Điều tra tình hình bệnh lùn sọc đen, rầy lưng trắng, rầy nâu và rầy nâu nhỏ hại lúa tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2010

Một phần của tài liệu Điều tra bệnh virus lùn sọc đen tại huyện Tiền Hải – Thái Bình trên cây lúa (Trang 40 - 54)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều tra tình hình bệnh lùn sọc đen, rầy lưng trắng, rầy nâu và rầy nâu nhỏ hại lúa tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2010

4.1.1. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ tại Tiền Hải - Thái Bình trong vụ xuân

Việc phòng chống bệnh virus hại lúa chủ yếu là phòng trừ môi giới truyền bệnh.

Do đú theo dừi diễn biến của rầy trờn đồng ruộng là khõu rất quan trọng trong dự tớnh dự báo và có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu vụ.

Để xác định thời gian phát sinh, cao điểm gây hại của rầy trong vụ xuân, chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ mật độ của 3 loài rầy (rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ) trên đồng ruộng. Ruộng điều tra được cố định ngay từ đầu vụ và không phun thuốc trừ rầy. Kết quả được trình bày trong bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Diễn biến mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tại Tiền Hải - Thái Bình vụ xuân.

Kỳ điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ rầy (con/m2)

Rầy nâu Rầy lưng trắng Rầy nâu nhỏ

10/3/2010 Hồi xanh 0,0 0,0 0,0

17/3/2010 Đẻ nhánh 1,8 3,6 0,0

24/3/2010 Đẻ nhánh rộ 9,4 10,8 1,8

31/3/2010 Đẻ nhánh rộ 10,8 18,0 3,6

7/4/2010 Phân hóa đòng 38,6 52,2 14,4

14/4/2010 Đòng non 82,6 100,8 28,8

21/4/2010 Phát triển đòng 98,0 115,2 39,6

28/4/2010 Đòng già - Trỗ 135,0 149,4 68,5

5/5/2010 Phơi màu 75,0 86,4 41,4

12/5/2010 Ngậm sữa 94,6 104,4 111,6

19/5/2010 Chắc xanh 395,0 142,2 190,0

26/5/2010 Đỏ đuôi 297,0 131,4 234,0

Hình 4.1. Diễn biến mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tại Tiền Hải - Thái Bình vụ xuân 2010

Các số liệu bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy trong vụ Đông xuân 2010 tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, rầy lưng trắng, rầy nâu xuất hiện ngay từ đầu vụ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, rầy nâu nhỏ xuất hiện muộn hơn so với rầy lưng trắng, rầy nâu. Trong vụ, rầy lưng trắng, rầy nâu và rầy nâu nhỏ phát sinh 3 lứa trên đồng ruộng, lứa 1 mật độ thấp, lứa 2 và 3 hình thành 2 cao điểm gây hại, cao điểm 1 vào cuối tháng 4 (giai đoạn lúa làm đòng) và cao điểm 2 vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 khi lúa chắc xanh.

Ở đầu vụ giai đoạn lúa từ đẻ nhánh đến trỗ rầy lưng trắng có mật độ cao hơn rầy nâu và thấp nhất là rầy nâu nhỏ, nhưng ở giai đoạn cuối vụ từ khi lúa trỗ đến chín rầy nâu có mật độ cao nhất, đến rầy nâu nhỏ và rầy lưng trắng có mật độ thấp nhất.

4.1.2. Diễn biến mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tại Tiền Hải - Thái Bình vụ mùa năm 2010

Trong vụ mùa năm 2010, chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ diễn biến mật độ của rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ tại Tiền Hải - Thái Bình.

