Phân đoạn, trình tự thi công và chọn máy chủ đạo

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công đường vào trung tâm hành chính huyện đức trọng (Trang 116 - 119)

VẠCH SỐ 1.18 ( VẠCH CHỈ HƯỚNG )

3.4. Thiết kế điều phối đất và phân đoạn thi công 1. Thiết kế điều phối đất

3.4.2. Phân đoạn, trình tự thi công và chọn máy chủ đạo

Sau khi phân đoạn sơ bộ nền đường theo tính chất công trình và điều kiện thi công, đồng thời dựa vào trắc dọc tuyến, bình đồ, tính chất của đường cong tích lũy đất ta phân ra một số đoạn để thi công. Phân đoạn thi công, điều phối đất, chọn máy chủ đạo được tiến hành đồng thời và bổ trợ cho nhau. Khi phân đoạn thi công, chọn máy củ đạo ta còn dựa vào một số quan điểm sau:

- Khối lượng công tác đất trong đoạn.

- Chiều dài các đoạn xấp xỉ nhau.

- Kỹ thuật thi công trong từng đoạn phải giống nhau.

- Càng ít chủng loại máy càng tốt vì nhiều chủng loại máy quá sẽ làm cho công tác cung cấp máy móc khó khăn, điều kiện sử dụng máy phức tạp (nguyên nhiên liệu, sửa chữa, phụ tùng thay thế, công nhân lái máy...).

- Máy chủ đạo dùng trong đoạn phải giống nhau.

Cụ thể trong đồ án này thì khi thi công nền đường ta thiếu 39780.26 m3đất. Số đất này ta phải dùng ô tô vận chuyển từ mỏ đến. Do đó các phương án đề ra cần phải ưu tiên điều phối, nếu có đoạn thiếu đất thì dùng ô tô vận chuyển từ mỏ đến đắp và hạn chế dùng máy ủi, máy ủi chỉ dùng để vận chuyển ngang mà thôi.

Ta có các phương án phân đoạn và chọn máy chủ đạo như sau:

Do đoạn tuyến thiết kế ở đây toàn bộ là nền đắp nên sử dụng ôtô vận chuyển đất đắp từ mỏ đến đắp.

Ta chia đoạn tuyến làm 1 đoạn thi công: Từ Km0+845 đến Km1+902.76 - Chiều dài đoạn tuyến: L = 1057.76(m).

- Chọn máy chủ đạo: ô tô tự đổ.

- Cự li vận chuyển trung bình L = 2628.88m.

Trình tự thi công nền và mặt đường như sau:

58 5050 1500

ĐẤT NỀN K95 S= 2.945m2

422 422

30 60 30

22 22

387 35 40 660 100 660 40 35 387

21 23

85

21

ĐẤT NỀN K98 ĐẤT NỀN K98

ĐẤT NỀN K95 ĐẤT NỀN K95

i=2% i=2%

ĐẤT NỀN K95 S= 2.945m2

23

85

Hình 3.5. Mặt cắt ngang nền đường hoàn thiện.

1. Thi công khối đắp 1, 2

2. Thi công hạng mục dải phân cách giữa và đá vỉa 3. Thi công khối đắp 3, 4

4. Thi công kết cấu vỉa hè 5. Thi công kết cấu mặt đường.

3.4.2.1. Đối với công tác cho máy chính Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp

VVCĐ= |39780.26 - 0| = 39780.26 (m3) Vận chuyển đất thi công khối đắp 3, 4 Vcvd 3,4= 2ì(2,945ì1057,76)= 6230,21 (m3) Vận chuyển đất thi công khối đắp 1, 2 Vvcd1,2= 39780,26 – 6230,21= 33550,05 (m3)

Bảng 3.2. Khối lượng đất công tác Khối

đắp Các biện pháp thi công Khối lượng

Cự ly

v/c tb Biện pháp thi công 1, 2 Ô tô vận chuyển từ mỏ đến

đắp 32304,01 2628,88 HD270-12T

3, 4 Ô tô vận chuyển từ mỏ đến

đắp 7476,25 2628,88 HD270-12T

3.4.2.2. Đối với công tác cho máy phụ Công tác phụ trợ và hoàn thiện bao gồm:

+ San đất trước khi lu lèn bằng máy san.

+ Lu lèn đất nền đắp.

+ Vỗ taluy nền đắp.

+ San sửa mặt nền đường.

+ Lu lèn mặt nền đường.

+ Kiểm tra hoàn thiện cuối cùng.

a. Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn

Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn là do ôtô đổ đất đắp. Phần đắp trước ở các cống có khối lượng nhỏ không đáng kể (được thực hiện bằng thủ công và máy đầm). Khối lượng đất này được tính ở bảng tổng hợp cuối cùng.

Bảng 3.3. Khối lượng đất cần san

Khối đắp 1, 2 3, 4

K/L đất cần sang 32304,01 7476,25

b. Khối lượng đất cần lu lèn ở nền đào, nền đắp

-Tương ứng với khối lượng đất cần san, khối lượng đất cần lu lèn ở nền đắp cũng như vậy.

- Kỹ thuật lu lèn ở nền đắp gồm có:

+ Giai đoạn lu lèn sơ bộ: khối lượng đất trong giai đoạn này bằng với khối lượng đất thi công (m3/ca).

