Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hoá công ty Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở việt nam (Trang 64 - 67)

Ngày 16 tháng 11 năm 2004, Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần được ban hành thay thế cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 . Nghị định đã có nhiều điểm mới tạo ra cơ chế thông thoáng cho hoạt động cổ phần hoá công ty Nhà nước. Trên thực tế, quá trình cổ phần hoá trong thời gian qua vẫn diễn ra chậm chạp. Năm 2006, kế hoạch cổ phần hoá không đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 vẫn chưa thực sự gỡ bỏ các rào cản để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá. Như vậy, vấn đề đặt ra là pháp luật cần hoàn thiện một số quy định trong hoạt động cổ phần hoá công ty Nhà nước. Đó cũng chính là biện pháp thúc đẩy hoạt động phát hành chứng khoán của doanh nghiệp cổ phần hoá đồng thời đảm bảo chất lượng chứng khoán phát hành và thực sự là một trong những biện pháp kích cung nguồn hàng cho thị trường chứng khoán. Nội dung cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ phần hoỏ cụng ty Nhà nước là phải phõn định rừ chức năng quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, nghiên cứu ban hành chế độ cổ phần hợp lý một mặt vừa bảo vệ lợi ích cho người lao động, mặt khác giảm bớt được sự chênh lệch giá cổ phần giữa người lao động và nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp, bổ sung thêm các quy định về giá trị doanh nghiệp và xử lý tài sản... Cụ thể, cần sửa đổi bổ sung một số nội dung sau:

Về đối tượng cổ phần hoá, nên mở rộng đối tượng công ty Nhà nước được phát hành cổ phần để chuyển thành công ty cổ phần nhằm hạn chế việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ- con, tránh cổ phần hoá toàn bộ bằng cổ phần hoá bộ phận doanh nghiệp. Bổ sung thêm các đối tượng cần phải được cổ phần hoá:

công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, hai thành viên; tổng công ty Nhà nước, công ty Nhà nước hoạt động độc lập theo mô hình công ty mẹ con, các đơn vị sự nghiệp.

Về phương thức bán cổ phần, cần mở rộng phương thức bán cổ phần lần đầu: ngoài phương thức bán đấu giá công khai còn có thể thực hiện các phương thức bảo lãnh phát hành và bán thoả thuận trực tiếp. Thực tế hiện nay, phương thức đấu giá đã bộc lộ một số hạn chế: trung tâm giao dịch chứng khoán quá tải khi phục vụ các nhà đầu tư trong khi đó phương thức bảo lãnh là một phương thức phát hành rất được ưa chuộng trên thế giới. Đây là một phương thức phát hành an toàn. Đồng thời sự tham gia của công ty bảo lãnh phát hành, sẽ đảm bảo sự thành công của đợt phát hành chứng khoán, tạo động lực cho quá trình cổ phần hoá diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành nhưng giá bán không được thấp hơn giá bảo lãnh đã ghi trong hợp đồng. Để khắc phục tình trạng thông thầu, xử lý số cổ phần không bán hết, phải quy định một tỷ lệ nhất định cổ phần không bán hết và các biện pháp được áp dụng khi xảy ra trường hợp này. Hơn thế nữa, để thúc đẩy hoạt động chào bán cổ phần để cổ phần hoá, nên có quy định cho phép để lai doanh nghiệp một phần khoản chênh lệch tăng do bán đấu giá cổ phần phát hành thêm để thực hiện các dự án đầu tư theo phương án cổ phần

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, cần xoá bỏ phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để phù hợp với xu hướng hội nhập. Sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng nhà đầu tư chiến lược bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xoá bỏ cơ chế ưu đãi giảm giá bán cổ phần cho đối tượng này.

Một bất cập trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là việc xác định trị giá và xử lý tài sản của công ty Nhà nước. Việc định giá doanh nghiệp quá thấp hoặc quá cao đều khiến cho việc bán cổ phần gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa việc xử lý các tài sản ứ đọng, chờ thanh lý sẽ làm chậm tiến độ cổ phần hoá. Vì vậy, cần quy định việc xử lý loại tài sản này để tăng cường trách nhiệm của các công ty Nhà nước, giảm thiểu thủ tục hành chính liên quan đến việc bàn giao khối tài sản; và quy định rừ việc xử lý trong trường hợp phỏt sinh lỗ từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao. Đồng thời

tránh thất thoát ngân sách Nhà nước, tạo quyền chủ động cho các tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp; bổ sung quy định áp dụng các phương pháp khác nhau trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược góp vốn mua cổ phần và tham gia quản lý doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về số lượng cổ đông đại chúng khi tham gia thị trường chứng khoán; nâng tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai từ 20% lên trên 30% vốn điều lệ vì hiện tại có ý kiến cho rằng 20% là con số nhỏ, không thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực về vốn lớn, kinh nghiệm và trình độ quản lý. Điều này sẽ gây trở ngại cho mục tiêu cổ phần hoá của công ty Nhà nước.

3.2.4. Xây dựng một cơ chế giám sát thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán đặc biệt là chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Như chúng ta đã biết quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán hiện nay không thuộc thẩm quyền của duy nhất một cơ quan nào. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát hoạt động chào bán chứng khoán (mà cụ thể là trái phiếu) của Chính phủ và chính quyền địa phương. Đối với hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp, theo quy định của Luật chứng khoán 2006, hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Còn hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ hiện có đến ba cơ quan chịu trách nhiệm quản lý: Bộ tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay, sự thiếu vắng một cơ chế giám sát thống nhất khiến cho hoạt động chào bán chứng khoán không phát huy được hết vai trò của mình đối với tổ chức chào bán, với nhà đầu tư và với thị trường chứng khoán. Đặc biệt do không có một cơ quan quản lý thống nhất đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ mà hoạt động này chưa phát huy được hết khả năng về vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nền kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp khi tiến hành chào bán cùng một lúc các loại chứng khoán khác nhau sẽ gặp nhiều lúng túng, gây mất thời gian, dễ bỏ lỡ cơ hội huy động vốn trong khi hoạt động chào bán riêng lẻ thường xuyên diễn ra.

Chính vì vậy, cần thành lập ngay một cơ quan có chức năng chuyên quản lý, giám sát và thực hiện các thủ tục liên quan đến quản lý như cho phép, chấp nhận ..đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tiến tới thành lập một cơ quan thống nhất quản lý việc chào bán chứng khoán của doanh nghiệp và xa hơn nữa là chào bán chứng khoán nói chung.

Bên cạnh một cơ quan chuyên quản lý hoạt động chào bán chứng khoán, cần ban hành một nghị định về xử phạt trong lĩnh vực chào bán chứng khoán.

Nghị định này sẽ là cơ sở pháp luật để cơ quan quản lý áp dụng khi tiến hành xử lý các vi phạm phát sinh trong việc chào bán chứng khoán.

Hơn thế nữa cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật về giám sát thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan đến chào bán chứng khoán.

3.2.5. Hoàn thiện một số quy định khác liên quan đến chào bán chứng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w