Cơ cấu dân cư phường Quang Trung giai đoạn 1986- 2014 .1 Nông dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 38 - 64)

CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG CƠ CẤU DÂN CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ- TỈNH QUẢNG

2.2 Cơ cấu dân cư phường Quang Trung giai đoạn 1986- 2014 .1 Nông dân

Giai cấp nông dân là những người lao động sản xuất vật chất trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Là phường phát triển kinh tế công- thương nghiệp nên số lượng nông dân trên địa bàn phường không nhiều.

Năm 2014, nông dân phường Quang Trung là 1202 người, chiếm 8% trong cơ cấu lao động. Với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thì diện tích đất nông nghiệp của người dõn trờn địa bàn phường bị giảm đi rừ rệt. Cựng với quỏ trỡnh thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, số hộ nông nghiệp trên địa bàn phường cũng giảm đi nhiều. Năm 2010, toàn phường có 68 hộ làm nông nghiệp. Đến năm 2014, toàn

phường có 45 hộ nông nghiệp. Đặc biệt, do quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho tái định cư, xây dựng chợ Chiều (chợ Quang Trung), khu đô thị, xây dựng trung tâm thương mại, nhà máy nước Đồng Mây mở rộng, cầu vượt đường sắt nên đã tác động không nhỏ đến đời sống của các hộ dân cư, dẫn đến chuyển biến trong công việc của họ.

Qúa trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Quang Trung diễn ra vào các năm 2004, năm 2007, năm 2010, năm 2012. Năm 2004, phục vụ cho Dự án xây dựng trụ sở Viện Khoa học công nghệ Mỏ, các ban ngành thị xã Uông Bí, phường Quang Trung đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của một số hộ dân khu 9. Năm 2007, với dự án Quốc lộ 18 mở rộng, diện tích đất nông nghiệp của 25 hộ dân tại khu 10, khu 11 đã bị thu hồi. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi năm 2007 là 4,5 ha. Năm 2010, với dự án xây dựng chợ Quang Trung, đất nông nghiệp tại các khu 9, khu 10 bị thu hồi. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi năm 2010 là 3 ha với 22 hộ dân. Năm 2012, dự án mở rộng cầu vượt đường sắt, đất nông nghiệp ở khu 9, khu 10 cũng bị thu hồi. Đất nông nghiệp bị thu hồi năm 2012 là hơn 1 ha, với 14 hộ bị mất đất, tập trung ở các khu: 9, 10. Như vậy, quá trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường diễn ra trong nhiều năm. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chủ yếu là đất canh tác của người nông dân tập trung ở các khu 9, khu 10, khu 11. Chỉ tính riêng khu 9: Năm 2000, diện tích đất nông nghiệp của khu là 15 ha. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của khu còn 10 ha. Đến năm 2014, diện tích đất nông nghiệp của khu chỉ còn 5ha.Có thể nói, với quá trình thu hồi đất nông nghiệp như trên đời sống của các hộ dân ở đây đã bị ảnh hưởng. Điều đó được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Về số lượng: Năm 2010, số lao động nông- lâm- ngư nghiệp của phường là 1294 người, với 430 hộ làm nông- lâm- ngư nghiệp (263 hộ làm nông nghiệp).

Năm 2014, số lao động nông- lâm- ngư nghiệp của phường chỉ có 1218 người, với 405 hộ làm nông- lâm- ngư nghiệp (245 hộ làm nông nghiệp). Như vậy, có thể thấy

số hộ làm nông nghiệp và số lao động nông nghiệp của phường ít, đang có xu hướng giảm (4 năm giảm 76 lao động và 25 hộ). Bình quân 1 năm, số hộ làm nông nghiệp và số lao động nông nghiệp giảm:19 lao động và 6 hộ.

