Trái phiếu Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở việt nam (Trang 53 - 57)

Trái phiếu chính quyền địa phương đang ngày càng trở thành một công cụ huy động vốn hiệu quả cho địa phương, phát huy tiềm lực về vốn của nhà đầu tư tại địa phương mình. Trái phiếu Chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn trên 1 năm nên nó cũng được coi là một loại chứng khoán- hàng hoá của thị trường chứng khoán.

Về tổ chức phát hành. Theo quy định của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Tuy nhiên cũng giống như Chính phủ, Uỷ ban nhân dân không trực tiếp thực hiện các hoạt động phát hành mà uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trên địa bàn phát hành.

Về phương thức phát hành. Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành.

Về điều kiện phát hành. Trái phiếu chính quyền địa phương không phải là loại trái phiếu được phát hành một cách thường xuyên. Mục đích của việc phát

hành loại chứng khoán này là nhằm huy động vốn cho các dự án công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm. Vì vậy, việc phát hành phải tuân thủ các điều kiện sau:

(i) Dự án, công trình thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 05 năm đã được Hội đồng nhận dân cấp tỉnh quyết định.

(ii) Phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và phương án hoàn trả nợ vốn vay khi đến hạn được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân thông qua và được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

(iii) Có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn chịu trách nhiệm phát hành, thanh toán trái phiếu.

Những điều kiện này một mặt đảm bảo cho chất lượng và tính thanh khoản của trái phiếu được phát hành một mặt hạn chế sự phát hành một cách bừa bãi loại chứng khoán này để huy động vốn trong dân chúng của chính quyền địa phương.

Có thể nói, những quy định của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 đã tạo ra một cơ sở pháp lý cho Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng vào những chương trình kinh tế của mình, qua đó cung cấp và tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường chứng khoán.

2.4. Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ở Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, việc chào bán chứng khoán có sự khác nhau từ điều kiện, phương thức và trình tự thủ tục chào bán giữa các chủ thể. Việc quản lý Nhà nước đối với các hoạt động này cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau.

Đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Luật chứng khoán 2006 đã thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc quản lý chứng khoán và thị

trường chứng khoán trong đó có hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.

Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Cụ thể là tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Bên cạnh việc cấp giấy chứng nhận trên, Uỷ ban chứng khoán còn có quyền đình chỉ và huỷ bỏ việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Như vậy, khắc phụ hạn chế của Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, Luật chứng khoán 2006 đã quy định rừ Uỷ ban chứng khoỏn là cơ quan thuộc Bộ Tài chớnh nhưng thực hiện một số chức năng và thẩm quyền nhất định liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm đảm bảo tính độc lập cần thiết và thực quyền của Uỷ ban chứng khoán trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chứng khoán.

Với chào bán riêng lẻ chứng khoán, hiện tại chưa có một cơ quan nào thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động này.

Đối với hoạt động chào bán cổ phiếu để thành lập công ty cổ phần hoặc chào bán thêm để huy động vốn, hiện tại không có quy định nào về quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Đây chính là lỗ hổng của Luật doanh nghiệp, và sẽ dẫn đến hệ quả như các công ty cổ phần coi việc chào bán cổ phiếu là tự do, họ có thể tự quyết định mà không chịu một ràng buộc nào.

Đối với việc chào bán cổ phần của công ty Nhà nước theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 do Bộ Tài chính quản lý. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện công tác cổ phần hoá theo quy định pháp luật của các công ty Nhà nước.

Hoạt động chào bán chứng khoán của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quản lý và giám sát theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước, Quyết định 02/2004/QĐ-NHNN này 04 tháng 01 năm

2004, Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 9 năm 2001. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được thống đốc uỷ quyền sẽ xem xét và chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần và trái phiếu để huy động vốn trong nước của các tổ chức tín dụng, đồng thời giám sát và kiểm tra các báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cổ phần trước và sau khi phát hành.

Đối với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, theo quy định của Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006, Bộ Tài chính là cơ quan thống nhất quản lý hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, xem xét có ý kiến chấp nhận phương án phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp.

Đối với chào bán trái phiếu của Chính phủ và chính quyền địa phương, theo quy định của Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003, quản lý Nhà nước đối với hoạt động này thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại chứng khoán được phát hành mà hoạt động chào bán chịu sự quản lý của Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hay Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương

Với những quy định trên, có thể thấy quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán khoán nói chung không thuộc thẩm quyền của một cơ quan nào mà tuỳ thuộc vào từng loại chủ thể phát hành. Đặc biệt là chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Việc quy định các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau đối với hoạt động phát hành chứng khoán riêng lẻ là hợp lý song việc quy định như hiện nay còn có nhiều bất cập. Trước hết, cơ quan quản lý thiếu sự đồng bộ thống nhất; tiếp đến các quy định về quản lý còn quá chung chung chưa thể hiện cụ thể những nội dung quản lý nhà nước về chào bán chứng khoán như giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp chào bán, xử lý vi phạm trong chào bán. Như vậy, quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán mà đặc biệt là chào bán chứng khoán riêng lẻ đang là khoảng trống của pháp luật

Chương 3

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán

3.1. Căn cứ để hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán.

Cho tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được 7 năm và đã khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w