Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế (Trang 81 - 105)

Chương II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN NAY

3.4 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tư vấn thiết kế

3.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế

a. Khảo sát : là khâu quan trọng tạo nền tảng cho khâu thiết kế được thuận lợi hơn từ đó nâng cao chất lượng công trình. Trong công cuộc khảo sát này Công ty cử người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng, kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng.

− Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt; Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;

− Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm trung thực, khác quan, phản ánh đúng thực tế

− Phương pháp khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng phải được áp dụng chặt chẽ. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đưa ra phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.

− Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới cho đội khảo sát địa chất, địa hình.

− Đào tạo cán bộ khảo sát có chuyên môn, có trách nhiệm cao đối với công việc.

Sau khi có kết quả khảo sát phải tiến hành nghiệm thu và kiểm tra kết quả khảo sát. Người đứng ra nghiệm thu và kiểm tra có thể là trưởng phòng

hoặc người được phân công trách nhiệm kiểm tra. Nội dung sau nghiệm thu và kiểm tra gồm có:

− Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt.

− Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

− Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng b. Kiểm soát dữ liệu đầu vào.

− Yêu cầu cung cấp nhiệm vụ thiết kế chi tiết của chủ đầu tư, khách hàng.

− Nắm rừ cỏc chỉ tiờu kỹ thuật, cỏc quy chuẩn, tiờu chuẩn sử dụng trong thiết kế.

− Nắm rừ kết quả khảo sỏt điều tra.

− Nắm rừ cỏc luật, nghị định, thụng tư ỏp dụng.

− Trong trường hợp thiết kế chi tiết hoặc công việc đặc thù thì còn có thể bao gồm:

− Nắm rừ cỏc bản vẽ và thụng tin do kiến trỳc sư, kỹ sư cung cấp.

− Nắm rừ cỏc chỉ tiờu kỹ thuật và cỏc yờu cầu cần thực hiện.

− Nắm rừ cỏc chi tiết và cỏc bỏo cỏo kỹ thuật về cỏc tư liệu do tư vấn đưa ra.

c. Lập nhiệm vụ thiết kế

Từ các yêu cầu về công năng sử dụng, môi trường, PCCC, an ninh, an toàn,

… căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến công trình để lập nhiệm vụ thiết kế. Nhiệm vụ thiết kế được lập dựa trên các tiêu chí sau:

− Nắm rừ cỏc căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế.

− Nắm rừ mục tiờu đầu tư xõy dựng và tớnh chất cụng trỡnh: Để nắm bắt chớnh xác mục tiêu đầu tư xây dựng và tính chất của công trình trong Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết Kế Công nghiệp và Dân dụng - IDCo phải kết hợp với bên chủ đầu tư và người đứng ra đầu tư. Tổ chức cuộc họp hay hội thảo để nắm bắt ý tưởng của các bên. Đưa ra nhận định và giải pháp sơ bộ dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành để các bên thống nhất đưa ra được kết luận cuối cùng.

− Nắm rừ cỏc yờu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trỳc của cụng trỡnh.

− Nắm rừ cỏc yờu cầu về quy mụ và tuổi thọ của cụng trỡnh, cụng năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với công trình.

− Trong cuộc họp hay hội thảo giữa đơn vị tư vấn và chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế sẽ lắng nghe và tiếp thu một cách triệt để những yêu cầu của chủ đầu tư về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc xây dựng công trình. Cũng như yêu cầu về quy mô tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu khác.

d. Lập đề cương chi tiết triển khai công việc thiết kế :

Chủ trì thiết kế, chủ nhiệm dự án lập đề cương chi tiết, phân công cho các kỹ sư thu thập hoặc trực tiếp thu thập, xử lý các tài liệu thiết kế thu thập được và trực tiếp nhận tài liệu liên quan được chủ đầu tư hay người đầu tư cung cấp để làm cơ sở cho việc thiết kế công trình sau này.

Trong kế hoạch này cần cụ thể hóa nhiệm vụ, mục tiêu hình thành sản phẩm thiết kế chuyên ngành, đưa ra giải pháp, tiến độ, các điều kiện cần thiết khác (nhân lực, vật tư thiết bị, kinh phí, phương tiện,…):

− Đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế của chủ đầu tư , đơn vị mình lập trước đó được chủ đầu tư đồng ý thông qua.