Về phân bố lao động nông nghiệp: Sự phân bố lao động nông nghiệp trên địa bàn phường diễn ra rải rác ở các khu: khu 5, khu 7, khu 8, khu 9, khu 10, khu 11, khu 12. Số lao động nông nghiệp nhiều nhất trên địa bàn phường tập trung ở hai khu: khu 10, khu 11- chiếm 2/3 lao động nông nghiệp của phường. Ở khu 11, có tới 120 hộ làm nông nghiệp (năm 2014). Trên địa bàn phường, số lao động nông nghiệp ít nhất là ở khu 8 với 20 hộ làm nông nghiệp. Ở các khu 10, khu 11 do diện tích mặt bằng rộng hơn các khu khác nên quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở đây cũng ra diễn ra mạnh mẽ hơn. Đời sống của người dân ở các khu này cũng có sự thay đổi lớn do quá trình thu hồi đất diễn ra.

Hệ quả của chính sách thu hồi đất: Qúa trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Quang Trung diễn ra từ rất sớm.Với quá trình này, các gia đình bị mất một phần diện tích đất nông nghiệp hoặc toàn bộ diện tích đất. Năm 1998, với dự án xây dựng nhà máy nước Đồng Mây 1, nhiều hộ gia đình ở khu 9, khu 11 đã bị thu hồi đất. Điển hình là gia đình cô Trần Thị Chinh, trú tại tổ 35 khu 9. Cô cho biết, gia đình cô trước khi bị thu hồi đất có 5 sào 10 thước đất nông nghiệp. Với quá trình thu hồi đất diễn ra, gia đình cô bị mất hết diện tích đất canh tác và nhận được số tiền đền bù là 22 triệu đồng (tính cả diện tích đất vỡ hoang, gia đình có 7 sào). Với số tiền đền bù trên, năm 2000, gia đình đã vay thêm tiền để xây nhà (27 triệu đồng). Hết diện tích đất canh tác, các thành viên trong gia đình cô xin đi làm công nhân, làm tự do. Như vậy, việc thu hồi đất đã có tác động không nhỏ đến đời sống của người nông dân, làm biến đổi nghề nghiệp của họ.

Về cách sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp: Có khoản tiền đền bù từ việc thu hồi đất, người dân đã sử dụng số tiền trên với nhiều mục đích khác nhau như: xây nhà, sửa sang nhà cửa, mua đồ dùng lâu bền, gửi tiết kiệm, cho con ăn

học…Theo điều tra thực tế, tại tuyến phố Đồng Mây, nơi các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho Dự án của Công ty Kho vận Đá Bạc, thuộc TKV về cách sử dụng số tiền đền bù đất: có 30 người được hỏi thì 10 người xây nhà (chiếm 33,3%), 3 người mua đồ dùng lâu bền(chiếm 10%), 5 người (chiếm 16,7 %) gửi tiết kiệm, 12 người sử dụng tiền làm nhiều việc như vừa làm nhà, vừa cho con đi học, vừa chuyển nghề (chiếm 40%). Người dân thuần nông quanh năm vất vả ngoài đồng ruộng, số tiền kiếm được không nhiều nên khi nhận số tiền từ việc thu hồi đất thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là sửa sang, xây dựng nhà cửa cho khang trang. Đây cũng là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng số tiền đền bù vào xây nhà, mua sắm trang thiết bị lâu bền thì họ không còn vốn để sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp. Như vậy, sử dụng tiền bồi thường từ việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn phường chưa hợp lý.

Về hướng chuyển đổi nghề nghiệp: Việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông nghiệp trên địa bàn phường diễn ra theo hai hướng:

1- Người nông dân vẫn làm nông nghiệp như trước.

2- Người nông dân chuyển sang làm nghề khác.

Ở nhóm thứ nhất: gồm những người nông dân không bị mất đất và những người mất một phần đất nông nghiệp. Đa số các hộ nông dân vẫn tiếp tục cấy lúa, trồng rau, hoa màu, xen lẫn với hoạt động chăn nuôi hộ gia đình trên quy mô nhỏ.

Phỏng vấn ông Vũ Minh Hoóng, 65 tuổi, trưởng khu 11- khu mất đất nông nghiệp nhiều nhất, chúng tôi được biết:Năm 2014,khu 11 có 2062 khẩu với 578 hộ dân.

