vấn cho khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn.

- Với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn;hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện các loại hồ sơ; sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng (nếu có);

hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm.

- Sau khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng cần nắm được các

thông tin cơ bản về:

+ Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia đình, nhân thân người đại diện chủ hộ

+ Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính

+ Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay, thời gian vay, nguồn trả nợ, đồng tiền trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, cán bộ tín dụng chọn lọc các thông tin của khách hàng; đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để đánh giá, phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 2:Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay

•Nếu hồ sơ vay vốn đã đáp ứng đủ các yêu cầu của ngân hàng, căn cứ vào đó cùng với kết quả điều tra, thu thập các thông tin, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định cho vay với các nội dung:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

- Thẩm định mục đích vay vốn: đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục chi tiết về số lượng, giá trị (chi phí mua sắm…) của hàng hóa xem có phù hợp với mục đích đã đề ra hay không.

- Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng: các nguồn thu chủ yếu và thường xuyên;riêng đối với đối tượng hưởng lương, trợ cấp xã hội cần xỏc định rừ mức lương, phụ cấp; tớnh ổn định, thường xuyờn của thu nhập;

mức chi tiêu thường xuyên cho cá nhân, gia đình hàng tháng, hàng năm; các nguồn trả nợ khác ngoài lương.

- Thẩm định về đảm bảo tiền vay:

+ Trong trường hợp cho vay bằng tài sản đảm bảo: kiểm tra hồ sơ giấy tờ tài sản đảm bảo, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ đó, lựa chọn biện pháp áp dụng (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh), kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo, xác định giá trị để làm căn cứ cho vay…

+ Trường hợp vay không có tài sản đảm bảo: tuân thủ theo các quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam.

•Thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

•Tổng hợp nội dung, lập báo cáo thẩm định trình Trưởng phòng xem xét Bước 3:Phê duyệt khoản vay

Trưởng phòng tín dụng nhận được hồ sơ tín dụng và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng sẽ rà soát lại danh mục hồ sơ vay vốn, nếu thiếu thì yêu cầu bổ sung; trong trường hợp cần thiết có thể thu thập thông tin và thẩm định lại một số nội dung: tư cách khách hàng, giới hạn tín dụng, đánh giá các rủi ro...

Nếu đồng ý cho vay sẽ trình Giám đốc chi nhánh để Giám đốc xem xét, quyết định phê duyệt khoản vay; nếu không cho vay sẽ gửi thông báo cho khách hàng và nêu lý do.

Bước 4:Hoàn chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng

Căn cứ vào quyết định phê duyệt các khoản vay và thỏa thuận với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ hoàn thiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản); sau đó hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng.

Nếu Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc ngân hàng kiểm tra lại thấy nội dung các hợp đồng chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu cán bộ tín dụng và khách hàng bổ sung.

Bước 5:Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân

- Khách hàng hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầucông chứng

- Nếu ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, khách hàng cần chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản.

- Sau đó cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận lại hồ sơ và kiểm tra lần cuối. Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu; cán bộ tín dụng sẽ kết hợp với các cán bộ có liên quan và tiến hành giải ngân.Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.

- Ngân hàng phảithực hiện việc lưu giữ bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Bước 6:Theo dừi, kiểm tra khoản vay; thu hồi, xử lý nợ và cỏc phỏt sinh

Cỏn bộ chuyờn trỏch sẽ theo dừi, đụn đốc việc trả nợ gốc, lói của khỏch hàng đầy đủ, đúng kỳ.

Cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay (đúng mục đích hay không), tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình

trả nợ và các rủi ro của khách hàng.

Đến kỳ hạn trả nợ, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu nợ, nếu khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ số dư nợ trên hợp đồng tín dụng đó được chuyển sang nợ quá hạn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng sẽ chấm dứt cho vay theo quy định, thu nợ trước hạn hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ của hợp đồng tín dụng đó và dừng giải ngân tiếp (nếu có).

Tùy từng tình huống phát sinh, ngân hàng có thể tạm dừng cho vay; yêu cầu bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm; chấm dứt cho vay; khởi kiện trước pháp luật khi khách hàng vi phạm một số điều kiện.

Bước 7:Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí hợp đồng thì hợp đồng hết hiệu lực hoặc trường hợp khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên bản thanh lý.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản bảo đảm, theo phê duyệt của giám đốc, cán bộ tín dụng và người được giao giữ tài sản kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan, lập thủ tục xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản với khách hàng.

