Khái quát về chi nhánh NHTMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ (Trang 34 - 58)

CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1 Khái quát về chi nhánh NHTMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên

3.1.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây là tỉnh có hơn 400 km đường biên giới với hai quốc gia Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa và Lào, diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.562 km2 với dân số khoảng 5.045 vạn người

Điện Biên có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt – Lào dài khoảng 100 km với đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m và dãy Phu Sang Cáp dài 50 – 60 m. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, thung lũng Mường Thanh với bề mặt bằng phẳng đã tạo cho tỉnh có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 230C, chất lượng mưa trung bình từ 1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83 – 85%.

Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoỏ thành 3 tiểu vựng rừ rệt: tiểu vựng khớ hậu Mường Nhộ, tiểu vựng khớ hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.

Về tài nguyên đất: Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha (chiếm 32,42%), diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha (chiếm 0,68%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).

Về tài nguyên rừng: Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu…ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây…Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Về tài nguyên khoáng sản: Điện Biên không có nhiều loại khoáng sản, tuy nhiên qua điều tra sơ bộ trên địa bàn tỉnh vẫn có một số loại khoáng sản chính như than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi và các loại vật liệu xây dựng khác…Hiện, mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng khoảng 156.000 tấn; mỏ cao lanh ở Huổi Phạ trữ lượng khoảng 51.000 tấn; mỏ đá xây dựng ở Tây Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà; nước khoáng Mường Luân… Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn, nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

Về tiềm năng du lịch: Tỉnh Điện Biên có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng…là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử, bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn

như: hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, thác Mường Luân, bia Lê Lợi, thành Bản Phủ…Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 18 dân tộc anh em sinh sống với những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hoá.

Những lợi thế so sánh của tỉnh: Điện Biên có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn (trên 500.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để tỉnh đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao của cả nước để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế trang trại.

Trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá, du lịch cao, trong đó đáng chú ý là di tích Điện Biên Phủ và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nền văn hoá truyền thống của các dân tộc anh em, đây là lợi thế lớn để tỉnh phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ.

Ngoài những tiềm năng trên Điện Biên còn có đường biên giới chung với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu Tây Trang (đang đề nghị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế), cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Ngoài tỉnh còn có sân bay Điện Biên đang được nâng cấp và mở rộng, đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện và các nguồn điện năng khác.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước, các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực, đời sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện và nâng lên, chủ quyền biên giới quốc

gia được đảm bảo và giữ vững. Trong kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp trên địa bàn, điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên.

Là một tổ chức tín dụng trên địa bàn, những năm qua chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên đã thực hiện cho vay hàng ngàn dự án với tổng số vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng phục vụ các công trình trọng điểm của tỉnh như: Xây dựng nhà máy thuỷ điện, tái đinh cư dự án thuỷ điện Sơn La, các công trình giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học, đường điện, các dự án sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch, cải tạo nâng cấp sân bay… Nhờ vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.

3.1.2. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên

Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên ngày nay là tổ cấp phát Ngân hàng kiến thiết trực thuộc Ty Tài chính được thành lập vào năm 1959 nhằm cấp phát vốn phục vụ cho khu tự trị Tây Bắc. Trong thời gian đầu Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ bản, định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển giao thông, thuỷ lợi…

Như vậy chi nhánh BIDV Điên Biên là một trong số những chi nhánh được hình thành đầu tiên của BIDV Việt Nam với nhiệm vụ hồi phục và phát triển nền kinh tế cho tỉnh Lai Châu sau chiến tháng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, nhằm mục tiêu bảo vệ thành quả vừa đạt được của quân và dân ta. Từ đó đến nay cùng với quá trình phát triển của tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên chi nhánh đã luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Ngay cả khi chuyển đổi sang nền kinh tế

thị trường, đặc biệt là sau quá trình cổ phần hoá để trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Biên khối lượng giao dịch của chinh nhánh luôn tăng trưởng mạnh mẽ, hoàn thành tốt và vượt chỉ tiêu do BIDV Việt Nam giao.

Chi nhánh ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động và cũng cố vị thế của mình trên địa bàn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho tỉnh Điện Biên và xây dựng hệ thống BIDV Việt Nam hoàn thiện, vững mạnh.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Điện Biên luôn hoạt động với tiêu chí xây dựng một Ngân hàng hiện đại, giao dịch nhanh, thuận tiện, chặt chẽ, đảm bảo bí mật thông tin khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh còn chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng gắn với công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đa dạng và khắt khe của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trên địa bàn.

Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Điện Biên luôn nêu cao phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam”. Quan hệ giữa chi nhánh với khách hàng luôn được thực hiện theo tiêu chí “ Hợp tác cùng phát triển” cùng chia sẻ kinh nghiệm khó khăn, cơ hội kinh doanh với khách hàng. Chính vì lẽ đó mà chi nhánh BIDV Điện Biên luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Điều đó được thể hiện, năm 1990 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương mới đạt: 1,864 tỷ đồng, thì đến năm 2013 đạt là: 1.037 tỷ đồng, tăng gấp 576 lần so với năm 1990, tốc độ tăng huy động vốn bình quân qua các năm đều đạt trên 25%/năm. Từ chỗ phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Chi nhánh đã từng bước tự cân đối được nhu cầu vốn ngắn hạn và một phần nhu cầu vốn trung - dài hạn. Năm 1990 dư nợ tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chỉ đạt: 8 tỷ đồng, đến năm 2013 là: 1.427 tỷ đồng, tăng gấp 178 lần so với năm 1990. Mạng lưới kinh doanh của chi nhánh đã được mở rộng bao gồm 01 trụ sở chính, 03 phòng giao dịch

Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh được nêu trong quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHTM CP Đầu tư và Phát triển Điện Biên ban kèm theo quy chế hoạt động chung của các tổ chức tín dụng gồm:

- Chi nhánh có nhiệm vụ triển khai các mặt nghiệp vụ theo quy định tại điều lệ và các văn bản pháp quy do BIDV hướng dẫn.

- Chi nhánh BIDV Điện Biên là đại diện theo ủy quyền của BIDV Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BIDV. BIDV chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ tài sản phát sinh do sự cam kết của Chi nhánh.

Hiện nay, Chi nhánh NHTM CP Đầu tư và phát triển Điện Biên cung cấp những dịch vụ ngân hàng bao gồm:

+ Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh.

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Cho vay đồng tài trợ các dự án lớn với các chi nhánh trong cùng hệ thống và các ngân hàng thương mại khác.

+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán....

cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

+ Chuyển tiền, chi trả tiền, chi trả kiều hối, dịch vụ Thẻ ATM và các dịch vụ gia tăng như Dịch vụ tin nhắn tự động BSMS, Direct banking....

Chi nhánh đã tạo dựng được nền tảng khách hàng quan trọng, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, mô hình tổ chức ngày càng hoàn thiện, mạng lưới hoạt động không ngừng mở rộng với mô hình một chi nhánh kinh doanh hỗn hợp. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại không ngừng mở rộng và phát triển, lợi nhuận tang trưởng qua các năm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ và người lao động trong chi nhánh.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên

BIDV Điện Biên là chi nhánh cấp một của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, có quền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Thực hiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2 của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Điện Biên được chia thành các khối theo TA2 như sau:

- Ban giám đốc: trực tiếp điều hành cũng như chỉ đạo các hoạt động của chi nhánh.

* Khối khách hàng: Gồm 2 phòng

- Phòng khách hàng Doanh nghiệp: thực hiện nghiệp vụ như cho vay, tư vấn cũng như những nghiệp vụ khác tới khách hàng doanh nghiệp

- Phòng khách hàng Cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ như cho vay, tư vấn về hoạt động tiền gửi và những nghiệp vụ khác cho khách hàng cá nhân

* Khối Quản lý rủi ro: Gồm 1 phòng:

- Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện Công tác quản lý tín dụng (Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng;

Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh;

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro…); Công tác quản lý rủi ro tín dụng (Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng;

Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng); Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp (Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có; đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh).

* Khối Tác nghiệp: Gồm 3 phòng:

- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng; Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV.

- Phòng Giao dịch khách hàng: thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng, gửi, rút tài khoản, tiết kiệm, chuyển tiền, ATM và các yêu cầu của khách hàng…

- Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng….

* Khối Quản lý nội bộ: Gồm 4 phòng, 1 tổ:

- Phòng Kế hoạch – tổng hợp: Công tác kế hoạch - tổng hợp (Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh; Theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch kinh doanh); Cụng tỏc nguồn vốn (Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền).

- Phòng Tài chính kế toán: bộ phận hậu kiểm, quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ (Trang 34 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w