Trong đó 70% dân số làm nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của toàn khu là 19 ha, trong đó 7 ha trồng rau màu, 12 ha trồng lúa. Người dân ở đây quanh năm sống bằng nghề trồng rau muống và trồng lúa. Đặc biệt, rau muống Đồng Mây nổi tiếng là giòn, ngọt. Vì vậy, có nhiều người buôn bán rau từ các nơi như: Cẩm Phả, Hòn Gai… đã về đây lấy cất rau. Số ít rau còn lại sẽ được phân phối về các chợ xung quanh: chợ Trung tâm, chợ cây số 11. Đây cũng là nguồn thu lớn đối với

nông dân khu 11. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm giá rau có sự biến động, ảnh hưởng lớn đến người nông dân ở đây. Trong Tết, giá 1 mớ rau là 4000 đồng- 5000 đồng/ 1 mớ, đem lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Nhưng giá một mớ rau trong những ngày bình thường khá rẻ: 1.000 đồng - 2.000 đồng/1 mớ. Nguồn thu của người nông dân từ việc trồng rau muống không nhiều. Ông cũng cho biết, khu 11 đã hai lần bị thu hồi đất. Lần thứ nhất diễn ra năm 2004 do Dự án Kênh làm mát nhà máy điện và lần thứ hai diễn ra năm 2008 do Dự án của Công ty Kho vận Đá Bạc. Trong lần thu hồi đất thứ nhất, có 42 hộ bị mất đất. Hộ mất nhiều nhất là 1 mẫu ruộng, hộ mất ít nhất là 2 sào ruộng. Tuy nhiên, giá đền bù diện tích đất bị mất đó rất thấp, chỉ có 5. 040 000 đồng/ sào (2004). Lần thu hồi đất thứ hai, có 17 hộ bị mất đất. Hộ mất nhiều nhất là 5 sào. Hộ mất ít nhất là 1,5 sào. Giá tiền đền bù cho 1 sào là 47 triệu (2008). Đối với những hộ dân bị mất ít đất nông nghiệp, sau khi nhận tiền đền bù, họ tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Thẫn, 57 tuổi trú tại tổ 39B, khu 11 cho biết: vợ chồng bà vốn là công nhân Công ty Xây dựng số 18 (Nay là Công ty xây dựng nhà ở Uông Bí) về hưu. Trước năm 2009, gia đình bà sinh sống tại phường Nam Khê. Đến năm 2009, gia đình chuyển về sinh sống tại tổ 40 phố Đồng Mây, phường Quang Trung.

Không chỉ trông chờ vào đồng lương, năm 2009 bà còn thuê ruộng cày cấy với giá 400.000 đồng/ năm. Hiện tại bà vẫn duy trì trồng 1,8 sào rau muống với giá thuê ruộng là 700.000 đồng/ năm. Một ngày bà hái nhiều thì được 70 mớ rau, tức là bà sẽ có 70.000 đồng/ ngày. Nếu trừ chi phí phân bón, thuê ruộng, giống, bơm nước….trung bình bà thu được 600.000 đồng/ 1 tháng.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của thị trường, một bộ phận người dân đã có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tiêu biểu là khu 5B:

gia đình ông Tô Văn Tọa (trồng thanh long đỏ) và gia đình ông Nguyễn Văn Sửu (trồng nấm sạch). Bà Phạm Thị Toan (Vợ ông Sửu), trú tại tổ 17A, khu 5B, phường Quang Trung cho biết: cơ sở này được kinh doanh từ tháng 3 năm 2014.

Sản phẩm chính của cơ sở là nấm sò, nấm linh chi, ngoài ra còn có mộc nhĩ. Gia đình bà đã chi 6 tỷ để xây sửa nhà xưởng, lắp hệ thống điện, hệ thống tôn lạnh, phun sương và mua giống nấm. Gia đình bà mua giống ở Viện di truyền nông nghiệp (Văn Giang- Hưng Yên). Để làm công việc này, gia đình bà huy động anh, em trong nhà tự làm (9 người) và thuê một người (3 triệu đồng/ tháng). Nguồn tiêu thụ chủ yếu của gia đình là các nhà hàng, nhà chùa (Chùa Lân, chùa Ba vàng, chùa Am). Khi có số lượng nhiều, còn thừa nấm thì gia đình mới bán ra chợ Trung tâm.

