Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp trong tiếp dân tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2.3 Tình hình thực hiện công tác tiếp dân và các kỹ năng giao tiếp trong tiếp dân tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phòng tiếp dân thuộc Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao, phòng biên chế 05 cán bộ. Các cán bộ đều tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật của Đại học Quốc gia và Trường Cao đẳng kiểm sát, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu công tác và hoàn thành tốt nhiemj vụ được giao.
Phòng tiếp dân và đơn vị (Vụ 12) có nhiệm vụ giải quyết về khiếu nại tố cáo như;
Chủ trì hoặc tham gia tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Giúp Viện trưởng giải quyết khiếu nại về hoạt động tư pháp, quyết định kỷ luật của Viện trưởng đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của VKSND tối cao; xác minh, kết luận tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức trong Ngành.
Theo dừi kiểm tra cỏc đơn vị trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Lãnh đạo VKSND tối cao rất quan tâm đến công tác tiếp dân tại cơ quan;
nơi tiếp dân được bố trí một phòng riêng, sắp xếp khang trang, thuận tiện, có bàn ghế và phương tiện cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp dân. Phòng có nội quy, quy chế, lịch tiếp dân và của cán bộ thường trực tiếp dân được liên yết công khai
Từ đầu năm 2015 tổng số lần tiếp dân tại Phòng tiếp dân của VKSND tối cao là 247 lần, tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo là 282 đơn (Chủ yếu đơn được gửi qua trụ sở 44 Lý Thường Kiệt) và số đơn này được chuyển lại về Vụ để phân loại, xử lý. Việc tiếp nhận, xử lý đơn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật nên không có trường hợp đơn thư tồn đọng.
Chương III
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG TIẾP DÂN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả đối với kỹ năng giao tiếp, tiếp dân tôi xin để xuất một số giải pháp chính để nâng cáo hiệu quả công tác tiếp dân trong giai đoạn hiện nay như sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị, trong đó có công tác tiếp dân nhằm góp phần tăng cường chất lượng hiệu quả của công tác này.
Việc thanh tra, kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với đổi mới, cải tiến phương pháp, cách thức để nhanh chóng phát hiện, xử lý, uốn nắn, chấn chính các sai sót, khuyết điểm. Mặt khác, biểu dương, nhân rộng những mặt tích cực điển hình, tiên tiến trong công tác tiếp dân, cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách như: thể chế pháp luật về công tác tiếp dân
Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dân, thực hiện pháp luật về công tác tiếp dân. Đổi mới nội dung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về công tác tiếp dân nói riêng; qua đó nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Xây dựng các quy chế về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp khi tiếp dân đồng thời áp dụng quy định về xử lý vi phạm trong ngành Kiềm sát nhân dân trong công tác tiếp dân.
Ba là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, chú ý kết hợp chặt chẽ giữa khâu lựa chọn, tuyển dụng, bố trí cán bộ với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời cần nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ thảo đáng để những người làm công tác tiếp dân yên tâm công tác, tận tụy với nghề.
Bốn là: Thường xuyên tổng kết, đúc rú kin nghiệm để phục vụ thiết thực cho việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tiếp dân.
Năm là: Cần kết hợp với các cơ quan chức năng, với chính quyền địa phương liên quan đến nội dung đơn khiếu nại, tố cáo và phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể và các tổ chức hòa giải.
Phần III
KẾT LUẦN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
I. Nhận xét, đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong công tác