Đời sống tinh thần .1 Giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 80 - 92)

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ-TỈNH QUẢNG NINH) GIAI

3.2 Đời sống tinh thần .1 Giáo dục

Cùng với những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục ở phường Quang Trung trong những năm đổi mới có sự thay đổi đáng kể ở cả 3 cấp học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT.

Giáo dục mầm non:Quy mô phát triển giáo dục mầm non của phường từ 1995- 2014 có sự thay đổi lớn. Trước năm 1986, số lượng, chất lượng giáo viên, học sinh và trường mầm non hầu như không được đầu tư, phát triển. Nguyên nhân là do không được sự quan tâm đúng mức của chính quyền. Do vậy, quy mô và chất lượng giáo dục mầm non giai đoạn này thấp. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mầm non đến lớp không cao.

Từ năm học 1995 trở đi, giáo dục phường Quang Trung nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã phát triển mạnh cả về cơ sở vật chất do quá trình đầu tư liên tục và định hướng xã hội hóa giáo dục, cả về phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt và học tốt” trong các nhà trường.Các cơ sở giáo dục mầm non ngày càng được củng cố và mở rộng về quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ ở địa phương. Đến năm 2014, trên địa bàn phường đã có 4 trường: 1 trường mầm non Quang Trung (2 cơ sở : Khu 9, Đồng Nối), 1 trường mầm non tư thục Hoa Ngọc Lan, 1 lớp mầm non tư thục Họa Mi, 1 trường mầm non Đôrêmon và 5 cơ sở nhận trông trẻ.100%

trẻ mầm non được theo dừi biểu đồ phỏt triển đỳng quy định, tỷ lệ trẻ thấp cũi và béo phì giảm.Số lượng trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến lớp học

ngày càng tăng. Năm học 2004-2005, trường mẫu giáo Quang Trung đã có 2 nhóm trẻ: nhóm trẻ dưới 3 tuổi với 88 cháu (88/402, chiếm 21,9%); trẻ từ 3-6 tuổi,13 lớp với 242 cháu, đạt 40,5% trẻ em trong độ tuổi).Từ năm 2007, quy mô số lớp mẫu giáo đã tăng [54]. Trong năm học 2013- 2014, trường mẫu giáo Quang Trung có 2 nhóm trẻ: Nhóm trẻ dưới 3 tuổi (2 nhóm) với 48 cháu (48/882, chiếm 5,44%) ; nhóm trẻ 3- 5 tuổi, 5 tuổi (18 lớp) với 649 trẻ (649/1440, chiếm 45,07% trẻ em trong độ tuổi)[63]. Năm 2000, trường Mầm non tư thục Hoa Ngọc Lan cũng được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần đa dạng hóa hệ thống giáo dục mầm non, thu hút ngày càng nhiều trẻ em từ 2-5 tuổi đến trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường cũng được đầu tư, bước đầu đáp ứng nhu cầu dạy- học ở các trường mầm non.

Cùng với sự tăng lên của các cơ sở mầm non, số giáo viên mẫu giáo tăng từ 17 người (2004) lên 46 người (2014). Chất lượng của đội ngũ giáo viên mầm non cũng từng bước được nâng lên.

Giáo dục phổ thông:Hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm các cấp học từ tiểu học (cấp I), THCS (cấp II), THPT (cấp III).

Tiểu học: Năm 2014, trên địa bàn phường có 2 trường tiểu học là tiểu học Quang Trung và tiểu học Lê Lợi.Trình độ của giáo viên cũng được nâng lên. Tính đến tháng 9/ 2013, trường tiểu học Quang Trung có 42 giáo viên, trong đó 19 giáo viên có trình độ Cao đẳng, 23 giáo viên có trình độ Đại học. Giáo viên dạy giỏi cấp huyện là 33 người, giáo viên dạy giỏi cấp trường là 22 người.Chất lượng giáo dục tiểu học cũng ngày càng được khẳng định. Năm 2000, học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt tỷ lệ từ 97% trở lên, lên lớp từ 94- 99%, chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn Quốc gia đã hoàn thành. Trường Tiểu học Quang Trung được công nhận là trường chuẩn quốc gia. 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1.

