THỰC TIỄN TẠI PVCOMBANK 2.1 Tổng quan về PVcomBank
2.2 Những vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn
2.2.1 Vấn đề pháp lý phát sinh:
2.3.1.1 Vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến mục đích vay vốn:
Với sản phẩm mua nợ và tích hợp tính năng chuyển nợ trong thẻ, hiện tại PVcomBank vẫn chưa gặp phải vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên dưới góc độ cá nhân tôi nhận thấy những rủi ro pháp lý có thể phát sinh khi triển khai sản phẩm tái tài trợ cũng như sản phẩm thẻ có tích hợp tính năng chuyển nợ như vậy.
Thứ nhất, Quyết định 1627 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc cho vay của tổ chức tớn dụng với khỏch hàng đó nờu rừ tại Khoản 2 Điều 9 rằng không được cho vay với mục đích đảo nợ. Hiện nay trong các văn bản luật và dưới luật không quy định cụ thể về việc đảo nợ và thế nào là đảo nợ, tuy nhiên trong ngày 20/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Nguyễn Văn Giàu đã chính thức công bố quan điểm của Ngân hàng Nhà
nước xung quanh vấn đề này thông qua thời báo kinh tế Việt Nam. Trong đó Thống đốc cú nờu rừ “cho vay doanh nghiợ̀p tại mụ̣t ngõn hàng đờ̉ trả nợ cho chính ngân hàng đó hoặc trả nợ cho một ngân hàng khác, được coi là hành vi đảo nợ. Còn trả nợ trước hạn hoặc đến hạn trả nợ, khách hàng thanh toán nợ
cũ, vay nợ mới là chuyện bình thường. Muốn vay lại, phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy chế tín dụng 1267 với điều kiện có phương án sản xuất khả thi”13. Phát biểu của Thống đốc không có giá trị pháp lý tuy nhiên thông qua đây để thấy được cách hiểu thống nhât về đảo nợ trong thực tế. Ngân hàng cũng không thể lấy lý do không có văn bản quy định về đảo nợ mà chối bỏ hành vi vi phạm của mình. Nếu khách hàng tự tất toán khoản vay tại ngân hàng khác sau đó PVcomBank mới xét duyệt cho vay dựa trên mục đích vay vốn mua nhà, mua xe, hay tiêu dùng... như các sản phẩm triển khai thì sẽ không bị xem là vi phạm. Nhưng ở đây PVcomBank lại xét duyệt cho vay ngay khi khách hàng còn khoản vay tại ngân hàng khác, PVcomBank giải ngân và khách hàng
13 http://vneconomy.vn/tai-chinh/khong-chap-nhan-cho-vay-dao-no-20090322113522893.htm
lấy chính số tiền vay này để tất toán khoản vay hiện tại là hành vi đảo nợ bị cấm.
Nghị định 202 của Chính phủ ngày 10/12/2004 cũng quy định mức phạt hành chính đối với hành vi đảo nợ không theo quy định của các tổ chức tớn dụng. Trong đú quy định cú nờu rừ tại Khoản 4 Điều 14 vi phạm hành chính về cho vay là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật.14 Vậy trước tiên việc cho vay đảo nợ là đã cố ý làm trái quy định pháp luật và có thể bị phạt hành chính theo Nghị định 202 của Chính phủ.
Thứ hai, những hợp đồng và giao dịch vi phạm điều cấm trong quy định của pháp luật sẽ bị xem như vô hiệu theo Điều 128 – Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể điều 128. Quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.15
Ở đây khi ngân hàng triển khai sản phẩm cho vay tái tài trợ cho khách hàng, hai bên ký kết các hợp đồng liên quan và PVcomBank giải ngân để thanh lý khoản vay tại ngân hàng khác cho khách hàng là PVcomBank đã tiến hành đảo nợ cho khách hàng. Hay hỗ trợ khách hàng tất toán khoản vay thẻ tín dụng tại ngân hàng khác thông qua việc rút tiền mặt của thẻ tín dụng của PVcomBank cũng là cho vay đảo nợ. Quy định này bị cấm bởi Khoản 2 Điều 9 quyết định 1627 của ngân hàng nhà nước nên giao dịch này là vô hiệu.
