Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đáng giá tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Đông Đô (Trang 23 - 29)

1.3.1. Quan niệm hiệu quả huy động vốn

Để hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động đạt được hiệu quả tốt. Huy động vốn là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hiệu quả trong huy động vốn góp phần quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong việc tạo nên lợi nhuận nói riêng. Là một hoạt động kinh doanh nên có thể hiểu hiệu qủa huy động vốn với ngân hàng là mối tương quan so sánh giữa các kết quả và chi phí bỏ ra. Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp. Như vậy, hiệu quả huy động vốn chính là thể hiện mối quan hệ giữa chi phí huy động đầu vào và kết quả huy động vốn của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn góp phần quan

trọng tạo nên lợi nhuận ngân hàng, tạo sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Để có được nhận định chính xác và toàn diện về huy động vốn của một ngân hàng thương mại, điều không thể thiếu là đưa ra những tiêu chí đánh giá hoạt động này.

- Quy mô vốn huy động/chi phí tiền lương

- Các chỉ tiêu liên quan đến chi phí huy động vốn

- Sự phù hợp giữa mục đích huy động vốn với yêu cầu sử dụng vốn Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn nào mà ngân hàng huy động được nhiều nhất, ít nhất.Từ đó ngân hàng tìm ra được nguyên nhân và biện pháp để đựa ra cơ cấu huy động hợp lý nhất.

1.3.2.1. Quy mô huy động/ chi phí tiền lương

Trước khi tính chỉ tiêu này, ta cần tính một chỉ tiêu khác đó là quy mô nguồn vốn huy động/ 1 cán bộ huy động. Chỉ tiêu này thể hiện số vốn trung bình mà mỗi người huy động được trong khoảng thời gian xác định hay nói cách khác là khả năng huy động của mỗi cán bộ là bao nhiêu. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu trung bình vì vậy không đánh giá đúng được con số huy động của từng cán bộ.

Công thức:

Quy mô nguồn vốn huy động = Tổng vốn huy động 1 cán bộ huy động Tổng số cán bộ huy động

Chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng huy động hiệu quả khi nguồn vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số lượng cán bộ huy động hoặc lượng cán bộ giảm xuống nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra bởi khi nguồn vốn huy động tăng lên thì ngân hàng có thể mở rộng khả năng cho vay của mình để tăng thêm lợi nhuận chứ không thể nào để nguồn vốn nằm, nên việc cắt giảm cán bộ là điều hiểm có. Tuy nhiên cũng không thể nào không xét đến trường hợp là tổng nguồn vốn huy động giảm chậm hơn tốc độ giảm của tổng số cán bộ.

Chỉ tiêu quy mô vốn huy động/ 1 cán bộ cũng chỉ cho chúng ta thấy hiệu quả một cách tương đối của hoạt động huy động vốn thông qua việc đánh giá sự tăng

giảm của tổng nguồn vốn và số cỏn bộ huy động mà chưa chỉ rừ ra được chi phớ huy động bỏ ra.

Chỉ tiêu quy mô huy động vốn/chi phí trả lương cho tổng số cán bộ huy động thể hiện được hiểu quả huy động vốn là một đồng chi phí bỏ ra có thể huy động được bao nhiêu vốn. Công thức:

Quy mô vốn huy động = Tổng nguồn vốn huy động

Chi trả tiền lương Chi phí trả lương cho tổng cán bộ huy động

Chỉ tiờu này thể hiện rất rừ hiệu quả huy động vốn, nú giỳp chỳng ta thấy được chi phí huy động càng thấp thì hiệu quả huy động vốn càng cao. Tuy nhiên cũng phải xét đến tăng lên và giảm xuống của cả tử số và mẫu số cũng như là sự tăng lên của cán bộ công nhân viên để có cái nhìn toàn diện hơn về chỉ số trên.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu liên quan đến chi phí huy động

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định.

Chi phí huy động bao gồm hai phần: Chi phí trả lãi (trả lãi huy động) cộng chi phí phi lãi (chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn…)

Trong đó, lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế: Người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, còn người vay tiền lại muốn lãi suất vay thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, ngân hàng thương mại cần đảm bảo đa dạng hóa lợi ích các bên, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được các yêu cầu sau:

Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn về phương diện quy mô, tính ổn định.

Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết là phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng

thu nhập( thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn. Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả.

Hầu hết các ngân hàng xác định chi phí huy động vốn thông qua:

Chi phí bình quân= chi phí huy động/ tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của ngân hàng.Đó là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất.Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay.

Chênh lệch thu chi lãi= thu lãi – chi lãi

1.3.2.3. Sự ổn định giữ huy động vốn và yêu cầu sử dụng vốn

Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại không thể tách rời với hoạt động sử dụng vốn và hoạt động sử dụng vốn là mục tiêu của hoạt động huy động vốn. Như vậy ta đánh giá sự phù hợp giữa hai hoạt động này thông qua mức độ đáp ứng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng.

Hệ số sử dụng vốn trong kỳ:

Hệ số sử dụng vốn trong kỳ = Tổng dư nợ cho vay trong kỳ Tổng nguồn vốn huy động trong kỳ

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối giữa nguồng vốn huy động được với hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng.

Nếu hệ số này < 1thì hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có thể diễn ra tình trạng ứ đọng vốn hoặc ngân hàng phải điều chuyển vốn trong hệ thống với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng trực tiếp cho vay và đầu tư. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân của tình hình đó để có biện pháp kịp thời trong họat động giải quyết đầu ra cho nguồn vốn huy động được, tránh tình trạng lãng phí, đồng thời phải thực hiện công tác huy động vốn một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nếu hệ số này > 1thì hiệu quả hoạt động huy động vốn chưa tốt không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, ngân hàng cần có biện pháp tăng cường huy động vốn, bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phải kiểm tra dữ trữ, thanh khoản của ngân hàng đề tránh rủi ro thiếu vốn khả dụng.

Nếu hệ số này = 1 cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đây là biểu hiện hoạt động có hiệu quả của ngân hàng không chỉ trên mặt huy động mà còn trên mặt sử dụng vốn.

Ngân hàng thương mại huy động vốn bằng nhiều hình thức với các kì hạn khác nhau.Tuy nhiên tính tự chủ của ngân hàng thương mại đối với mỗi nguồn vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí trả lãi để có được quyền sự dụng nguồn vốn đó.Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kì sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn giữa các ngân hàng. Đó là biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vón thông qua 3 khía cạnh sau:

Về quy mô: quy mô huy động vốn phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Về kỳ hạn: Chính sách về kỳ hạn là tất cả các quy định của ngân hàng ấn định các mức kỳ hạn thời gian, số lượng, mức độ nhât định của mỗi loại nguồn vốn, mỗi hình thức huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng trong hệ thống các chính sách của ngân hàng nhằm đạt được các mục đích đã đề ra của ngân hàng.

Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có thời hạn dài hơn, nhưng ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì tưc là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì đến một thời điểm nào

đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn, trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung dài hạn.

Do đó, dựa vào mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp ngân hàng phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Qua đó, ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiểu quả huy động vốn, sử dụng vốn, tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán.

Về lãi suất: Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức tạp. Chính sách lãi suất phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngõn hàng cung cấp cho khỏch hàng rất đa dạng nhưng rừ ràng hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như một trung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay.

Với lãi suất cho vay quá cao: Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ách tắc” trong hoạt động cho vay.

Lãi suất cho vay quá thấp: Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn, “ đi vay

để cho vay ” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khan nếu một mắt xích nào đó trong qú trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “ khủng hoảng ngân hàng”

và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối vớí ngân hàng đó.

Tóm lại, hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng nhưng chỉ tiêu để đánh giá hoạt động huy động vốn còn chưa có nhưng quy chuẩn rừ ràng để đỏnh giỏ. Cỏc chỉ tiờu trờn cũng chỉ phần nào cho thấy hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, chỉ số chỉ mang tính định lượng cũng như là phải kết hợp một số chỉ tiêu khác để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động huy động vốn.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Đông Đô (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w