Từ năm 2010- 2014, trường tiểu học Quang Trung giữ vững chuẩn quốc gia (cấp độ 2), trường Tiểu học Lê Lợi đạt chuẩn quốc gia. Trường Tiểu học Quang Trung

cũng là trường tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền, được Chính phủ tặng bằng khen trong công tác giáo dục.

Trung học cơ sở: Trên địa bàn phường có 1 trường THCS đó là trường THCS Trần Quốc Toản. Trường được thành lập ngày 25/8/1982. Tiền thân của trường là trường cấp I, II Đồng Tiến. Về quy mô, năm 2003- 2004, trường có 1479 học sinh với 36 lớp. Như vậy, trung bình 1 lớp có 41 học sinh. Số lượng lớp, học sinh ở trường nhiều là do trong thời gian này, toàn bộ học sinh ở phường Yên Thanh đến đây học. Tuy nhiên, từ năm 2005, trường THCS Yên Thanh được xây dựng, toàn bộ học sinh đang học ở THCS Trần Quốc Toản có nhà ở Yên Thanh sẽ chuyển về trường THCS Yên Thanh học. Do vậy, năm 2005- 2006, trường THCS Trần Quốc Toản chỉ còn 31 lớp với 1330 học sinh.Đến năm học 2013- 2014, trường có 1126 học sinh với 30 lớp.Trung bình 1 lớp có 38 học sinh. Trường có môt đội ngũ các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong giảng dạy, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn.

Chất lượng giáo dục của trường được giữ vững. Trong những năm qua trường liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.

Trung học phổ thông: Trước năm 2000, trên địa bàn phường chỉ có một trường là trườngTHPT Uông Bí (được thành lập từ năm 1966, với tên Cấp 3 Uông Bí). Đến năm 2000, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nhiều của học sinh, trường

THPT Dân lập Uông Bí đã ra đời.Trường do Hợp tác xã sản xuất mộc và xây dựng Thanh Sơn (nay là Công ty TNHH MTV Quang Được) đầu tư thành lập.Sự hiện diện của loại hình giáo dục này đã phần nào giải quyết và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em một bộ phận nhân dân trên địa bàn, thúc đẩy giáo dục địa phương phát triển. Đồng thời, tạo ra được sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giữa các loại hình. Năm 2007, trước nhu cầu học ngày càng lớn của học sinh, trường đã mở cơ sở 2 ở Phương Đông, thành phố Uông Bí.Trường lúc này đổi tên thành trường THPT Hồng Đức.Từ năm 2004- 2014, giáo dục THPTcủa phường có sự biến động. Nhìn chung, trong 10 năm, số lượng lớp học, học sinh

THPT đã giảm đi nhiều cả ở hệ công lập và ngoài công lập. Nếu năm học 2004- 2005, trường THPT Uông Bí có 32 lớp với 1367 học sinh (43 học sinh/ lớp);

trường THPT Hồng Đức có 26 lớp với 1191 học sinh (46 học sinh/ lớp) thì năm học 2013- 2014: trường THPT Uông Bí còn 30 lớp với 1149 học sinh (38 học sinh/

lớp), trường THPT Hồng Đức còn 18 lớp với 782 học sinh (43 học sinh/ lớp).Do điều kiện sống được nâng lên, một số gia đình khá giả cho con thi, học cấp 3 ở những trường có tiếng ở tỉnh như THPT chuyên Hạ Long, hay lên Hà Nội học các trường THPT: FPT, Trí Đức, Nguyễn Tất Thành, Chuyên Đại học Sư phạm…Một lí do khác là trước năm 2007, học sinh ở phường Phương Đông sau khi tốt nghiệp cấp 2 mà không thi đỗ cấp 3 Uông Bí sẽ nộp hồ sơ, theo học tại trường THPT Hồng Đức. Tuy nhiên, khi cơ sở 2 của trường THPT Hồng Đức được xây dựng ở Phương Đông, những học sinh này sẽ chuyển về học tại cơ sở 2, số lượng học sinh ở trường THPT Hồng Đức tất yếu sẽ giảm đi.

