Nhận xét thực trạng tại PVcomBank

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hạn chế hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp nhận xét thực trạng tại pvcombank và một số kiến nghị (Trang 45 - 49)

NHẬN XÉT THỰC TRẠNG TẠI PVCOMBANK VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Nhận xét thực trạng tại PVcomBank

Với những phõn tớch như trờn rừ ràng việc cho vay với mục đớch đảo nợ là tác động xấu đến nền kinh tế và đi ngược lại với mục tiêu quản lý của nhà nước, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vậy tại sao ngân hàng vẫn triển khai sản phẩm như vậy? Phải chăng trình độ am hiểu pháp luật của ngân hàng còn yếu kém hay do quy định của pháp luật có vấn đề?

Trước tiên cần nhấn mạnh lại quy trình ban hành quy định của ngân hàng. Trước khi một công văn, hay sản phẩm được ban hành đều phải thông qua tư vấn của bộ phận pháp chế. Đây là những cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành luật và khá am hiểu về hệ thống văn bản luật, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định ban hành quy định của ngân hàng. Bởi nếu pháp chế tư vấn việc ban hành quy định như vậy là vi phạm pháp luật thì chắc hẳn sẽ phải điều chỉnh lại quy định sao cho phù hợp với luật định.

Tuy nhiên khi làm việc lại với bộ phận pháp chế tại ngân hàng về việc liệu sản phẩm quy định như vậy có vi phạm điều cấm của pháp luật hay không thì pháp chế trả lời rằng ” hiện tại không có một văn bản luật nào quy định cụ thể về việc thế nào là đảo nợ, nên không có cơ sở xác định đó có phải là đảo nợ hay không, việc ban hành sản phẩm đó là không vi phạm quy định”.

Chớnh việc ban hành quy định cấm nhưng khụng giải thớch rừ cỏc thuật ngữ được sử dụng trong luật gây khó khăn cho các ngân hàng khi áp dụng luật vào thực tế hoạt động và điều hành.

Trên thực tế, cách đây đây ba năm hệ thống ngân hàng mới bắt đầu xuất hiện sản phẩm cho vay tái tài trợ mục đích đảo nợ tại ngân hàng khác.Tiên phong là ngân hàng ACB, sau đó đến VietinBank, đến nay có rất

nhiều ngân hàng phát triển sản phẩm này. Trước đó các ngân hàng không phát triển sản phẩm này vì các rủi ro của nó mang lại, nhưng đến giai đoạn năm 2012 – 2013, khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu, tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí âm, cá nhân hạn chế chi tiêu còn doanh nghiệp thì không vay vì hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận thu được không đủ trang trải chi phí với mức lãi vay cao ngất ngưởng. Thời điểm này buộc các ngân hàng phải tìm mọi cách để tăng trưởng tín dụng, kể cả việc lôi kéo khách hàng từ các ngân hàng đối thủ.

Đứng ở góc độ ngân hàng, việc cho vay tái tài trợ giúp họ giải quyết được khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoài, tăng trưởng tín dụng âm. Ngoài ra, một số ngân hàng kiểm soát sau cho vay tốt có thể phát hiện nguy cơ khách hàng không thể trả nợ từ sớm và tìm cách đẩy các khoản vay này cho các ngân hàng khác trước khi khách hàng để nợ quá hạn, việc nay sẽ giúp họ không bị mất đi chi phí trích lập dự phòng và đẩy tỷ lệ nợ quá hạn lên cao.

Đứng ở góc độ khách hàng là người đi vay thì được ngân hàng hỗ trợ mua nợ từ các tổ chức tín dụng khác có rất nhiều lợi ích. Họ tránh được rủi ro nợ quá hạn ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng khi tài chính gặp khó khăn hay khi nguồn tiền từ kinh doanh thu về không đúng hạn. Bên cạnh đó khi ngân hàng mua nợ khoản vay của khách hàng sẽ được điều chỉnh từ lãi suất cao xuống lãi suất thấp. Vì có thời điểm lãi suất vay tại ngân hàng lên đến hơn 20%/

năm, biên độ điều chỉnh lãi suất lên tới 7%/ năm hay 8%/ năm. Sau này kinh tế suy thoái, ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng TMCP phải điều chỉnh lãi suất vay về dưới 20%/ năm thông qua việc kiểm soát trần lãi suất huy động. Tuy nhiên lãi vay thấp chỉ được áp dụng cho những khoản vay mới, khoản vay cũ khách hàng không thể tự tất toán thì cũng không được điều chỉnh lãi vay. Khi ngân hàng khác muốn thuyết phục khách hàng bán nợ thì họ phải đảm bảo khi chuyển về khách hàng được hưởng lãi suất thấp hơn mức

lãi suất hiện tại mà khách hàng đang phải chịu. Đây có thể xem là một cách cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, buộc hệ thống các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo lãi vay tốt nhất cho khách hàng nếu không sẽ bị mất khách hàng sang ngân hàng đối thủ.

