Xác định các điểm khống chế

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công đường vào trung tâm hành chính huyện đức trọng (Trang 20 - 25)

Tuyến đường thiết kế đi vào trung tâm hành chính huyện, nối quốc lộ 20 và huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Bắt đầu từ nút KM0: Km0+00 là tuyến đường mới, chủ yếu đi qua khu vực đồi thấp, tuy nhiên việc thiết kế tuyến phải phụ thuộc vào quy hoạch của thành phố. Kết thúc ở nút KCTC: Km1+902.76 (Lâm Hà).

Các điểm khống chế mà đường đỏ thiết kế phải đi qua:

+ Điểm đầu : Tuyến bắt đầu tại nút 38: Km0+845, cao trình hiện tại 3,65m.

+ Điểm cuối tại nút KCTC: Km1+902.76 (Lâm Hà), cao trình hiện tại 1,71m.

+ Các điểm quy hoạch:

Giao với các nút KCT7, N2TC, N3TC, KCT14-2, KOT13:

TT Tim nút giao Lý trình

1 KCT7 Km0+932.54

2 N2TC Km1+62.52

3 N3TC Km1+231.13

4 KCT14-2 Km1+670.73

5 KOT13 Km1+851.09

- Bình diện tuyến được thiết kế thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật đã chọn đồng thời bám sát theo ranh giới quy hoạch sử dụng đất của tuyến đường.

Chương 4:

THIẾT KẾ QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC 4.1. Thiết kế quy hoạch thoát nước

4.1.1. Nguyên tắc thiết kế

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, chỉ trong trường hợp điều kiện địa hình không cho phép mới thiết kế thoát nước kết hợp với các trạm bơm.

- Hệ thống thoát nước mưa phải đảm bảo thoát nước nhanh và thoát hết nước trên diện tích cần thoát nước và bằng các đường ống ngắn nhất.

- Phải tận dụng tối đa các điểm đọng nước lớn trong khu vực (sông suối, ao hồ ...) để thoát nước mưa.

- Nước mưa có thể chảy trực tiếp vào những chổ trũng gần nhất không qua công trình làm sạch nhưng phải được phép của cơ quan vệ sinh môi trường.

- Hệ thống thoát nước mưa phải phù hợp với quy hoạch mặt bằng kiến trúc đô thị và sơ đồ thoát nước của các tuyến phố trong khu vực.

- Hệ thống thoát nước mưa phải bố trí cách các công trình xây dựng một khoảng cách nhất định.

- Độ dốc của hệ thống cống rãnh nên thiết kế theo độ dốc tự nhiên của địa hình, tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của cống, rãnh.

4.1.2. Nguyên tắc đặt cống

- Hệ thống thoát nước mưa có thể bố trí dưới hè đường, có thể bố trí một bên, hai bên tùy thuộc vào bề rộng mặt đường, lưu lượng nước đổ về công trình. Cần tính toán luận chứng kinh tế giữa các phương án để đảm bảo kinh tế nhất nhưng đồng thời thoát nước tốt cho tuyến.

- Không nên bố trí tuyến ống chính nằm dưới phần xe chạy vì vấn đề nạo vét, sửa chữa gặp nhiều khó khăn.

- Độ dốc đặt cống phải lớn hơn độ dốc tối thiểu cho phép không lắng đọng đất, cát, bùn và đảm bảo độ dốc lớn nhất làm tốc độ dòng chảy trong cống vượt quá tốc độ cho phép của vật liệu làm cống.

- Độ sâu đặt cống phải tùy thuộc vào tính toán để đảm bảo thoát nước mưa từ sân nhà, tiểu khu chảy ra, đồng thời không bị phá hoại dưới tác động của tải trọng.

- Góc ngoặt giữa các đường ống không được nhỏ hơn 900. Trong trường hợp nối qua giếng chuyển bậc kiểu thang đứng hoặc nối giếng thu nước mưa với giếng chuyển bậc thì góc nối có thể lấy theo tùy ý.

- Ở những chỗ đường ống đổi hướng cần có giếng thăm có bán kính cong của lòng máng giếng không nhỏ hơn đường kính ống cống. Khi đường kính ống cống từ 1,2m trở lên thì bán kính cong không được nhỏ hơn 5 lần đường kính và phải có giếng thăm ở hai đầu đoạn cong.

- Nối rãnh với đường ống kín phải qua giếng thăm có hố khử cặn và song chắn rác.

- Chọn loại cống: Tùy thuộc vào điều kiện nước chảy trong cống, điều kiện vật liệu địa phương, địa chất.