Năm 2008- 2009 là năm đánh dấu sự phát triển của cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập. Cụ thể là: số lớp, học sinh ở trường THPT Hồng Đức (40 lớp, 1809 học sinh) cao hơn nhiều so với số lớp, học sinh ở trường THPT Uông Bí (30 lớp, 1367 học sinh).

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy- học ở THPT ngày càng được đầu tư, chú trọng. Năm học 2012- 2013, cả 30 phòng học ở trường THPT Uông Bíđều có máy chiếu, có 2 phòng học tin học có 24 máy tính nối mạng/phòng.Chất lượng học sinh cũng từng bước được nâng lên. Biểu hiện: Tỉ lệ học sinh hàng năm lên lớp, đỗ tốt nghiệp, đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi. Điều này không chỉ diễn ra ở trường công lập như THPT Uông Bí mà còn ở trường dân lập như THPT Hồng Đức. Năm học 2006- 2007, Trường THPT Hồng Đức có tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng khá cao (khoảng từ 20% – 30%); riêng các lớp chọn, tỷ lệ này đạt tới 60-70%. Trường THPT Hồng Đức cũng là đơn vị dẫn đầu các trường khối B (bao gồm cả các trường công lập) về số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi

tỉnh.Về đội ngũ giáo viên:Mặc dù số lớp học, học sinh có giảm nhưng số lượng giáo viên THPT lại có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể là: trường số lượng giáo viên THPT Uông Bí tăng từ 67 người (năm 2004) lên 74 người (năm 2014). Trình độ giáo viên THPT ngày càng được nâng cao. Cụ thể là năm học 2012- 2013: trường THPT Uông Bí có 74 giáo viên, trong đó có 15 người có trình độ Thạc sĩ, 59 người có trình độ Đại học.

Nhìn chung, giáo dục phổ thông ở phường trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực: cơ sở vật chấtbước đầu đã đáp ứngđược yêu cầu dạy- học, đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại như: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, hiện đại, một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, một bộ phận học sinh có học lực yếu, thái độ học tập, ý thức rèn luyện chưa tốt (đặc biệt ở các trường ngoài công lập)…

Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên:Đây là nơi dạy nghề, bổ túc văn hóa và hướng nghiệp cho học sinh từ 15 tuổi trở lên có nhu cầu theo học. Sự phát triển của Trung tâm HN& GDTX được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Số liệu tổng hợp vềTrung tâm Hướng nghiệp vàGiáo dục thường xuyêntừ năm 2004- 2014

Năm học Lớp học Số học sinh Số giáo viên

2004- 2005 22 1080 20

2005- 2006 21 921 13

2006- 2007 21 888 12

2007- 2008 19 685 8

2008- 2009 12 602 8

2009- 2010 10 462 9

2010- 2011 9 357 10

2011- 2012 8 305 10

2012- 2013 8 325 11

2013- 2014 10 386 11

Nguồn: [54- 63].

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy: số lớp học, số học sinh và giáo viên ở Trung tâm HN & GDTX từ năm học 2004- 2014 đang có xu hướng giảm.

Cụ thể là: trong năm học 2004- 2005, số lớp học là 22, số học sinh là 1028, số giáo viên là 20 thì đến năm học 2013- 2014, số lớp học còn 10, số học sinh còn 386, số giáo viên còn 11 người.Để đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội đòi hỏi mọi người phải có trình độ, năng lực. Chính vì vậy, số lượng người học THPT nhiều, học nghề giảm đi. Riêng năm 2013- 2014, số lượng lớp, học sinh tăng lên do học sinh từ các trường THPT chuyển sang (học lực- ý thức rèn luyện kém, đang trong thời gian mang bầu…). Một số em có hoàn cảnh khó khăn, muốn vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình.