Khi giao dịch vô hiệu, hai bên có trách nhiệm hoàn trả lại cho nhau như tình trạng ban đầu, theo Điều 137 – Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể điều 137 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu16.
Vậy những hợp đồng và giao dịch vi phạm điều cấm trong quy định của pháp luật sẽ bị xem như vô hiệu, khách hàng phải trả lại cho ngân hàng khoản tiền gốc đã vay ( không trả lãi phát sinh, không chịu thêm chi phí
14 http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18676
15 http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18147
16 http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18147
khác). Ngân hàng phải trả lại các giấy tờ đảm bảo khoản vay của khách hàng về lại như hiện trạng ban đầu. Khi việc này xảy ra ngân hàng sẽ gặp rủi ro mất rất nhiều chi phí, do quá trình xử lý và thu hồi lại khoản tiền rất mất thời gian nhưng lãi thì không được thu, ngân hàng thiệt hại do bị chôn vốn trong thời gian dài.
Thứ ba, trong một số trường hợp nếu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng sẽ bị xử lý tội cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 – Bộ luật hình sự năm 199917.
Nếu việc PVcomBank cho vay tái tài trợ hoặc chuyển nợ thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ gây ra những khoản nợ quá hạn dẫn đến mất vốn và đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản, tác động xấu đến hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế, thanh tra, công an vào cuộc kiểm tra thì các lãnh đạo cấp cao ban hành quy định này có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với khung hình phạt này. Gần đây rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực ngân hàng bị xử phạt với khung tội này.
Đặc biệt trong Luật hình sự mới nhất năm 2015, sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2016 còn quy định cụ thể việc xử lý hình sự với các cá nhân cho vay với những trường hợp không được cấp tín dụng và vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng. Cụ thể Điều 206 Luật hình sự năm 2015 quy định người nào trong hoạt động của ngân hàng mà cố ý cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
17 http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=6163
đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.18.
PVcomBank cho vay đảo nợ thuộc trường hợp không được cấp tín dụng và cố tình vi phạm các hạn chế bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định nên có thể bị xử phạt theo điều này.
Thứ tư, việc triển khai sản phẩm tái tài trợ và chuyển nợ thông qua phát hành thẻ tín dụng sẽ dẫn đến nguy cơ kiện tụng giữa khách hàng và PVcomBank. Đối với những khách hàng am hiểu pháp luật thì có thể lợi dụng quy định của pháp luật và khởi kiện hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh phần lãi phải trả cho ngân hàng.
Cuối cùng, do xuất phát điểm của các hợp đồng cho vay dựa trên sản phẩm này là sai quy định của nhà nước nên khi triển khai thực hiện, nếu khách hàng trả chậm hoặc không thanh toán đầy đủ gốc lãi cho PVcomBank thì việc đưa ra khởi kiện để thu hồi nợ cũng sẽ gặp khó khăn, vì giao dịch này không được pháp luật bảo vệ. Nguy cơ không thu hồi được nợ vay và dẫn đến mất vốn rất cao.
Trên đây là những rủi ro pháp lý có thể gặp phải khi ngân hàng triển khai một sản phẩm cho vay nhằm mục đích đảo nợ tại ngân hàng khác, vi phạm quy định về mục đích vay vốn do ngân hàng nhà nước ban hành. Ngoài những rủi ro pháp lý trên còn rất nhiều vấn đề khác phát sinh và làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Việc cho vay đảo nợ sẽ gặp phải rủi ro mua trúng những khoản nợ xấu đang có nguy cơ quá hạn tại ngân hàng khác, việc kiểm soát thực chất các tỷ lệ nợ xấu phát sinh cũng gặp vấn đề.