2.1.1. Kết quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương

2.1.1.3. Các hình thức CVTD

•Hình thức cho vay theo mục đích

Hiện nay tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện đang áp dụng các hình thức CVTD theo mục đích vay:

+ Cho vay mua nhà ở, đất ở

+ Cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt

+ Cho vay mua, sửa chữa phương tiện phục vụ đi lại + Cho vay sửa chữa, xây mới nhà

+ Cho vay tiêu dùng khác: cho vay hỗ trợ đi du học, cho vay lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay hỗ trợ học tập, y tế…

Các hình thức CVTD của ngân hàng vẫn còn rất đơn điệu.Trong đó, cho vay mua nhà ở, đất ở, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất; tiếp đó là cho vay mua phương tiện đi lại vì đây là các nhu cầu cần thiết nhất của người dân. Các hình thức cho vay khác như cho vay đi du học hay xuất khẩu lao động, cho vay đóng học phí, viện phí chưa được chú trọng và cũng ít khách hàng sử dụng nên chưa phát triển. Tuy nhiên đây là những hình thức cho vay rất có tiềm năng và sẽ được khách hàng sử dụng nhiều hơn trong tương lai vì với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ, các nhu cầu vay khác của người dân ngày càng tăng, nhất là cho mục đích học tập mà tiêu biểu là trang trải chi phí học tập ở nước ngoài.

•Theo phương thức đảm bảo

Về phương thức đảm bảo, để tăng tính an toàn cho các khoản CVTD, ngân hàng vẫn thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo khi đi vay. Tuy nhiên, hình thức CVTD bằng tín chấp của các cán bộ, công nhân viên vẫn đảm bảo được an toàn thông qua việc thu nợ từ lương, trợ cấp, thu nhập khác. Hình thức này cũng khá phát triển và được các đối tượng là cán bộ, công nhân viên rất quan tâm.

Với hình thức cho vay cầm cố, chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm vì trong những trường hợp cấp bách, sổ tiết kiệm của khách hàng chưa đến hạn nên khách hàng

thường mang đi cầm cố để vay tiền. còn với hình thức cho vay thế chấp, thường khách hàng thế chấp giấy tờ nhà hoặc chính tài sản hình thành từ khoản vay với các mục đích vay đề xây nhà, mua nhà.

•Theo phương thức trả nợ

Hiện nay ngân hàng có hình thức CVTD trả một lần và CVTD trả góp, trong đó CVTD trả góp được khách hàng khá quan tâm vì nó phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng dùng để trả nợ. Hình thức CVTD tuần hoàn gần như chưa có người sử dụng.

2.1.1.1. Doanh số CVTD

Bảng 2.9: Doanh số cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số CVTD 10.061 39.212 25.930 Doanh số từ hoạt động cho vay 333.016 338.532 456.187 (Nguồn: Sao kê tín dụng NHNo&PTNT huyện Thanh Miện - Hải Dương từ

2009-2011)

Số khách hàng đến vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT 3 năm vừa qua là:

- Năm 2009:303 khách - Năm 2010: 549 khách - Năm 2011: 322 khách

Qua bảng số liệu trên ta thấy một cách tổng quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT huyện Thanh Miện. Doanh số CVTD năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009, khoảng 289,74% (tương đương 29,15 tỷ đồng), đã nâng tỷ trọng của CVTD trong tổng doanh số từ hoạt động cho vay từ 3,02%

lên 11,58%. Nhưng đến năm 2011, doanh số CVTD lại giảm 33,87% so với năm 2010 (tương đương 13,28 tỷ đồng) và tỷ trọng CVTD trong tổng doanh số cho vay chỉ còn 5,68%.

Có thể thấy doanh số CVTD không ổn định qua 3 năm, năm 2010 tăng cả về quy mô và tỷ trọng so với năm 2009, năm 2011 giảm cả về quy mô và tỷ trọng so với năm 2010 trong khi đó doanh số từ hoạt động cho vay vẫn tăng dần qua các năm. Điều đáng lưu ý là doanh số CVTD vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Tốc độ tăng doanh số CVTD của năm 2010 so với năm 2009 là khá lớn do chính sách kích cầu của chính phủ, quyết tâm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, tuy nhiên sang năm 2011, doanh số CVTD lại giảm so với năm 2010 là do Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội và Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, vì vậy NHNo&PTNT huyện Thanh Miện phải giảm tốc độ cho vay cho phù hợp với định hướng chỉ đạo của chính phủ và của ngành. Tuy nhiên vẫn thấy được sự quan tâm của ngân hàng tới mảng tín dụng tiêu dùng.

2.1.1.2. Dư nợ CVTD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w