7. Cấu trúc của đề tài
1.4. Vai trò của văn hóa công sở
Sau khi tìm hiểu về các yếu tố cấu thành, đặc trưng, bản chất của văn hóa công sở. Thì tơi đây sẽ là những vai trò của văn hóa công sở:
Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành chính tại công sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Văn hóa công sở thể hiện mỗi quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Thông qua quá trình giả quyết công việc, gia tiếp hành chính góp phần hình thành lên những chuẩn mực, giá trị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia. Mỗi quan hệ ứng xử giữa cán bộ công chưc, viên chức với người dân, giữa các các thành viên trong công sở với nhau phải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ công chức, viên chưc và người dân nắm rừ được phương hướng, cỏch thức giải quyết cụng việc, giỳp họ hiểu rừ những công việc cần làm và phải làm.
Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con người. Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công.
Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người. Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá trị của văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:
- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;
- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;
- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức tránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;
- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công sở thuận lợi hơn.
Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.
Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công.
Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hành chính mang đậm mà sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhân văn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con người không ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay.
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự phát triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần của con người. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minh bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say … sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trong công việc.
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan
Chương2
THỰC TRẠNG VĂN HểA CễNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ YÊN NHÂN