Kết quả được trình bày bảng 4.2 và hình 4.2

Bảng 4.2. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ tại Tiền hải - Thái Bình vụ mùa năm 2010

Kỳ điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ rầy (con/m2)

Rầy nâu Rầy lưng trắng Rầy nâu nhỏ

21/7/2010 Hồi xanh 0,0 3,6 0,0

28/7/2010 Đẻ nhánh 14,4 16,2 0,0

4/8/2010 Đẻ nhánh rộ 27,0 41,4 0,0

11/8/2010 Đẻ nhánh rộ 59,4 81,0 0,0

18/8/2010 Phân hóa đòng 91,8 136,8 0,0

25/8/2010 Đòng non 237,6 320,4 0,0

1/9/2010 Phát triển đòng 361,8 462,6 0,0

8/9/2010 Đòng già - Trỗ 264,6 257,4 0,0

15/9/2010 Phơi màu 280,8 216,0 0,0

22/9/2010 Ngậm sữa 583,2 178,2 0,0

29/9/2010 Chắc xanh 700,2 214,2 0,0

6/10/2010 Đỏ đuôi 561,6 144,0 0,0

Hình 4.2. Diễn biến mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vụ mùa 2010

Các số liệu bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy vụ mùa 2010 tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình rầy lưng trắng xuất hiện rất sớm ngay từ đầu vụ khi lúa ở giai đoạn hồi xanh, rầy nâu xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn đẻ nhánh. Ngoài ra không có sự xuất hiện của rầy nâu nhỏ.

Trong vụ rầy lưng trắng và rầy nâu phát sinh 3 lứa, lứa 1 của cả 2 loài rầy đều có mật độ thấp, rầy lưng trắng có mật độ cao nhất ở lứa 2 khi lúa ở giai đoạn

làm đòng, sau đó mật độ giảm dần về cuối vụ, ngược lại rầy nâu càng về cuối vụ mật độ càng cao, cao nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi lúa chắc xanh- đỏ đuôi.

Như vậy qua kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên đồng ruộng cho thấy một năm rầy lưng trắng xuất hiện 7 lứa trong một năm. Tuy nhiên sự xuất hiện của rầy lưng trắng trong vụ mùa sớm hơn vụ xuân. Trong đó lứa 2 trong vụ xuân và lứa 5 trong vụ mùa là quan trọng nhất. Điều đó cho thấy rầy lưng trắng xuất hiện rất sớm ngay từ đầu vụ và khả năng rầy lưng trắng chính là môi giới truyền virus lùn sọc đen phương Nam là rất cao. Điều này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Zhou và cộng sự (2008) khẳng định chỉ có rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ có khả năng truyền bệnh vi rút lùn sọc đen phương Nam, rầy nâu không có khả năng truyền bệnh. Tuy nhiên rầy nâu nhỏ có khả năng truyền kém hơn rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ lại xuất hiện muộn hơn rầy lưng trắng mà bệnh vi rút lùn sọc đen lại xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhỏnh. Để làm rừ điều này chỳng tụi tiếp tục điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các trà và một số giống trồng phổ biến tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong năm 2010.

4.1.3. Diễn biến bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên các trà sớm, trà chính vụ, trà muộn tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2010

Cuối vụ mùa năm 2009 bệnh lùn sọc đen xuất hiện tại tỉnh Thái Bình gây hại trên lúa và ngô, làm thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh.

Nguy cơ bệnh lùn sọc đen gây hại trên diện rộng trong năm 2010 là rất cao, do thời gian giữa 2 vụ có sự gối lứa, thuận lợi cho nguồn rầy mang vi rút từ vụ lúa đông xuân di trú, truyền bệnh vi rút cho lúa mùa và đang có nguy cơ lây truyền vào các huyện trong toàn tỉnh đặc biệt là huyện Tiền Hải. Trong năm 2010 bệnh phát sinh rộng trên toàn tỉnh, với tỷ lệ bệnh khá cao. Ngay từ đầu vụ xuân đã có rất nhiều biện pháp bảo vệ cho cây lúa như dùng thuốc xử lý ngay từ khi ngâm ủ mạ, bảo vệ mạ bằng nilon, phun thuốc trước khi đưa ra ruộng cấy. Tuy nhiên bệnh vi rút lùn sọc đen là một bệnh khá mới đối với cán bộ bảo vệ thực vật và nông dân nên việc nhận biết cũng như phòng trừ được bệnh còn đang là vấn đề khó khăn. Trước thực trạng bệnh tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, nơi được xem là ổ dịch vào cuối năm 2009, đang gõy hại và phỏt triển mạnh trờn lỳa, chỳng tụi tiến hành điều tra theo dừi diễn