4.1.3. Các giải pháp thiết kế chung 4.1.3.1. Chế độ thoát nước

Căn cứ qui mô phát triển của huyện Đức Trọng hiện nay và căn cứ vào số lượng, thành phần nước thải ta thiết kế hệ thống thoát nước chung. Ưu điểm của hệ thống này là giá thành xây dựng hệ thống thoát nước hạ, bố trí hệ thống thoát nước đơn giản.

Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan của tuyến đường nên chọn hệ thống cống ngầm. Hệ thống thoát nước ngầm bao gồm:

- Rãnh biên

- Giếng thu nước mưa, hố ga.

- Mạng lưới đường ống thoát nước mưa.

- Các công trình trên mạng lưới.

4.1.3.2. Rãnh biên

Rãnh biên được bố trí dọc theo hai bên lề đường sát bó vỉa hè đường. Chiều sâu rãnh biên từ 15-20cm so với mặt vỉa hè, có độ dốc theo độ dốc dọc của đường, nếu độ dốc quá nhỏ hoặc bằng không thì phải làm rãnh răng cưa.

Trường hợp độ dốc dọc của đường phố quá nhỏ, <0,1% (Theo Tài liệu [1]) thì rãnh biên được thiết kế theo dạng răng cưa với độ dốc dọc thông thường 0,3-0,5%. Trong đoạn tuyến thiết kế, ta bố trí rãnh biên dạng răng cưa ở đoạn tuyến có id=0

- Khoảng cách giữa 2 hố thu nước :

Với i1 =0: 2( 1 )

2 h h

L l

i

= = − Trong đó :

+ h1, h – chiều cao lớn nhất và nhỏ nhất của bó vỉa (m).

+ i – độ dốc dọc của rãnh biên.

Chọn độ dốc rãnh biên i2=0.4%, h=23.2cm, h1=28.2cm, ta có:

( 1 ) ( )

2

2 2 28.2 23.2

2 25

0.004 h h

L l m

i

− −

= = = =

Vậy khoảng cách giữa các giếng thu là L=25m.

Hình 4.1. Cấu tạo rãnh biên, bó vỉa.

4.1.3.3. Giếng thu nước mưa

Giếng thu nước được bố trí ở chổ thấp của rãnh, nút giao thông, ở quảng trường, trên đường cứ một đoạn phải bố trí một giếng để kịp thời thoát nước mưa, tránh đọng nước làm ảnh hưởng giao thông.

Khi bố trí giếng thu nước, trước tiên cần xác định những chổ thấp trũng để đặt giếng thu nước, sau đó dựa vào dốc dọc rãnh, chiều rộng đường, loại mặt đường, tình hình thoát nước tiểu khu hai bên đường mà xác định khoảng cách giữa các giếng thu.

Khoảng cách giữa các hố thu thường từ 20-50m tùy thuộc độ dốc dọc và chiều rộng của đường. Không bố trí giếng thu tại cổng, cửa ra vào các công trình xây dựng, điểm phân thủy và trên đỉnh các công trình ngầm khác.

Cửa giếng có 3 loại: Giếng thu cửa ngang, giếng thu cửa đứng và giếng thu cửa kết hợp.

Giếng thu cửa ngang:

Nước chảy dọc theo rãnh biên, tới cửa giếng thu chảy vào giếng. Nắp giếng thu thấp hơn mặt đất bên cạnh chừng 2cm. Nắp giếng có thể bằng bê tông hoặc bằng gang. Nắp bằng gang tốt hơn được dùng nhiều hơn.

Hình 4.2. Mô hình cấu tạo cửa thu nằm

- Ưu điểm: Dễ thi công, thoát nước tốt khi độ dốc dọc đường lớn.

- Nhược điểm: Nắp dễ bị bánh xe đè gãy, do đó không dùng được cho đường có lưu lượng xe chạy lớn.

Giếng thu cửa đứng:

Hình 4.3. Mô hình cấu tạo cửa thu đứng.

- Ưu điểm: Bố trí được trên hè, thuận tiện cho việc vớt rác.

- Nhược điểm: Nước chảy tương đối chậm đặc biệt là ở những đoạn có độ dốc dọc lớn.

- Kết luận: Trên tuyến độ dốc dọc nhỏ nên ta chọn loại giếng thu cửa nằm để thoát nước nhanh.

4.2. Tính toán khẩu độ mương dọc

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công đường vào trung tâm hành chính huyện đức trọng (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w