− Tổ chức đội ngũ thiết kế, phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng.

− Nếu lực lượng nhân sự không đủ để thực hiện dự án, có thể cộng tác với bên ngoài như chuyên gia tư vấn, thầu phụ tư vấn trong các công việc đặc thù, đặc biệt. Các quy định và các bên liên quan phải ký vào đồ án.

− Xem xét nội bộ phần quan tâm nhất trong các giai đoạn thiết kế.

− Sự chấp nhận của khách hàng những nội dung quan trọng trong thiết kế, mức độ vật tư và các đặc trưng kỹ thuật.

− Lập tiến độ các giai đoạn thiết kế chính.

e. Thiết kế: Hình thành các phương án thiết kế cùng với phân tích hiệu quả kinh tế của các phương án.

− Các phương án thiết kế kèm theo các thông số kỹ thuật chính.

− Phân tích hiệu quả kinh tế và trường hợp tính toán cần áp dụng.

− Chỉ định các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCN),

− các quy định, quy chuẩn, hướng dẫn khác cần áp dụng.

− Lập danh mục số bản vẽ dự kiến, phụ lục, trang thuyết minh... để hình dung trước khối lượng và phân công nhân sự cho phù hợp.

− Thực hiện tính toán bằng các phần mềm chuyên dụng, tránh “bốc thuốc”

hay sao chép từ các công trình khác.

− Trong quá trình thực hiện bản vẽ, Quản lý kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra tính đồng bộ, phối hợp giữa các bộ môn để kịp thời điều chỉnh. Kiểm tra lỗi chính tả, cách trình bày bố cục bản vẽ sao cho khoa học và đẹp mắt.

− Trước khi giao hồ sơ cho chủ trì thiết kế, kỹ sư thiết kế viên phải kiểm tra kỹ sản phẩm của mình nhằm hạn chế tối đa các lỗi kỹ thuật,tính toán.

Thiết kế kiến trúc:

− Lựa chọn chi tiết kiến trúc phải phù hợp với chức năng công trình. Dây chuyền hoạt động, dây chuyền công nghệ phải phù hợp với chức năng sử dụng của công trình.

− Lựa chọn các vật tư, vật liệu thông dụng trên thị trường, phù hợp với yêu cầu của công trình đang thiết kế giúp giảm giá thành công trình và đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thi công.

− Phối hợp với các bộ môn khác như kết cấu, điện nước... để tìm ra phương án tốt nhất thỏa mãn như cầu các bên.

Thiết kế kết cấu:

− Nghiên cứu kỹ địa chất khu vực và quy mô của từng hạng mục công trình, tính toán lựa chọn phương án móng để vừa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vừa có tính hiệu quả kinh tế và dễ thi công.

− Sử dụng cốt thép, bê tông mác cao, các vật liệu, công nghệ mới làm giảm tiết diện kết cấu, giảm thời gian thi công, hạ giá thành công trình.

− Trong tính toán, thiết kế sử dụng những phần mềm ứng dụng thiết kế cho độ chính xác cao và nhanh chóng.

Trong quá trình thực hiện các khâu thiết kế tùy vào loại và tính chất của công trình mà công ty có những thay đổi nhất định trong khâu thiết kế. Đây là nền tảng để cho công ty áp dụng trong quá trình kiểm soát hoạt động thiết kế cho có hiệu quả. Trong một số công trình cơ quan có thể đơn giản hóa một số bước trong thiết kế để phù hợp, giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo về chất lượng công trình.

Thiết kế hạ tầng, ME: Nghiên cứu kỹ từng loại hình công trình để có phương án thiết kế về điện, cấp thoát nước cho công trình. Đối với công trình dân dụng, nghiên cứu phương án thiết kế sao cho đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu nhất. Đối với công trình công nghiệp, hệ thống kỹ thuật này phải đảm bảo phục vụ cho việc sản xuất được thuận tiện và dễ dàng.

f. Kiểm tra

− Hồ sơ thiết kế sau khi đã được kỹ sư thiết kế kiểm tra kỹ sẽ chuyển cho chủ trì kỹ thuật kiểm tra. Nếu đạt và không có vấn đề gì về kỹ thuật sẽ được chuyển cho chủ nhiệm công trình thẩm tra. Ý kiến kiểm tra được ghi vào

− Quản lý kỹ thuật phải giám định đồ án trước khi tiến hành báo cáo hồ sơ cho Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thông qua. Ý kiến giám định phải được ghi vào trong phiếu giám định kỹ thuật.