Hiện gia đình bà có 3 quầy hàng giới thiệu sản phẩm ở chợ Trung tâm. Mỗi ngày, gia đình bà thu được 40-50kg nấm sò. Bà bán nấm sò với giá 50kg/cân. Cơ sở sản xuất nấm sạch Ba Vàng giờ đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho người dân đến mua, học tập, tham quan, tìm hiểu mô hình.

Tìm hiểu khu mất ít đất nông nghiệp, chúng tôi đến khu 9. Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tiến, trưởng khu 9, 62 tuổi, công nhân nhà máy nhiệt điện Uông Bí về hưu, chúng tôi được biết: Khu 9 có diện tích gần 4 km2 với 343 hộ, 1284 nhân khẩu. Trong đó, có 30% hộ dân làm nông nghiệp. Trên địa bàn khu đã nhiều lần diễn ra quá trình thu hồi đất nông nghiệp, nhưng rải rác trong nhiều năm, chỉ ở một số ít hộ. Với dự án giãn dân xây dựng chợ Quang Trung năm 2010, có 14 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Số tiền đền bù đất là 7 triệu đồng/ 1 sào. Với dự án xây dựng nhà máy nước Đồng Mây mở rộng năm 2012, có 9 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

Giá tiền đền bù đất là 170 triệu đồng/ 1 sào. Ngoài ra, còn có sự án mở rộng cầu vượt đường sắt, mở rộng quốc lộ 18…Hiện nay, bên cạnh các hộ dân vẫn còn diện tích đất nông nghiệp để canh tác, một số hộ dân đã mất hết đất như nhà cô Vũ Thị Hòa (Tổ 34), anh Trịnh Văn Hoạt, anh Trịnh Văn Tuyển, cô Trịnh Thị Thấm (Tổ 31), cô Nguyễn Thị Nấm. Với dự án xây dựng chợ Quang Trung, những hộ dân nào có diện tích đất nông nghiệp từ 1 sào trở lên bị thu hồi sẽ được Uỷ ban nhân dân phường cấp cho 1 kiốt bán hàng ở chợ.

Phỏng vấn cô Nguyễn Thị Lý, trú tại tổ 35, khu 9: chúng tôi được biết: trước khi diễn ra quá trình thu hồi đất, gia đình cô có hơn 1 sào ruộng. Với dự án xây dựng chợ Quang Trung, gia đình cô bị thu hồi 7 thước ruộng (chiếm 50 % diện tích đất nông nghiệp). Đến năm 2012, với dự án nhà máy nước Đồng Mây mở rộng, gia đình cô bị thu hồi hết 50% diện tích đất còn lại. Như vậy, hiện nay gia đình cô mất hết diện tích đất nông nghiệp. Với số tiền đền bù đất, gia đình sử dụng để buôn bán, kinh doanh nhỏ trong chợ Quang Trung.

Các khu không mất đất nông nghiệp là khu 3, khu 4, khu 8. Tại những khu này, người dân vẫn tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng của gia đình. Những người làm ruộng chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên: 40, 50 tuổi. Vì ngoài làm ruộng ra, họ không biết làm gì để kiếm thêm thu nhập, giúp đỡ cho con,cháu.

Trong khi đó, con của họ chủ yếu học nghề, làm công nhân trong các mỏ Than: mỏ Vàng Danh, mỏ Nam Mẫu, mỏ Hồng Thái….