Đứng ở góc độ từng ngân hàng và khách hàng thì sản phẩm tái tài trợ được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên đứng ở góc độ Nhà nước thì sản phẩm này không mang lại lợi ích cho toàn nền kinh tế mà còn gây khó khăn trong hoạt động quản lý nói chung. Trước hết, cho vay đảo nợ bản chất là bình mới rượu cũ, không thúc đẩy kinh tế phát triển, không hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội. Kiểm soát nợ quá hạn không đúng bản chất vì khách hàng và ngân hàng có thể điều chỉnh và kiểm soát tỷ lệ nợ này thông qua việc mua bán nợ với nhau. Đây chính là lý do Nhà nước quy định cấm cho vay đảo nợ, chỉ được cho vay đảo nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Hàng năm định kỳ ngân hàng nhà nước vẫn cử cán bộ thanh tra xuống các ngân hàng thương mại để kiểm tra các hoạt động của các ngân hàng này, nhằm phát hiện các sai phạm và hướng dẫn thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng từ khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện sản phẩm cho vay tái tài trợ cho đến nay đã hơn ba năm tuy nhiên vẫn chưa có một đoàn thanh tra ngân hàng nào phát hiện sai phạm trong vấn đề này. Cho đến nay vẫn chưa có một vụ án hay một ngân hàng nào bị xử lý pháp luật do việc cố ý làm trái quy định về việc cho vay tại các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.

Ngân hàng triển khai hẳn cả một sản phẩm, cho vay nhiều hồ sơ khách hàng với sản phẩm này. Không chỉ một ngân hàng có sản phẩm tái tài trợ mà nhiều ngân hàng đồng loạt triển khai, không phải mới phát triển sản phẩm này trong một hai tháng mà các ngân hàng đã cho vay tái tài trợ được khoảng 3 năm. Vậy mà các cơ quan quản lý nhà nước không phát hiện được sai phạm?

Thực tế do công tác quản lý của các cơ quan chức năng có vấn đề hay do họ cố tình lờ đi?

Chính việc tiền lệ chưa có xử phạt và dưới sức ép cạnh tranh hiện tại buộc các ngân hàng phải phát triển sản phẩm cho vay tái tài trợ trong đó có PVcomBank. Không phải các ngân hàng không nắm được quy định của nhà nước về vấn đề cho vay, đặc biệt với việc hạn chế cho vay liên quan đến mục đích sử dụng vốn mà là trong vấn đề vận dụng luật.

Việc vận dụng pháp luật trong thực tế gặp phải hai vấn đề khách quan và chủ quan.

Khách quan là những quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam quá đồ sộ, có quá nhiều thể loại văn bản khác nhau, cả những người được đào tạo bài bản về luật thì khi vận dụng luật vẫn thiếu tự tin, có nhiều khái niệm được đề cập trong các văn bản luật nhưng lại không quy định và hướng dẫn cụ thể, làm cho người áp dụng luật gặp phải lúng túng, vì cùng một từ thì nhiều người sẽ hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Trong việc triển khai pháp luật cũng có vấn đề, các cơ quan quản lý nhà nước không đi sâu, đi sát với người dân và doanh nghiệp, thiếu sự kiểm tra và giám sát, không phát hiện kịp thời những sai phạm để hướng dẫn sửa chữa và khắc phục, thường thì khi sự việc được phát hiện thì hậu quả đã rất nghiêm trọng.

Việc kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước phần lớn là mang tính chất hình thức, khi phát hiện sai phạm có thể vì các mối quan hệ mà lờ đi, không giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.

Về mặt chủ quan đó là liên quan đến những con người áp dụng pháp luật cụ thể là các ngân hàng thương mại, trong đó có PVcomBank. Vì những sức ép kinh doanh khác nhau mà những nhà lãnh đạo hay cán bộ ngân hàng cố tình hiểu khác đi những quy định của pháp luật, hòng lách luật, làm trái luật. Họ chỉ nghĩ ngân hàng khác làm được cũng không sao thì mình làm cũng

không sao, hay nghĩ rằng chỉ cần quản lý tốt, không để phát sinh khoản nợ không thể thu hồi, không gây mất vốn, không để hậu quả nặng nề thì cũng không ai kiểm tra giám sát việc này. Chính với lối suy nghĩ đó đã khiến họ có cơ sở để ra những quyết định có phần đi ngược lại với quy định chung.

Với cách làm và hiểu hiện tại của PVcomBank và các ngân hàng liên quan đến chủ thể vay vốn thì việc phát hành thẻ tín dụng cho các thành viên lãnh đạo, điều hành của ngân hàng hay việc cho vay ưu đãi với các cán bộ thẩm định và phê duyệt thì cũng không tác động nhiều đến hoạt động và rủi ro tín dụng của ngân hàng, vẫn đảm bảo mục đích ban đầu của luật. Vậy phải chăng Nhà nước nên xem xét và điều chỉnh quy định của luật cho phù hợp hơn với thực tế và phải làm rừ hơn cỏc quy định của mỡnh khụng để trường hợp một quy định mà có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hạn chế hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp nhận xét thực trạng tại pvcombank và một số kiến nghị (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w