− Người quản lý kỹ thuật phải là người có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực giỏm định, kiểm tra. Sau khi giỏm định phải xỏc định rừ ràng bằng ký hiệu vào những phần không phù hợp trong hồ sơ kèm theo ý kiến của mình vào phiếu kiểm tra và chuyển lại cho chủ trì thiết kế và kỹ sư thiết kế để xem xét, sửa chữa, hoàn thiện.

Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu.

− Sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu kiểm tra. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, người giám định ghi và ký xác nhận đạt vào phiếu kiểm tra và hồ sơ.

− Tất cả các phiếu kiểm tra đối chiếu và phiếu kiểm tra kỹ thuật đều phải lưu giữ để làm cơ sở cho việc giải quyết bất đồng và thống kê theo quy trình và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Trường hợp có tranh chấp thì Giám đốc xí nghiệp cùng chủ nhiệm dự án là người quyết định cuối cùng.

Các nội dung cần kiểm tra gồm:

− Đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư.

− Hiệu quả , chất lượng của sản phẩm thiết kế.

− Tính khả thi của dự án.

− Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định,tiêu chuẩn hiện hành.

− Lựa chọn vật tư, cấu kiện thích hợp, giá thành hợp lý.

− Kiểm tra dự toán, tổng dự toán.

− Lựa chọn giải pháp công nghệ hợp lý

g. Giám sát :

− Tổ giám sát tác giả và chủ nhiệm dự án thiết kế phải định kỳ có mặt ở công trình trong suốt quá trình thi công để kịp giải quyết, xử lý những vấn đề có liên quan đến đề án thiết kế, chủ nhiệm đề án thiết kế trực tiếp chịu trách nhiệm trước tổ chức thiết kế về việc giám sát thiết kế tổng hợp toàn bộ công trình, kiểm tra công việc của tổ giám sát tác giả và giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. Định kỳ giám sát của tổ giám sát tác giả và của chủ nhiệm đồ án thiết kế do tổ chức thiết kế quy định trong văn bản quyết định thành lập tổ giám sát tác giả hiện trường cho từng công trình cụ thể. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết chủ đầu tư có thể yêu cầu tổ chức thêm các đợt giám sát tác giả bổ sung trên cơ sở thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và tổ chức thiết kế.

− Trong những trường hợp đặc biệt, tổ chức thiết kế có thể mời các chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên ngành ngoài tổ chức thiết kế của mình để thực hiện công tác giám sát tác giả cho từng phần thiết kế từng dạng công việc chuyên ngành.

− Trong quá trình thi công, khi có những đề xuất về việc sửa chữa thiết kế nhỏ (sửa đổi kết cấu của cấu kiện, thay thế vật liệu xây dựng, chuyển dịch vị trí, cao độ…) mà không ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể, chất lượng hoặc thông số kỹ thuật của công trình và thuộc phạm vi trách nhiệm quyền hạn giải quyết của mình thì tổ chúc giám sát tác giả cần nghiên cứu, tính toán kiểm tra để quyết định việc chấp thuận sửa đổi. Việc chấp nhận sửa đổi thiết kế phải thực hiện bằng văn bản và có chữ ký của tổ trưởng tổ giám sát tác giả trên bản vẽ thi công đã được sửa chữa. Trường hợp sửa chữa toàn bộ bản vẽ thi công mà cần vẽ lại bản vẽ khác để thay thế bản vẽ cũ thì phải có đầy đủ chữ ký và đóng dấu như bản vẽ thi công chính.

− Khi có những thay đổi thiết kế lớn làm thay đổi kết cấu tổng thể, chất lượng hoặc thông số kỹ thuật công trình thì tổ chức thiết kế phải thông báo cho chủ đầu tư biết để chủ đầu tư trình cấp xét duyệt thiết kế và cấp thỏa thuật

thiết kế quy định. Trường hợp những thay đổi đó không phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt thì phải được cấp xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật quyết định.

