Sự phân hóa giàu nghèo ở phường Quang Trung giai đoạn 1986- 2014 Là phường phát triển mạnh về kinh tế, sự phân hóa xã hội trên địa bàn phường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG CƠ CẤU DÂN CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ- TỈNH QUẢNG

2.3 Sự phân hóa giàu nghèo ở phường Quang Trung giai đoạn 1986- 2014 Là phường phát triển mạnh về kinh tế, sự phân hóa xã hội trên địa bàn phường

Quang Trung cũng rất sâu sắc. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: Thống kê số hộ nghèo ở phường Quang Trung từ năm 2002- 2014

Năm Số hộ nghèo (Hộ)

Tổng số hộ Tỉ lệ (%)

2002 211 4357 4,84

2003 113 4535 2,49

2004 145 4622 3,14

2005 94 4622 2,03

2006 74 4709 1,57

2007 76 4630 1,64

2008 64 5194 1,23

2009 48 4926 0,97

2010 112 4930 2,27

2011 80 4996 1,60

2012 67 5146 1,30

2013 44 5163 0,85

2014 34 5343 0,66

Nguồn: [44;1-3], [45].

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy:

Nhìn chung, số hộ nghèo của phường đang có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể là: Năm 2002, số hộ nghèo của phường là 211 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 4,84%. Đến năm 2014, số số hộ nghèo của phường chỉ còn 34 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 0,66%. Như vậy, trong 12 năm, số hộ nghèo của phường giảm đi 986 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,18%. Trung bình một năm, số hộ nghèo của phường giảm 82 hộ.

Số hộ nghèo của phường cũng có sự biến động qua các năm: năm2002, 2004, năm 2010. Đây là những năm số hộ nghèo của phường cao, tăng lên.Sở dĩ có kết quả trên là do:

Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXHngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người đối với hộ nghèo được quy định như sau: vùng nông thôn, miền núi, hải đảo thu nhập bình quân là 80.000 đồng/ tháng trở xuống, vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng. Với quy định đó, tất cả những hộ có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập trên đều xếp vào diện hộ nghèo. Như vậy, theo quyết định trên, năm 2002 phường Quang Trung có 211 hộ nghèo.

Theo quyết định số 170/2005/QĐ- CP ngày 8/7/2005 tiêu chí hộ nghèo được quy định cụ thể như sau: khu vực nông thôn thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/ tháng trở xuống, khu vực thành thị là 260.000 đồng/ người/ tháng trở xuống đều xếp vào diện hộ nghèo.

Từ năm 2011, các tiêu chí mới về hộ nghèo lại làm thay đổi số lượng hộ nghèo ở thành phố Uông Bí và phường Quang Trung. Theo quyết định số 09/2011/

QĐ- TTG của Thủ tướng chính phủ, tiêu chí hộ nghèo được quy định như sau: khu vực nông thôn thu nhập từ 400.000 đồng/ người/ tháng trở xuống, khu vực thành thị là 500.000 đồng/ người/ tháng trở xuống.

Đến năm 2014, số hộ nghèo của phường đã giảm xuống, còn 34 hộ nghèo.

Có kết quả trên là do phường đã thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo hiệu quả như: Kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các doanh nghiệp trong làm nhà, sửa nhà,

tiền; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ sản xuất (giống cây trồng, vật nuôi), hỗ trợ ngày công để sửa nhà. Riêng khu 11, cán bộ khu dân cư đã kêu gọi Đảng viên cùng khu phố quyên góp tiền hỗ trợ 5 triệu đồng/1 hộ gia đình/năm để thoát nghèo.

Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm cũng có sự giúp đỡ, hỗ trợ không nhỏ của Hội Phụ nữ phường Quang Trung. Hội Phụ nữ phường Quang Trung đã giúp 28 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường từ 80 hộ (năm 2012) xuống 44 hộ (năm 2014). Chị Đỗ Thị Minh Đức, Chủ tịch Hội LHPN phường Quang Trung cho biết: “Để triển khai phong trào, chúng tôi rà soát, nắm chắc số hộ nghèo, gia cảnh của từng hộ, đồng thời bám sát kế hoạch giảm nghèo của địa phương, từ đó xõy dựng kế hoạch cụ thể của hội. Chỳng tụi thường phõn cụng rừ ràng. Hàng năm, Hội Phụ nữ phường sẽ chọn giúp 2-3 hộ phụ nữ nghèo thoát nghèo; ngoài ra, các hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo còn lại thì phân cho chi, tổ trực tiếp giúp đỡ.

Chúng tôi cũng xác định, muốn giúp phụ nữ thoát nghèo thì phải có nguồn lực, vì vậy chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH, các ngân hàng TMCP trên địa bàn cho hội viên vay vốn. Đồng thời, Hội thực hiện tạo nguồn vốn tại chỗ với 3.000 hội viên tham gia”[101]. Tuy nhiên, số hộ nghèo của phường vẫn còn nhiều.

Khi tìm hiểu thực trạng hộ nghèo ở phường Quang Trung, chúng tôi đến hai khu dân cư: khu 10, khu 11. Trước hết là khu 11- khu dân cư có số hộ nghèo lớn nhất trong toàn phường (Năm 2014, khu có 5 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo, chiếm 14,7% số hộ nghèo của toàn phường).Phỏng vấn ông Đoàn Văn Tuất, 46 tuổi, trú tại tổ 39B, phố Đồng Mây- hộ nghèo nhiều năm của khu 11, chúng tôi được biết:

gia đình ông cóbốn người: một mẹ già 95 tuổi, ông và hai con gái. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, năm 2006 chính quyền phường Quang Trung đã xuống thăm hỏi, hỗ trợ 50 triệu đồng cho gia đình xây dựng nhà mới. Vì nhà mà gia đình đang ở lúc đó đã xuống cấp nghiêm trọng, không biết sẽ sụp bất cứ khi nào, đe dọa tính mạng của cả gia đình. Đây là tin mừng đối với cả gia đình ông.

Tuy nhiên, tin dữ cũng nhanh chóng ập tới với gia đình do vợ ông bị bệnh nặng,

không qua khỏi. Cháu Tâm (con lớn của ông) lúc đó mới học lớp 1, cháu Tuyết mới 4 tuổi. Mọi gánh nặng của gia đình trút lên người ông. Vợ mất, con còn nhỏ, mẹ già tuổi cao sức yếu, bản thân ông bị ung thư thực quản mà cả nhà chỉ trông chờ vào 4 sào ruộng với lao động chính là ông. Buồn chán với cảnh gia đình, nhiều lúc ông đã tìm đến rượu để uống cho say, quên hết những khó khăn, mệt nhọc ông phải đối mặt. Thậm chí, nhiều lần ông đã lao vào cờ bạc, lô đề với hi vọng sẽ kiếm được chút gì đó từ trò chơi đỏđen này. Nhưng được sự quan tâm của bà con lối xóm, của chính quyền địa phương, ông đã tu dưỡng làm ăn, chăm lo cho mẹ già và các con. Cháu Tâm và cháu Tuyết hiện đang học lớp 9A5 và 7A1 trường THCS Trần Quốc Toản. Hai cháu đều rất ngoan ngoãn, vâng lời, dành nhiều thời gian phụ giúp gia đình sau giờ học. Số tiền học phí của hai cháu hiện nay do bác gái các cháu giúp đỡ. Mảnh ruộng 4 sào của gia đình hiện cũng do chị họ của các cháu cấy hái giúp, số tiền bán được từ cấy lúa, trồng rau sẽ thêm vào tiền thức ăn, tiền sinh hoạt hàng ngày cho các cháu. Mặc dù được giúp đỡ nhiều từ họ hàng, chính quyền, hàng xóm…nhưng gia đình ông Tuất vẫn thuộc diện hộ nghèo trong nhiều năm.