+ Giai đoạn lu lèn chặt: khối lượng đất trong giai đoạn này bằng với khối lượng đất thi công (m3/ca).

+ Giai đoạn lu lèn hoàn thiện: khối lượng đất cần lu lèn chính là khối lượng đất lu ở lớp trên cùng. (m2/ca).

- Khối lượng lu lèn ở nền đào được tính bằng diện tích lu lèn nhân với chiều sâu tác dụng tốt nhất của lu đối với nền đường. Với máy lu cần dùng, ta có chiều sâu tác dụng của lu là 0,20 m (lu bánh cứng).

- Kỹ thuật lu lèn nền đào gồm có:

+ Giai đoạn lu tăng cường: tăng cường độ cứng bề mặt nền đất tự nhiên. khối lượng đất chính là khối lượng ở giai đoạn cuối cùng khi đã đào nền đường đến cao độ hoàn công (m2/ca).

+ Giai đoạn lu hoàn thiện: tương tự giai đoạn lu tăng cường nhưng khác nhau về loại lu được sử dụng.

Bảng 3.4. Khối lượng đất cần lu lèn ở nền đào, nền đắp

Khối đắp

KL ĐẤT

THI CÔNG

NỀN ĐẮP CHIỀU

DÀI

CH CAO ĐẮP TB

KHỐI LƯỢNG LU SƠ

BỘ

LU HOÀN

THIỆN

ĐẦM NÉN LỀ(m2)

ĐẦM NÉN LỀ(m3) 1, 2 32304,01 1057,76 0,97 31277,98 27184,43 1057,76 1026,03 3, 4 7476,25 1057,76 0,75 6682,93 8187,06 1057,76 793,32

c. Công tác san sửa mặt nền đường

Sau khi nền đường đã hình thành và đầm nén đạt độ chặt yêu cầu, ta phải san sửa mặt nền đường lần cuối cùng để cho lu bánh cứng vào đầm nén tạo mặt bằng.

Khối lượng san sửa mặt, nền đường được tính bằng phần mặt đường cần san, tức là bằng tích giữa bề rộng nền đường với chiều dài đoạn thi công.

Bảng 3.5. Tính toán tổng hợp công tác san sửa mặt nền đường Đoạn thi

công

Chiều dài nền đăp(m)

Khối lượng san sữa nền đắp (m2)

Chiều dài nền đào(m)

Khối lượng san sữa nền đào (m2)

1, 2 1057,76 15866,4 0,00 0

3, 4 1057,76 8187,06 0,00 0

d. Công tác bạt sửa taluy nền đào và vỗ mái taluy nền đắp

Công tác bạt sửa taluy nền đào và vỗ mái taluy nền đắp được thi công bằng nhân công và máy san. Cụ thể với công tác vỗ mái taluy nền đắp thì thi công bằng nhân công với khả năng 2 công/100m2, còn công tác bạt sửa taluy nền đào thì dùng máy san.

Dựa vào trắc dọc, trong từng đoạn thi công, phân ra thành từng đoạn nhỏ có chiều dài nhất định. Bề rộng mái taluy được lấy trung bình của bề rộng ở đầu đoạn và cuối đoạn. Nhân bề rộng đó với chiều dài đoạn đó, sẽ được diện tích của mái taluy của cả đoạn.

Bảng 3.6. Khối lượng vỗ taluy đắp

H trung bình Bề rộng taluy đắp Chiều dài KL vỗ taluy đắp (m2)

0,97 3,5 1057,76 3702,16

0,75 2,7 1057,76 2855,95

e. Công tác thi công hạng mục dải phân cách và bó vỉa vỉa hè

Công tác thi công dải phân cách và đá vỉa vỉa hè được thi công bằng nhân công.

Bảng 3.7. Khối lượng vật liệu bó vỉa hè, dải phân cách Vật liệu Bê tông

(m3)

Móng CPĐD (m3)

Đất đắp

(m3) Đất sét (m3) Đất hứu cơ (m3)

Bó vỉa hè 566,32 392,9 0 0 0

Dải phân

cách 251,22 138,99 76,16 126,93 317,33

f. Công tác thi công kết cấu vỉa hè

Kết cấu vỉa hè được thi công bằng nhân công kết hợp máy móc: máy đầm, máy trộn và ô tô vận chuyển vật liệu đến vị trí thi công.

Bảng 3.8. Khối lượng vật liệu kết cấu vỉa hè

Vật liệu CPĐD (m3) Vữa (m3) Gạch Block (m2) Kết cấu vỉa hè 772,17 154,43 7721,65 e. Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng

Sau khi máy lu, máy san đã làm xong công tác hoàn thiện ta cho 1 tổ công nhân bao gồm 1kỹ sư + 1 trung cấp + 2 công nhân làm công tác kiểm tra bộ tuyến xem có vị trí nào không đạt yêu cầu như về cao độ, trắc ngang.... thì kịp thời điều động máy móc, nhân lực để sửa chữa.

Định mức: 1 công/200m dài.

Nên ta cần có: 1057,76/200= 5,29 (công).

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công đường vào trung tâm hành chính huyện đức trọng (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w