Đồng thời, Nhà thầu tư vấn còn phải tuân thủ nội dung giám sát tác giả sau:

− Giám sát sự phù hợp của việc thi công công trình với các giải pháp kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được duyệt trong thiết kế, kỹ thuật và kết cấu công trình được thể hiện trong bản vẽ thi công.

− Giám sát sự phù hợp của việc thi công công trình với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và với các chỉ dẫn trong bản vẽ thi công.

− Giám sát chất lượng thi công các công tác xây lắp, đặc biệt chú trọng các phần công trình quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng và giá thành của toàn bộ công trình, các phần công trình có kết cấu phức tạp, việc lắp đặt các thiết bị công nghệ chủ yếu, các phần côg trình bị lắp kín, các phần trang trí mỹ thuật nội ngoại thất và công tác hoàn thiện công trình.

− Xử lý sửa đổi, bổ sung bản vẽ thi công và dự toán trong phạm vi quyền hạn của tổ chức thiết kế cho phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại hiện trường và phải giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công có liên quan đến công tác thiết kế công trình khi các tổ chức nhận thầu yêu cầu nhằm tiết kiệm vật tư, đẩy mạnh tiến độ, nâng cao độ bền vững của công trình.

− Trình bày, giải thích những vấn đề thuộc nội dung, đề án thiết kế theo yêu cầu của tổ chức thi công xây lắp và Chủ đầu tư.

− Nghiêm cấm việc thông đồng với nhà thầu thi công và chủ đầu tư làm sai kết quả giám sát hoặc nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng, khối lượng ngoài thiết kế. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

− Tham gia nghiệm thu các giai đoạn.

− Hoàn thiện lý lịch công trình và quy trình vận hành, khai thác, bảo trì sản phẩm.

− Lập hồ sơ theo dừi thi cụng và hồ sơ theo dừi cụng trỡnh, thời gian bảo hành và nộp vào phòng lưu trữ công ty.

h. Lưu trữ: Hồ sơ dự án phải được lưu trữ vào phòng lưu trữ của công ty. Thời gian lưu trữ hồ sơ phụ thuộc vào từng loại công trình khác nhau và do lãnh đạo công ty quyết định.

i. Xây dựng hệ thống thiết kế: Hiện nay lỗi không đồng bộ của hồ sơ thiết kế xây dựng giữa các bộ môn là rất nhiều, và cũng là lỗi thường hay gặp phải, nhất là khi có sự điều chỉnh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống triển khai để đồng bộ hóa các bộ môn là điều cần thiết, giúp cho thông tin được nhất quán. Hệ thống này gọi là cây Browser , nghiên cứu dựa trên công nghệ Xref của Autocad.

Theo hệ thống lưu trữ này thì tất cả các bản vẽ thiết kế từ thiết kế cơ sở đến thiết kế kỹ thuật đều nằm trên hệ thống lưu trữ của từng Xí nghiệp. Mỗi công trình sẽ có một cây Browser riêng và được đặt tên theo công trình.

Hệ thống cây Browser hoạt động như một cây thư mục lưu trữ tài liệu. Gốc cây là tài liệu chung bao gồm bản vẽ thiết kế cơ sở, các bản vẽ có liên quan đến công trình do chủ đầu tư cung cấp. Các nhánh cây là các bộ môn: Kiến trúc, kết cấu, ME. Tại hệ thống, có thư mục bản vẽ gốc (bản vẽ Xref), và các bản vẽ để in.

Mỗi khi có sự thay đổi, điều chỉnh ở bản vẽ gốc thì tất cả các bản vẽ ở các bộ môn khác tham chiếu từ bản vẽ gốc sẽ tự động điều chỉnh theo bản vẽ gốc. Đây chính là cơ sở quản lý chất lượng thiết kế đồng bộ cho tất cả các bộ môn, nhằm tránh tình trạng các bản vẽ mâu thuẫn với nhau, bộ môn này đã cập nhật bản vẽ mới nhất nhưng bộ môn khác thì chưa....

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế (Trang 81 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w