Thực trạng công tác Tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế (Trang 37 - 41)

Chương II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN NAY

2.2. Thực trạng công tác Tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng hiện nay

- Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.

- Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Theo nghiên cứu thì thực trạng về công tác thiết kế chung của các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng gặp phải chủ yếu như sau:

2.2.1. Giai đoạn lập dự án:

- Tài liệu điều tra còn sơ sài, thiếu thông tin về dự án như kích thước cơ bản, chiều cao công trình, quy mô từng hạng mục... gây khó khăn cho giai đoạn phê duyện dự án sau này.

- Do nhiều nguyên nhân nên giai đoạn này thường làm rất nhanh, vì thế tổng mức đầu tư nhiều chỗ mang tính khái toán, khối lượng chỉ mang tính tạm tính. Việc áp dụng định mức, đơn giá chưa phù hợp, vì vậy dẫn đến tổng mức đầu tư không hợp lý, không khả thi.

2.2.2. Giai đoạn khảo sát

- Không phát hiện được, hoặc phát hiện không đây đủ các phân vị địa tầng, các khu vực đất yếu ở vùng đất xây dựng và vùng đất có liên quan.

- Thiếu sự hiểu biết về nền đất, hay công tác khảo sát địa chất còn sơ sài.

- Đánh giá sai các chỉ tiêu cơ, lý về nền đất.

- Không phát hiện, dự đoán được chiều hướng phát triển của các quá trình địa chất ảnh hưởng đến sự mất ổn định cho công trình xây dựng.

- Không điều tra công trình lân cận và các tác động ăn mòn của môi trường.

- Một số công trình công tác khảo sát còn nhiều bất cập, như đơn vị khảo sát dùng lại báo cáo khảo sát địa chất ở công trình lân cận: hoặc khảo sát mang tính hình thức,khảo sát chỉ 1, 2 điểm và nội suy các điểm còn lại.

Những sai sót trên thường là do kiến thức không đủ, thiếu kinh nghiệm của con người, vì vậy kết quả khảo sát không phản ứng đúng thực tế, dẫn đến các giải pháp thiết kế về kết cấu, hạ tầng...không phù hợp. Nếu phát hiện sớm trước khi thiết kế thì phải tốn kém chi phí khảo sát lại. Nếu phát hiện khi thi công thì phải hủy bỏ thiết kế cũ và làm lại thiết kế mới. Còn nếu không phát hiện được thì gây thiệt hại nặng nề cho công trình, tính mạng con người khi công trình được đưa vào sử dụng.

2.2.3. Giai đoạn thiết kế.

- Thiết kế không theo thực tế: Hiện nay công tác tư vấn thiết kế còn nhiều bất cập khi tư vấn thiết kế mà không theo sát khảo sát, hoặc khảo sát không đúng quy trình, không đúng với thực tế, sai sót…kéo theo khi tư vấn không đúng với thực tế, hiện trạng, địa hình địa chất…làm giảm chất lượng về hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

- Khi thiết kế không theo sát mục đích Quyết định đầu tư, Tổng mức đầu tư về chi phí xây dựng, công nghệ… Khi thiết kế chọn vật liệu không phù hợp với địa phương.

- Thiết kế không thi công được: Có rất nhiều công trình sau khi thiết kế thì không thể thi công được. Bản vẽ hồ sơ thiết kế kỹ thuật không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử dụng…so với quyết định đầu tư.

- Thiết kế không đúng, không đủ tải, các giải pháp về nền móng công trình không phù hợp : làm ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình. Nhiều công trình chỉ trong giai đoạn xây dựng đã sập, hoặc công trình xây xong đưa vào sử dụng một thời gian ngắn thì xảy ra từng trạng nứt, lún, gãy đổ…

- Công trình xây dựng hoàn thành, song giá thành vượt tổng mức đầu tư.

- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu, không bám sát nhiệm vụ thiết kế. Nếu đã xây dựng xong CĐT sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn để cải tạo cho đúng mục đích sử dụng. Nếu phát hiện sớm sẽ phải thiết kế lại từ đầu.

- Thiết kế, bố trí dây chuyền công nghệ không hợp lý. Đặc biệt là đối với công trình công nghiệp, khi thiết kế không đối chiếu với bản vẽ thiết kế công nghệ, dẫn đến tình trạng sau khi xây dựng xong thì không thể lắp đặt thiết bị máy móc. Dự án coi như hỏng và gây tổn thất rất lớn cho CĐT, ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu tư vấn thiết kế.

- Thiết kế không đầy đủ, chưa lường hết được các phạm vi khối lượng công việc cần thiết dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.

- Thiết kế hệ thống kỹ thuật và thiết kế xây dựng không có sự phối hợp đồng bộ. Bản vẽ mặt bằng kiến trúc và các bản vẽ điện nước có sự khác nhau rất lớn do lỗi cập nhật chậm.

- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ;

thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành về sau, ...;

- Thời hạn thiết kế quá ngắn vì vậy đến khi thi công việc thiết kế mới được hoàn thành đầy đủ dẫn tới tiến độ thi công bị ảnh hưởng và không thể kiểm soát được chi phí.

- Một số công trình gây mất mỹ quan thành phố. Kiến trúc không phù hợp với chức năng sử dụng, không mang tính thẩm mỹ, và không có sự kết nối, hóa hợp với kiến trúc lân cận cũng như không gian xung quanh.

- Công trình không sử dụng được, gây lãng phí cho nhà nước cũng như vốn đầu tư của CĐT, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.

- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn thận trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.

- Dự toán bị cắt giảm một cách vô cớ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này lại phải duyệt bổ sung.

- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong.

- Thực trạng sao chép công trình còn khá phổ biến.

- Ngoài ra, một thực trạng rất phổ biến nữa trong giai đoạn thiết kế là hồ sơ thiết kế sai nhiều lỗi chính tả, các kiểu chữ, cỡ chữ trong bản vẽ không có sự thống nhất. Nét vẽ thể hiện sai quy cách bản vẽ kỹ thuật , đồng thời sử dụng qua nhiều màu sắc mà không quy định nét in cho các màu sắc đó, gây khó khăn cho việc in ấn bản vẽ.

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng Tư vấn thiết kế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w