2.3.1.1 Vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến chủ thể vay vốn:
Việc PVcomBank phát hành thẻ tín dụng cho ông Lâm – Chủ tịch HĐQT của ngân hàng và triển khai cho vay ưu đãi với CBNV bao gồm cán bộ tín dụng, và các chuyên gia phê duyệt là người thẩm định và xét duyệt cấp
18 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
tín dụng. Theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì việc cho vay này là sai quy định vì đã cho ông Lâm là đối tượng không được cho vay và cho vay ưu đãi người thẩm định và xét duyệt tín dụng thuộc đối tượng hạn chế cho vay.
Khi cho vay đối tượng sai quy định có thể dẫn đến những rủi ro sau cho ngân hàng:
Thứ nhất, giao dịch cho vay thẻ tín dụng đối với ông Lâm là Chủ tịch HĐQT có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 , căn cứ theo Điều 128 – Bộ luật dân sự năm 2005.
Khi giao dịch vô hiệu, hai bên có trách nhiệm hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận như tình trạng ban đầu, theo Điều 137 – Bộ luật dân sự năm 2005.
Khi giao dịch vô hiệu thì những vấn đề phát sinh trên giao dịch đó sẽ không được pháp luật bảo vệ. Khi việc này xảy ra ngân hàng sẽ gặp rủi ro mất rất nhiều chi phí, do quá trình xử lý và thu hồi lại khoản tiền rất mất thời gian nhưng lãi thì không được thu, ngân hàng thiệt hại do bị chôn vốn trong thời gian dài.
Giao dịch cho vay ưu đãi với cán bộ tín dụng và chuyên gia phê duyệt sẽ bị xử vô hiệu phần lãi suất ưu đãi căn cứ Điều 135 Luật dân sự năm 2005.
Phần lãi suất ưu đãi bị vô hiệu vì vi phạm điều cấm tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. CBNV đã vay ưu đãi phải hoàn trả lại phần ưu đãi cho ngân hàng, rủi ro thuộc về người đi vay. Ngân hàng chịu rủi ro khi không thu hồi được khoản lãi suất ưu đãi này.
Thứ hai, việc cho vay với các đối tượng cấm và hạn chế cho vay sẽ bị xử lý hành chính theo Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 25 Nghị định 202 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2004, cụ thể Điều 25 quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với ngân hàng cho vay, cho thuê tài chính đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hay cho vay, cho thuê tài chính đối với người thẩm định, xét duyệt cho vay, cho thuê tài chính; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác19.
Thứ ba, nếu việc cho vay này gây thiệt hại từ 100 triệu đồng thì có thể sẽ xử lý hình sự về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 – Bộ luật hình sự năm 1999.
Trong Luật hình sự mới nhất năm 2015, sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2016 còn quy định cụ thể việc xử lý hình sự với các cá nhân cho vay với những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng sẽ bị phạt từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.20 Với quy định mới này thì việc phát hành thẻ cho Chủ tịch HĐQT không bị xử lý hình sự nhưng việc cho vay ưu đãi với cán bộ thẩm định và phê duyệt là có thể xử lý vi phạm hình sự.
Trên đây là những rủi ro pháp lý PVcomBank có thể gặp phải khi cho vay những chủ thể bị cấm và hạn chế theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
2.2.2 Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai pháp luật tại PVcomBank:
Theo phân tích về việc triển khai sản phẩm tái tài trợ và tính năng chuyển nợ thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng của PVcomBank thì có quá nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Vậy tại sao ngân hàng lại ban hành một sản
19 http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18676
20 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
phẩm như vậy? Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai pháp luật tại PVcomBank là gì?
Trước tiên, PVcomBank là một ngân hàng mới không có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Sau khi hợp nhất, PVcomBank có hẳn một năm để hoàn thiện hệ thống và đến năm thứ hai buộc phải đẩy mạnh cho vay để tăng quy mô tổng tài sản nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Với áp lực đẩy mạnh cho vay, với thương hiệu và kinh nghiệm còn hạn chế trên thị trường, buộc PVcomBank phải chấp nhận những rủi ro. Việc ban hành những sản phẩm cho vay đều được bộ phận phát triển sản phẩm nghiên cứu qua thị trường và hỏi ý kiến tư vấn của khối pháp chế trước khi trình phê duyệt và ban hành.