Tại tổ 39B phố Đồng Mây cũng có một hộ nghèo nhiều năm của phường, nhưng đến năm 2014 đã thoát được nghèo, chỉ ở diện hộ cận nghèo. Đó là gia đình ông Đoàn Văn Báu, sinh năm 1971. Được biết, gia đình ông có 4 người: mẹ ông, 2 vợ chồng, 2 con. Là lao động chính trong gia đình nhưng ông thường xuyên ốm đau, tiền thuốc chữa bệnh của ông rất nhiều. Vợ ông- bà Trần Thị Nhã, sinh năm 1973 chỉ làm nông nghiệp với 2 sào ruộng. Gia đình có chăn nuôi chục con gà với 2 con lợn. Với sự hỗ trợ, quan tâm của các ban ngành gia đình bà đã cố gắng sắm máy bơm nước để bơm nước thuê cho các hộ dân khác, phần nào tăng thêm thu nhập gia đình. Con trai ông năm nay 21 tuổi, đã tốt nghiệp Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên nhưng chưa đi học, làm ở đâu. Con gái ông hiện đang học lớp 5D tại trường Tiểu học Quang Trung.

Phỏng vấn ông Hoàng Nhật Tân- Trưởng khu 10, ông cho biết: Khu 10 có 374 hộ với số dân là 1.200 người. Năm 2014, khu có 4 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo.

Hộ nghèo của khu gồm gia đình ông Thuấn (ông bị bệnh nặng, không lao động được, con nhỏ), gia đình ông Màu (ông bị bệnh nặng, con bị down, vợ không công việc, sống qua ngày dựa vào bán vé số), gia đình cô Thái (một mình nuôi hai con nhỏ, sức yếu). Hộ cận nghèo của khu có gia đình bà Mua (không nơi nương tựa, già, yếu).

Như vậy, số hộ nghèo trên địa bàn phường chủ yếu là những hộ có thành viên trong gia đình bị bệnh hiểm nghèo (nhà ông Tuất, nhà cô Lan, nhà ông Thuấn…) nên mất nhiều tiền chạy chữa thuốc thang; sức yếu, chăm sóc mẹ già, con nhỏ (nhà cô Thái, nhà ông Màu…).Hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp nên nguồn thu nhập của các hộ gia đình thấp, không đáp ứng được chi tiêu cơ bản trong đời sống vật chất của gia đình.

Tiểu kết chương 2:

Giai đoạn 1986- 2014, xã hội phường Quang Trung có nhiều biến đổi. Trước hết thể hiện ở dân số của phường. Dân số của phường không ngừng tăng lên cả về tự nhiên lẫn cơ học, trong đó gia tăng dân số cơ học đóng vai trò quan trọng trọng sự phát triển kinh tế phường. Với lực lượng lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa, chuyên môn, năng động chuyển đến phườnggóp phần làm thay đổi cơ cấu dân số, dân cư của phường. Trong cơ cấu dân cư phường cũng diễn ra sự biến đổi. Sự biến đổi này thể hiện ở cả số lượng và chất lượng của các giai cấp, tầng lớp. Với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, số lượng nông dân phường ngày càng giảm. Một bộ phận nông dân đã chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực công nghiệp- xây dựng hoặc thương mại- dịch vụ. Trong khi đó, một bộ phận khác vẫn tiếp tục làm nông nghiệp nhưng có sự thay đổi cơ cấu cây trồng, hướng kinh doanh theo đòi hỏi của thị trường. Cùng với số lượng nông dân giảm, số lượng công nhân, trí thức, thương nhân có sự tăng lên.Trong đó, thương nhân là lực lượng có số lượng lớn và chiếm

tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân cư, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở phường. Chất lượng của trí thức và công nhân cũng có sự tăng lên do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội phường. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, sự phân hóa xã hội trên địa bàn phường Quang Trung cũng diễn ra sâu sắc. Từ năm 2000- 2014, số hộ nghèo của phường có giảm đi nhưng không nhiều. Cùng với sự chuyển biến trong cơ cấu dân cư, chuyển biến trong đời sống dân cư ở phường diễn ra sâu sắc.

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ PHƯỜNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w