Các tệ nạn xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ-TỈNH QUẢNG NINH) GIAI

3.3 Các tệ nạn xã hội

Là phường trung tâm của thành phố, nơi có mật độ dân số cao, đầu mối của nhiều hệ thống giao thông quan trọng ; các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, có nhiều dự án và nhiều lao động ngoài địa bàn đến tạm trú. Do vậy, tình hình an ninh- trật tự trên địa bàn phường tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.

Nạn mại dâm:Do hoạt động mại dâm thường đem lại nguồn thu nhập bất hợp pháp rất caocho chủ chứa và gái bán dâm nên những đối tượng nàytìm mọi cách tổ chức hoạt động bán dâm dưới các loại hình dịch vụ hợp pháp: xông hơi, massage, tẩm quất, karaoke…Trước tình hình mại dâm diễn biến phức tạp, các lực lượng chức năng ở phường đã triển khai nhiều biện pháp trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, mại dâm trá hình. Năm 2003, số đối tượng tham gia hoạt động mại dâm là 16người, số cơ sở có biểu hiện chứa gái mại dâm là 8 cơ sở. Năm 2013, số đối tượng tham gia hoạt động mại dâm là 4 người, số cơ sở có biểu hiện chứa gái mại dâm là 2 cơ sở, số nhân viên nữ nghi hoạt động mại dâm là 36 người. Mặc dù, công tác phòng, chống mại dâm đã đạt được kết quả nhất định, số người bán dâm và cơ sở có biểu hiện chứa gái mại dâm giảm nhưng tệ nạn xã hội nói chung

và tệ nạn mại dâm nói riêng vẫn tồn tại dai dẳng, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa xã hội, trật tự trị an trên địa bàn phường [85; 3].

Nạn ma túy: Ma túy đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Cũng như các địa phương khác, công tác phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trên địa bàn phường là cuộc đấu tranh phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, thường xuyên. Năm 2001, trên địa bàn phường có 128 đối tượng nghiện, các đối tượng nghiện ma túy hoạt động một cách công khai, chính quyền địa phương chưa có biện phápáp chế. Đến năm 2010, với sự quyết tâm cao độ của cả chính quyền và nhân dân trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, phường chỉ còn 41 đối tượng nghiện. Tình hình buôn bán, sử dụng chất ma túy trong những năm qua đã giảm đi đáng kể.Từ năm 2011 đến năm 2013, trên địa bàn phường có 20 vụ ma túy với 15 đối tượng, 234 người bị nghiện ma túy. Các đối tượng nghiện ma túy đều có hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc.

Nạn cờ bạc, trộm cắp, cướp giật: Đây là những tệ nạn xã hộitồn tại dai dẳng trên địa bàn phường. Mặc dù có sự tham gia, vào cuộc của các chiến sĩ công an, ban dân phòng nhưng những tệ nạn này vẫn diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân. Năm 2014, công an phường đã bắt 1 vụ đánh bạc tại khu vực ngã 5 cột đồng hồ, lập hồ sơ xử lý hành chính 3 đối tượng với số tiền phạt là 4.500.000đ.

Môi trường: Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế có tác động rất lớn đến cảnh quan môi trường trên địa bàn phường. Trước hết là do hoạt động vận chuyển than trên địa bàn phường. Hiện nay than được khai thác trong các hầm lò rồi vận chuyển tới nhà máy sàng tuyển rồi chuyển ra cảng bằng 2 con đường là đường bộ và đường sắt. Cả hai tuyến đường vận chuyển than là đường bộ và đường sắt đều có rất nhiều đoạn chạy qua nội thị là nơi tập trung nhiều dân cư. Đường sắt chuyên dùng vận chuyển than Vàng Danh- Uông Bí toàn tuyến dài 17,5 km có tới 10 điểm giao cắt với đường đô thị, trong đó có các khu ở phường Quang Trung. Các hộ dân

sống dọc hai bên đường có xe, tàu than chạy qua hàng ngày vẫn phải ăn uống, ngủ cùng với bụi than và các chất độc hại phát ra từ động cơ xăng dầu của phương tiện chuyên chở than. Thứ hai là hoạt động của các nhà máy nhiệt điện. Uông Bí hiện có 3 nhà máy nhiệt điện do được xây dựng từ lâu(năm 1961), nằm trong khu vực nội thị rất đông dân cư. Cảba nhà máy nhiệt điện này đều nằm trọn trong khu 1, phường Quang Trung. Hàng ngày khi hoạt động, nhà máy này đều thải ra một lượng khói bụi làm đen cả một vùng trời. Đặc biệt, khi nhà máy tiến hành xả thải thì sẽ có một trận ô mưa bụi ằ vung vói khắp nơi. Theo ước tớnh, nếu đó xử lý bụi 95% thỡ hàng năm hai nhà máy trên cũng thải ra đến 1.200 tấn bụi/năm. Thứ ba là nguồn khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải.

Tất cả những điều trên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân trên địa bàn phường và các phường, xã lân cận.

Tiểu kết chương 3:

Giai đoạn 1986-2014, đời sống vật chất và tinh thần của người dân phường Quang Trung đã có nhiều chuyển biến. Với nguồn thu nhập tăng, người dân có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất (nhà ở, tiện nghi gia đình, chăm sóc sức khỏe). Cùng với đời sống vật chất được cải thiện, chất lượng đời sống tinh thần của người dân phường cũng ngày càng được nâng cao. Họ đã quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu vui chơi giải trí.Đây là những chuyển biến tích cực về mặt xã hội do sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực trên, còn có một số vấn đề tồn tại như: chất lượng y tế còn thấp, khu vui chơi giải trí chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường…Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển của phường Quang Trung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w