Thứ hai, khi hỏi về việc ban hành sản phẩm tái tài trợ và tính năng chuyển nợ của thẻ tín dụng thì liệu có vi phạm pháp luật hay không cụ thể là Quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay của các ngân hàng thương mại với khách hàng. Bộ phận pháp chế của ngân hàng tư vấn rằng do quy định hiện tại là cấm việc cho vay với mục đích đảo nợ, tuy nhiên thế nào là đảo nợ lại không có công văn nào quy định. Việc cho vay với mục đích tất toán khoản vay tại ngân hàng khác không có cơ sở xác định có phải là đảo nợ hay không. Chính vì vậy việc ban hành sản phẩm tái tài trợ là vẫn không trái với quy định. Chính việc quy định cấm hành vi cho vay đảo nợ nhưng lại không có bất kỳ một văn bản nào quy định cụ thể về việc thế nào là đảo nợ từ Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện để các ngân hàng hiểu sai và cho vay sai quy định.
Thứ ba, bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều ngân hàng lớn khác đã và đang triển khai và phát triển mạnh sản phẩm này. Nếu PVcomBank không phát triển sản phẩm tái tài trợ và phát triển tính năng mới cho thẻ tín dụng thì
sẽ thiếu cạnh tranh trên thị trường, nguy cơ mất khách hàng vào tay các đối thủ.
Thứ tư, từ lúc sản phẩm tái tài trợ được triển khai trên thị trường cho đến nay cũng khá lâu nhưng chưa có một đoàn thanh tra nào của ngân hàng nhà nước phát hiện sai phạm và đến nay vẫn chưa có một vụ án hay một ngân hàng nào bị xử lý pháp luật do việc cho vay tái tài trợ cho khách hàng. Hàng năm Ngân hàng Nhà nước vẫn cử cán bộ thanh tra các ngân hàng TMCP về các hoạt động cho vay và huy động, tuy nhiên không phát hiện sai phạm và không có văn bản nào hướng dẫn về việc các ngân hàng triển khai sản phẩm cho vay tái tài trợ là sai quy định. Chính việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng nhà nước quá lỏng lẻo, không theo sát hoạt động của các ngân hàng thương mại và có các hướng dẫn kịp thời cũng là một yếu tố tác động đến việc PVcomBank quyết định phát triển sản phẩm cho vay tái tài trợ như các ngân hàng khác và mới nhất là tích hợp tính năng nay trong sản phẩm thẻ tín dụng mới nhất của mình.
Đối với việc PVcomBank cho vay với các đối tượng cấm cho vay và hạn chế cho vay, cụ thể là việc cho vay ưu đãi với cán bộ thẩm định và phê duyệt hay phát hành thẻ tín dụng cho Chủ tịch HĐQT. Luật quy định cấm và hạn chế cho vay các đối tượng này nhằm đảm bảo tính công bằng và khách quan trong hoạt động ngân hàng. Tránh việc lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn để trục lợi cho bản thân. PVcomBank và các ngân hàng khác đều hiều và nắm rừ tinh thần của luật, nhưng họ vẫn cho vay vỡ những lý do sau:
Thứ nhất, sản phẩm thẻ tín dụng thường có hạn mức thấp và chỉ dùng để thanh toán chi tiêu nên ít ảnh hưởng đến hoạt động hay rủi ro của ngân hàng. Khi làm việc với phòng sản phẩm thẻ về việc phát hành thẻ cho Chủ tịch HĐQT là sai với quy định của Nhà nước thì phòng thẻ phản hồi rằng, các ngân hàng khác đều phát hành thẻ cho các lãnh đạo cao cấp và họ phải là người đầu tiên được sử dụng sản phẩm do chính mình tạo ra. Như vậy mới