Trong mỗi hộ nông dân trên địa bàn phường, nếu xét về cơ cấu giai cấp thì các hộ không đơn thuần chỉ có giai cấp nông dân mà còn có trí thức, công nhân, người làm tự do, thương nhân…Tiêu biểu là gia đình bà Đỗ Thị Chỉ, 49 tuổi trú tại tổ 34 khu 9 phường Quang Trung. Hai vợ chồng bà làm ruộng đã được 28 năm với diện tích đất nông nghiệp là 1.464m2. Ngoài cấy lúa và rau muống, gia đình còn chăn nuôi 4 con lợn và 20 con gà. Hai vợ chồng bà có 4 cô con gái. Mặc dù hai vợ chồng bà làm ruộng, lại đông con nhưng bà vẫn cố gắng cho các con được đi học đầy đủ. Không phụ công lao của cha mẹ, con gái lớn của bà (27 tuổi- năm 2014), đang là giáo viên của trường THPT Hồng Đức. Con gái thứ hai của bà (25 tuổi- năm 2014), tốt nghiệp khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã được 3 năm nhưng chưa xin được việc, đang đi dạy gia sư cho các gia đình trên địa bàn phường. Con gái thứ ba(23 tuổi- năm 2014), học Trung cấp kinh tế, đang làm Kế toán cho Doanh nghiệp Yamaha ở phường Thanh Sơn và học liên thông lên Đại học Kinh tế quốc dân. Con gái út của gia đình năm 2014 là 16 tuổi, đang học lớp

10A1 trường THPT Uông Bí. Như vậy, trong hộ gia đình bà Chỉ không chỉ có nông dân mà còn có trí thức. Số lượng trí thức chiếm 2/3 trong gia đình bà.

Nhóm thứ hai: gồm những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, buộc họ phải chuyển sang nghề khác. Một bộ phận chuyển sang làm công nhân thời vụ, xe ôm, người giúp việc, buôn bán nhỏ lẻ… Đối với những hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp, điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, trú tại tổ 41A phố Đồng Mõy, bị thu hồi 6 sào ruộng lại cú sự chuyển đổi nghề nghiệp rừ rệt. Trước khi mất đất nông nghiệp, cả gia đình anh canh tác trên mảnh ruộng đó. Nhưng sau khi mất đất, anh chuyển sang nghề thợ xây, thợ nề, vợ anh vào chợ Quang Trung buôn bán nhỏ lẻ. Như gia đình bác Đỗ Văn Nhân, trú tại tổ 41B khu 11 có sự khác biệt.

Trước khi bị thu hồi đất, gia đình bác có 1.633,4 m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp này đã được gia đình khai hoang từ năm 1981. Từ đó đến năm 2008, gia đình vẫn canh tác trên mảnh đất này với các hoạt động phát triển kinh tế như chăn nuôi lợn gà, trồng rau màu, cấy lúa, đào ao thả cá. Tuy nhiên, năm 2009 với dự án xây dựng nhà điều hành sản xuất của Công ty kho vận Đá Bạc, 23 hộ dân ở khu 11, khu 12 đã bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong đó, có những hộ dân chỉ bị mất một phần đất nông nghiệp, còn một số hộ mất hoàn toàn diện tích đất nông nghiệp phục vụ dự án. Gia đình bác Nhân là một trong số những hộ bị mất hết đất nông nghiệp (mất 1633,4m2). Với diện tích bị thu hồi trên, gia đình nhận được 286 triệu đồng (42 triệu/ 1 sào). Năm 2009, gia đình nhận được 5 triệu đồng từ Trung tâm phát triển Qũy đất của thành phố. Được biết, trước khi bị thu hồi đất, bác Nhân là công nhân nhà máy cơ khí ô tô Uông Bí chuẩn bị về hưu non do sức khỏe yếu.

Vợ bác Nhân (bác Minh) làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh ruộng của gia đình. Ba con trai của bác giúp đỡ gia đình trong trồng trọt, chăn nuôi. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nghề nghiệp của gia đình bác Nhân đã có sự chuyển biến.

Mảnh vườn quen thuộc mà gia đình vẫn trồng trọt, chăn nuôi đã không còn nên mỗi thành viên trong gia đình bác đều tìm kiếm một kế sinh nhai. Vợ chồng bác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 38 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w