Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên trong thời gian tới

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ (Trang 79 - 85)

TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên trong thời gian tới

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên trong thời gian tới

3.1.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh trung hạn của chi nhánh Tiếp tục tái cơ cấu hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng để có chính sách tập trung ưu tiên khuyến khích các khách hành tốt, khách hàng truyền thống, khách hàng mục tiêu mạng lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng theo từng ngành, lĩnh vực; Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay khách hàng cá nhân;

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức theo mô hình dự án TA2; nâng cao công tác quản lý điều hành theo chiều sâu.

Nỗ lực tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm bằng chất lượng dịch vụ; tận dụng và mở rộng từ nền vốn dân cư hiện có. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư các dự án của tỉnh trong giai đoạn 2011 -2015 để tập trung tiếp cận, tiếp thị những dự án lớn có hiệu quả để cho vay.

Cơ cấu lại tài sản nợ - tài sản có, tăng trưởng huy động vốn đặc biệt là vốn trung dài hạn, cho vay theo hướng bền vững an toàn và hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng; mở rộng và phát triển mạng lưới kinh doanh; nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại hoá các mặt nghiệp vụ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

* Xác định một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh đến năm 2015.

Quy mô hoạt động của chi nhánh

-Dư nợ tín dụng bình quân: Tăng trưởng bình quân 23%/năm -Huy động vốn bình quân: Tăng trưởng bình quân 26%/năm -Định biên lao động: 95 người

Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh -Tỷ lệ nợ xấu: <= 0,5%

-Tỷ lệ dư nợ /Huy động vốn: <=117%

-Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ: <=49%

-Tỷ trọng dư nợ bán lẻ /Tổng dư nợ tối thiểu: 32%

-Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 /Tổng dư nợ: <10%

Khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của chi nhánh -Thu dịch vụ ròng: Tăng trưởng bình quân tối thiểu: 30%/năm -Lợi nhuận trước thuế: Tăng trưởng bình quân tối thiểu: 40%/năm -Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người: tăng tối thiểu trên 40%/năm -Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/tổng doanh thu ròng từ hoạt động kinh doanh:18%

-Tỷ trọng thu nhập ròng từ kinh doanh bán lẻ/tổng thu nhập ròng:45%

* Kế hoạch thực hiện các hoạt động kinh doanh

- Kế hoạch huy động vốn.

Huy động vốn trong năm 2012 và những năm tiếp theo luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tốc độ tăng huy động vốn bình quân qua các năm phải đạt 30% trở lên, để có vốn cho vay chi nhánh phải tập trung huy động vốn từ

các Định chế tài chính như: BHXH Việt Nam, Ngân hàng Phát triển, các tổ chức kinh tế, ban quản lý dự án và dân cư; căn cứ vào chính sách khách hàng để phân thành các nhóm khách hàng, khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng mục tiêu để có các chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng.

Tiếp tục triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện có và đưa vào thị trường các sản phẩm dịch vụ mới, thực hiện bán chéo các sản phẩm; không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, sử dụng nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà, áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng để tăng lợi thế cạnh tranh, tăng cường thời lượng cán bộ bán hàng tiếp xúc với khách hàng.

Quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án tránh hiện tượng mất cân đối vốn như hiện nay, đảm bảo tốc độ tăng huy động vốn trung, dài hạn nhanh hơn tốc độ tăng vốn ngắn hạn.

Có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ riêng đối với khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống, khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, các Định chế tài chính có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên sử dụng dịch vụ khép kín của BIDV.

Bám sát chỉ đạo về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để ấn định lãi suất đầu vào - đầu ra tại chi nhánh cho phù hợp đối với từng loại kỳ hạn, từng thời kỳ, đảm bảo chi phí hợp lý kinh doanh có lãi

Tích cực đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi đến hạn, tận thu nợ, lãi hạch toán ngoại bảng để có thêm nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tín dụng.

- Kế hoạch tín dụng.

Thực hiện đúng quy trình tín dụng, quy trình thẩm định, tuân thủ, các quy định về bảo đảm tiền vay, tích cực mở rộng cho vay bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung cho vay các dự án khả thi, các dự án công trình trọng điểm của tỉnh đã được ghi kế hoạch vốn, cho vay phát triển kinh tế trang trại, cho vay

mua ô tô, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay kinh doanh vận tải, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi….

Chủ động phân tích đánh giá xếp loại khách hàng theo định hạng tín dụng, qua đó lựa chọn những khách hàng tốt, khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, để có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ nhằm mang lại doanh lợi lớn cho chi nhánh.

Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo các chỉ tiêu về cơ cấu nợ, tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ đạt trên 75%, tăng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh trên 60%/tổng dư nợ, tăng tỷ trọng cho vay hộ tư nhân cá thể trên 32%/tổng dư nợ. Thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại, xếp loại khách hàng theo hệ thống định hạng tín dụng nội bộ.

Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo ngành, thành phần kinh tế đặc biệt là cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu khách hàng, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn giảm thiểu rủi ro lãi suất và kỳ hạn.

Có kế hoạch tận thu lãi treo nội bảng để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định qua các nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng như trì hoãn gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra.

- Kế hoạch dịch vụ.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh tiền tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ BSMS nhắn tin qua điện thoại di động, dịch vụ IBMB, POS…

Đưa nhanh các sản phẩm dịch vụ mới vào khai thác, để tăng trưởng dịch vụ cả về quy mô, thị phần, chất lượng, xây dựng thiết lập nền khách hàng ổn định, thị phần ổn định, nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập lên trên 20%.

Tạo bước đột phá trong phát triển dịch vụ, xây dựng chiến lược Marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, duy trì tốt đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả mở rộng quan hệ sang khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ tư nhân cá thể, phát triển các kênh phân phối của một ngân hàng hiện đại như E-Banking, Phone-banking…tiếp tục cải tiễn và đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng. iếp tục thực hiện các dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước.

3.1.2. Một số định hướng phát triển khác của chi nhánh giai ðoạn 2013-2015 -Kế hoạch mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.

+Thường xuyên quảng cáo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố trí quảng cáo hình ảnh của BIDV ở một số vị trí nhậy cảm như: khu đầu thành phố, khu nhà ga sân bay, dọc quốc lộ 279 và khu trung tâm thương mại, phát tờ rơi, tổ chức hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng, thư ngỏ bằng các hình thức phát phiếu thăm dò thường xuyên, định kỳ tới khách hàng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của khách hàng qua đó rút kinh nghiệm những mặt đã làm được và chưa làm được qua đó tiếp tục quảng bá hình ảnh và thương hiệu của BIDV trên địa bàn.

- Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

+Căn cứ vào định biên lao động được giao hàng năm, tiến hành tuyển dụng cán bộ mới (đảm bảo yêu cầu có chất lượng) để bổ sung cho các phòng nghiệp vụ.

+Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên để nâng cao năng lực quản trị điều hành, đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh và hệ thống. Ưu tiên cán bộ trẻ có trình độ năng lực, ưu tiên tuyển dụng cán bộ là người địa phương.

+Căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, thực hiện đào tạo tại chỗ và gửi cán bộ theo học các lớp do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức, khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.

- Định hướng về tăng cường công tác quản trị điều hành.

+ Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; phương án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2012-2013 và định hướng đến 2015; chương trình hành động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh qua các năm.

+ Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành từ ban giám đốc đến các phòng, tổ.

+ Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 ở tất cả các phần hành nghiệp vụ.

+ Chấp hành nghiêm quy chế phân cấp uỷ quyền, tập trung nhiều hơn nữa về công tác chỉ đạo hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác huy động vốn, chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, phát triển các sản phẩm bán lẻ.

+ Tổ chức tốt công tác bảo vệ an toàn tài sản cơ quan, an toàn kho quỹ. Công tác Đảng, đoàn thể duy trì sinh hoạt thường xuyên đều đặn, tuyên truyền vận động toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập và chấp hành tốt 02 bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của BIDV.

- Kế hoạch phát triển mạng lưới và kênh phân phối: Hiện tại BIDV Điện Biên có 01 trụ sở chính đặt tại số 888- TDP 11 – phường Mường Thanh - TP Điện Biên Phủ và 03 phòng giao dịch, 06 máy ATM đặt tại các trung tâm TP Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, để không ngừng phát triển và khẳng định hình ảnh vị thế trên địa bàn góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014-2015 BIDV Điện Biên dự kiến mở thêm 02 phòng giao dịch tại TP Điện Biên Phủ, từ năm 2016 -2020 mở thêm 03 phòng giao dịch tại huyện Mường Ẳng, Tuần Giáo, Thị xã Mường Lay, đạt thêm 04 máy ATM ở các vị trí trọng điểm của tỉnh.

- Kế hoạch quản lý rủi ro.

+Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định qua các nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng như trì hoãn gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra.

+ Thường xuyên tuyên truyền phổ biến cho cán bộ nhân viên chi nhánh chấp hành tốt luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Tăng trưởng tín dụng có lựa chọn, cẩn trọng khi cho vay đi kèm với đẩy mạnh kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo duy trì chất lượng tín dụng.

+ Thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, đánh giá lại tài sản bảo đảm của khách hàng.

+Tăng cường công tác kiểm soát đánh giá ngăn chặn rủi ro tiền ẩn, phát hiện kịp thời những sai sót trong kiểm tra, đôn đốc việc tuân thủ, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, kỷ luật điều hành và đề xuất các biện pháp phòng ngừa khắc phục, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w