Một số khuyến nghị về công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tín Phát

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng học thuyết nhu cầu của a maslow trong tạo động lực lao động tại công ty TNHH thương mại xây dựng tín phát (Trang 89 - 96)

3.4.1. Đối với Ban lãnh đạo Công ty

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Công ty tôi xin đưa ra một số khuyến nghị với Ban lãnh đạo như sau:

Thứ nhất, bộ phận lãnh đạo Công ty nên tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực tâm lý lao động để nâng cao hiệu quả trong nắm bắt tâm lý lao động. Định ký sử dụng các biện pháp nhằm thăm dò và nắm bắt nhu cầu của nhân viên để có sự điều chỉnh và tác động phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu.

Thứ hai, Công ty cần xây dựng một hệ thống chính sách chế độ đãi ngộ, kết hợp với chính sách nhân sự đúng đắn nhằm đáp ứng đòi hỏi khắt khe của công tác tạo động lực lao động.

Thứ ba, tạo động lực lao động là hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người lao động về vật chất và tinh thần. Chỉ khi đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết nhất của người lao động thì mới tạo ra sự thỏa mãn và mới là động cơ thúc đẩy nhân viên. Ban lãnh đạo cần có sự am hiểu về nhân viên,

nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, nắm bắt đúng nhu cầu của nhân viên để công tác tạo động lực lao động đạt hiệu quả.

Thứ tư, cú sự phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng giữa cỏc phũng ban trong thực hiện công việc phối hợp hài hòa, linh hoạt và chỉ đạo sát sao kịp thời từ Ban lãnh đạo Công ty để tăng hiệu quả công việc, tránh mâu thuẫn trong nội bộ, gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tạo động lực lao động.

Thứ năm, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực tại Công ty, xây dựng quy trình chuẩn cho các hoạt động phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, các chính sách trong đào tạo và phát triển nhân viên.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả của hệ thống thù lao lao động trên nguyên tắc đảm bảo ổn định tiền lương, kết hợp với các chính sách khen thưởng, phúc lợi và dịch vụ nhằm gia tăng hiệu quả của hệ thống kích thích bằng tài chính trong động lực lao động cho nhân viên.

Thứ bảy, sử dụng hiệu quả các hình thức khuyến khích phi tài chính như: các phong trào thi đua, các hình thức tuyên dương, cung cấp cho người lao động điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và môi trường làm việc thân thiện khoa học, phát triển văn hóa công ty, phong cách lãnh đạo dân chủ, gần gũi với nhân viên nhằm gây dựng niềm tin và sự tự hào trong bản thân mỗi nhân viên.

3.3.2. Đối với người lao động.

Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong qua trình thực hiện công việc, nâng cao ý thức cá nhân và tinh thần trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công việc. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà Công ty cung cấp.

Không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực của bản thân, nắm

bắt những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp nà Công ty tạo ra. Cố gắng nỗ lực vì sự phát triển và thịnh vượng chung của Công ty.

Có sự hợp tác tích cực đối với Công ty, quản lý trực tiếp và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ nhau trong công việc, với chiến thuật “che lưng cho nhau”, góp ý chân thành với đồng nghiệp và lãnh đạo. Có sự trao đổi từ cả hai phía khi có những vướng mắc nhằm giải quyết công việc kịp thời. Hưởng ứng các chương trình thi đua, các hoạt động phong trào do Công ty tổ chức coi đây là một phần nghĩa vụ của mình. Mạnh dạn phát biểu ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng của bản thân nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty.

Trang bị những kiến thức cần thiết về pháp luật, các quy định về chính sách lương, phụ cấp, phúc lợi, các quy định về pháp luật lao động của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi chớnh đỏng của bản thõn. Đồng thời nắm rừ nội quy, quy chế hoạt động của Công ty, tuấn thủ đúng các quy định của Công ty khi thực hiện công việc.

3.3.3. Đối với Công đoàn Công ty

Là tổ chức đại diện bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Công đoàn cần tăng cường các hoạt động của mình. Xác định mục tiêu đáp ứng nguyện vọng, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn phù hợp đặc điểm công ty. Gia tăng các hoạt động sinh hoạt tập thể của công đoàn.

Nghiên cứu và phổ biến cho người lao động nắm bắt được các quy định của nhà nước về pháp luật lao động, cũng nhu nội quy quy chế hoạt động của Công ty. Vận động công đoàn viên chấp hành nghiêm túc các quy định này, khuyến khích nhân viên Công ty tích cực tham gia các phong trào thi đua, nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Thực hiện tốt hơn nữa chức

năng tham mưu đối với nhân viên Công ty khi họ có những thắc mắc cần được hỗ trợ.

Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, phát huy sức mạnh tập thể, đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao, văn hóa cho nhân viên công ty.

Quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của nhân viên Công ty. Tổ chức các chương trình du lịch, nghỉ dưỡng thường niên, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ công đoàn trong hỗ trợ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. Công đoàn trở thành người bạn đồng hành cùng nhân viên Công ty.

PHẦN KẾT LUẬN

Con gười là chìa khó thành công của mọi doanh nghiệp. Người lao động với tiềm năng phong phú, khả nang sáng tạo không ngừng song phải làm gì để khai thác được tiềm năng đó chính là câu hỏi được đặt ra cho những nhà quản trị. Tạo động lực chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong quản trị nhân lực của doanh nghiệp.

Nhu cầu của người lao động lao động luôn đa dạng và phức tập, có sự vận động và phát triển không ngừng, bởi vậy để nắm bắt được những nhu cầu đó và có những tác động để tạo ra động cơ thúc đẩy động lực lao động cho người lao động. Học thuyết nhu cầu của A.Maslow mặc dù còn những mặt tồn tại và sự khác biệt giữa đặc điểm tâm lý lao động của phương Tây và phương Đông , song đây vẫn là những gợi ý, định hướng cho các nhà quản trị trong xác định nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu. Điều cốt yếu là nhà quản trị cân có sự hiểu biết về học thuyết, cũng như đặc điểm tính cách của người lao động để có những tác động hiệu quả đến động lực lao động.

Người lao động luôn quan tâm đến sự hài hòa giữa các yếu tố vật chất và tinh thần, cũng như mối tương quan giữa lợi ích nà họ nhân được và những hao phí vầ thể lực và trí lực mà họ đã bỏ ra.Một hệ thống tạo động lực lao động chỉ có thể thành công khi kết hợp hài hòa hai yếu tố vật chất và tinh thần.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM & XD Tín Phát và quá trình nghiên cứu về công tác tạo động lực tại Công ty. Tôi nhận thấy rằng công tác tạo động lực lao động cho nhân viên đã được Công ty quan tâm và đầu tư, với hệ thống các chính sách về cơ bản đã thỏa mãn được nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển cả về thể lực và trí lực. Nhân viên luôn được tạo những điều kiện tốt nhất để thực

hiện công việc và cơ hội học tập nâng cao trình độ. Chính điều đó đã góp phần giúp công ty có một đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo với tinh thần làm việc hăng say đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực đáp ứng sự phát triển của Công ty. Công ty cần phát huy hơn nữa những ưu điểm những thế mạnh của mình tạo nên những bước phát triển đột phá. Song song với đó Công ty cần xây dựng những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tiền lương, các chương trình phúc lợi và dịch vụ cho nhân viên.

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực thông qua việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đảm bảo chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Các hoạt động đó đều hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, thúc đẩy động cơ lao động, đem lại hiệu quả tối ưu cho công tác tạo động lực lao động.

Trong thời đại toàn cầu hóa, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong mọi lĩnh vực trong đó thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng, tiềm kiếm và phát triển những tài năng cho Công ty đáp ứng yêu cầu phát triển càng ngày càng trở nên khó khăn. Song với sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn nhân lực, cùng với chiến lược “Con người là trung tâm của sự phát triển-nhân viên là sức mạnh của Công ty” và các chính sách ưu đãi về nhân sự sẽ là chìa khóa thành công của Công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Th.s Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

2. Hà Văn Hội (2007), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê

3. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, Nhà xuất bản thống kê

4. TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình quản trị hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống Kê

5. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình tổ chức lao động, Nhà xuất bản lao động xã hội

6. https://sites.google.com/site/kynangmemdieukhongthethieu/gia-tri- cua-ky-vong

7.http://sj2.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-10452/baibao-3322.html 8.http://ueb.edu.vn/Uploads/file/tapchi_tbbt@ueb.edu.vn/2014/03/27/Bai

%202.%20Dao%20Phu%20Quy.pdf

9. http://quantri.vn/dict/details/14198-nhung-van-de-dat-ra-trong-tao- dong-luc

10. http://www.trithucvaphattrien.vn/n1742_tao-dong-luc-khoi- nguon-lao-dong-co-tri-thuc

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng học thuyết nhu cầu của a maslow trong tạo động lực lao động tại công ty TNHH thương mại xây dựng tín phát (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w