Công tác xã hội hóa giáo dục ở phường Quang Trung cũng được chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường từng bước được đầu tư, mua sắm, nâng cấp. Năm 2007, Trung tâm học tập cộng đồng phường Quang Trung được thành lập.Phong trào “khuyến học” được sự hưởng ứng của các tổ chức và nhân dân trong phường, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục địa phương phát triển. Hội Khuyến học và Trung tâm đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức được 56 lớp học cho trên 8.000 lượt người tham gia học tập, với nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú, góp phần nâng cao kiến thức cho nhân dân. Đặc biệt, Quang Trung được coi là một trong những điểm sáng của thành phố trong phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”. Một điển hình trong phong trào hiếu học trên địa bàn phường là gia đình ông Hoàng Xuân Trường, 73 tuổi, tổ 19A, khu 6, phường Quang Trung đã từng đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” của tỉnh năm 2006. Ông luôn tự hào vì sáu người con của mình đều thành đạt (thạc sĩ, kỹ sư), có địa vị cao trong xã hội. Phong trào khuyến học ở phường Quang Trung đã trở thành một hoạt động sôi nổi trong đời sống nhân dân, tạo cơ sở bền vững cho công tác xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình, quê

hương. Nhiều hộ gia đỡnh đó ý thức rừ hơn vai trũ của học tập đối với con em mình, từ đó đầu tư, khích lệ con em hăng say học tập, rèn luyện để có tương lai tươi sáng [101].

Bằng sự nỗ lực của cả thầy và trò, được sự quan tâm của các ban ngành và nhân dân, phường Quang Trung luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục của thành phố.

3.2.2 Thông tin truyền thông

Hệ thống Internet: Hiện nay, Internet đã thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn phường Quang Trung. Trong đời sống cá nhân, cộng đồng, Internet đem lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn, nó mở ra cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng. Nó giúp người nông dân tiếp cận những kĩ thuật nuôi trồng mới, có hiệu quả cao. Nhu cầu đào tạo cũng được đáp ứng với những dịch vụ đào tạo từ xa qua mạng internet. Chính vì vậy, các gia đình trên địa bàn phường đã lắp đặt Internet tại nhà phục vụ cho việc truy cập mạng bằng máy tính, xem tivi qua dịch vụ truyền hình: My TV, SCTV, K, VTV cap…Phỏng vấn 100 hộ gia đình với câu hỏi: Gia đình ông (bà) có sử dụng dịch vụ Internet không?

thì có đến 85 hộ trả lời có sử dụng dịch vụ này. Khi xem tivi, người dân trên địa bàn phường sử dụng nhiều nhất là gói dịch vụ SCTV (2.331 hộ, chiếm 42%). Bởi gói dịch vụ này có nhiều ưu đãi đối với người sử dụng như: miễn phí lắp đặt, miễn phí đầu thu, mạng khỏe... Bên cạnh những lợi ích đó, ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế của internet cũng không phải là ít, đặc biệt trong một bộ phận học sinh, sinh viên. Không khó để bắt gặp những nhóm học sinh nam thuộc mọi lứa tuổirủ nhau vào quán game sau giờ tan học. Thậm chí, nhiều em còn bỏ học, ngồi quán game thâu đêm suốt sáng. Với các thể loại game mang tính chất bạo lực, trang web chứa nhiều nội dung không lành mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của một bộ phận thanh thiếu niên.Từ năm 2010, các gia đình sử dụng máy tính có kết nối

mạng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, dù nhà có máy tính kết nối mạng nhưng các em không thích dùng, vì cho rằng: ở nhà chơi game không được thoải mái về thời gian, không vui do không có đồng đội, máy khỏe hơn…

3.2.3 Các khu vui chơi giải trí

Các công trình văn hóa: Từ khi thị xã Uông Bí được đầu tư, quy hoạch lên thành phố, nhiều công trình văn hóa đã được cải tạo và xây dựng mới. Năm 2014, trên địa bàn phường có các công trình văn hóa như: Thư viện thành phố Uông Bí (với 7.256 đầu sách và 15.226 lượt báo, tạp chí lưu hành, phần nào đáp ứng được văn hóa đọc của người dân). Quảng trường 25-2 là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của thành phố như: lễ kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, hội chợ Thương mại…. Khu vui chơi giải trí thành phố Uông Bí được đầu tư khang trang hơn, các trò chơi phong phú, an toàn, phù hợp với thiếu nhi. Nhà Truyền thống thành phố Uông Bí là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử, cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các xã phường và thành phố. Bên cạnh đó, phường còn có 13 nhà văn hóa- nơi sinh hoạt cộng đồng của 13 khu dân cư trên địa bàn phường.

Các công trình thể dục- thể thao:Trước năm 2006, trên địa bàn phường đã có sân vận động thành phố. Tuy nhiên, sân vận động này chưa được đầu tư, vẫn còn khá đơn giản.Từ năm 2006, các công trình phục vụ cho hoạt động thể dục-thể thao không ngừng được đầu tư, xây dựng. Đến năm 2014, trên địa bàn phường có 1 sân vận động thành phố, 1 nhà thi đấu thể thao của Công ty Than Nam Mẫu, 1 nhà thi đấu thể thao của Công ty Kho vận Đá Bạc, 1 sân vận động cỏ nhân tạo, 2 bể bơi, 4 câu lạc bộ thẩm mỹ.Tùy thuộc vào lứa tuổi, mỗi người dân trên địa bàn phường chọn cho mình một loại hình thể dục thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng đá, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội…để luyện tập nâng cao sức khỏe cho bản thân. Hàng năm, phường đều tổ chức Đại hội thể dục thể thao góp phần tạo ra cuộc sống vui tươi, lành mạnh trong quần chúng.

Các công viên cây xanh:Trước năm 2011, trên địa bàn phường không có công viên cây xanh. Đến năm 2011, chuẩn bị cho thị xã Uông Bí lên thành thành phố Uông Bí, Hồ Công viên được xây dựng trên địa bàn phường. Đây là địa điểm đẹp cho người dân vui chơi, giải trí: tập thể dục, đi bộ, chạy bộ,... Trong khuôn viên của hồ, có rất nhiều hộ dân đã tiến hành kinh doanh dịch vụ giải khát vào buổi tối. Với không gian thoáng mát, cảnh đẹp, nhiều nhóm học sinh, thanh niên đã tìm đến đây như là một địa điểm lí tưởng cho những cuộc trò chuyện, gặp gỡ.Tuy nhiên, do các hàng quán tập trung đông một cách tự phát nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự công cộng.

3.2.4 Các hoạt động văn hóa, xã hội

Gia đình văn hóa, làng văn hóa: Năm 2014, thực hiện tốt cuộc vận động

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và tiếp tục thực hiện

Quy ước khu dân cư” theo Pháp lệnh 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Có 13/13 khu đạt và giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa. Phong trào phấn đấu xây dựng “Gia đình văn hóa” đã được triển khai duy trì tốt trong các hộ dân. Số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm sau cao hơn năm trước. Kết quả bình xét các hộ đạt hộ "Gia đình văn hoá" hàng năm:

Năm 2010 có 4237 hộ đạt hộ gia đình văn hoá/4747 hộ đăng ký đạt 89,2%.

Năm 2011 có 4389 hộ đạt hộ gia đình văn hoá/4841 hộ đăng ký đạt 90,7%.

Năm 2012 có 4621 hộ đạt hộ gia đình văn hoá/5002 hộ đăng ký đạt 92,38%.

Năm 2013 có 4833 hộ đạt gia đình văn hóa /5118 hộ đăng ký đạt 94,43%.

Năm 2014 có 4955 hộ đạt gia đình văn hóa /5250 hộ đăng ký đạt 94,6%.

Hoạt động văn hóa- lịch sử:Trên địa bàn phường có Chùa Ba Vàng- ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử của tỉnh Quảng Ninh, là truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đặc biệt, năm 2014 là năm đánh dấu bước tiến mới của chùa Ba Vàng khi chính điện được hoàn thành, số lượng người dânphường đến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014 (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w