biến của bệnh và rầy trên 3 trà, 3 giống lúa trồng phổ biến ở cả vụ xuân và vụ mùa nhằm tìm hiểu mối quan hệ của chúng.

Trong vụ xuân 2010, để nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tới diễn biến tỷ lệ bệnh và mật độ rầy lưng trắng trong năm 2010 chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ diễn biến tỷ lệ bệnh và mật độ rầy lưng trắng trên giống bắc thơm số 7 được trồng ở 3 thời vụ: Trà xuân sớm, trà xuân chính vụ, trà xuân muộn tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.3 và các hình 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên trà sớm, trà chính vụ, trà muộn tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vụ xuân.

Kỳ điều tra

Giai đoạn sinh trưởng

Tỷ lệ bệnh (%)

Mật độ rầy lưng trắng (con/m2)

Trà sớm

Chính

vụ Muộn Trà

sớm

Trà CV

Trà muộn

10/3/2010 Hồi xanh 0,0 0,0 0,0 1,8 2,6 0,0

17/3/2010 Đẻ nhánh 0,9 1,3 0,0 5,4 5,4 0,0

24/3/2010 Đẻ nhánh rộ 1,9 2,2 1,4 10,8 9,0 9,0

31/3/2010 Đẻ nhánh rộ 2,3 3,4 2,1 27,0 52,2 16,2

7/4/2010 Phân hóa đòng 5,1 5,3 4,6 73,8 93,6 63,0

14/4/2010 Đòng non 5,3 7,8 4,7 142,2 176,4 77,4

21/4/2010 Phát triển đòng 7,2 8,3 6,9 178,2 226,8 142,2 28/4/2010 Đòng già - Trỗ 7,3 10,6 7,1 106,2 165,6 176,4

5/5/2010 Phơi màu 7,9 12,8 8,7 75,6 122,4 81,0

12/5/2010 Ngậm sữa 9,7 12,9 8,8 154,8 156,6 66,6

19/5/2010 Chắc xanh 10,3 13,3 8,9 113,4 226,8 262,8

10/3/2010 Đỏ đuôi 10,6 13,6 9,1 88,2 196,2 185,4

Hình 4.3. Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên trà sớm, trà chính vụ, trà muộn vụ xuân tại huyện Tiền Hải - Thái Bình

Hình 4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên trà sớm, trà chính vụ, trà muộn vụ xuân tại huyện Tiền Hải - Thái Bình

Các số liệu ở bảng 4.3 và các hình 4.3 và 4.4 cho thấy trong điều kiện thời tiết của vụ xuân năm 2010 tại huyện Tiền Hải, bệnh lùn sọc đen xuất hiện và gõy hại trờn cả 3 trà lỳa được theo dừi. Bệnh bắt đầu xuất hiện ở kỳ điều tra

17/3 khi cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh (sau khi cấy 21 ngày) trên trà sớm và trà chính vụ. Còn trên trà muộn bệnh xuất hiện vào kỳ điều tra 24/3 tương ứng với giai đoạn đẻ nhánh rộ. Bệnh tăng dần đến khi lúa ở giai đoạn chắc xanh và tăng nhanh ở giai đoạn cây lúa làm đòng - trỗ bông. Trên 3 trà theo dừi cho thấy ở kỳ điều tra cuối cựng, trà chớnh vụ cú tỷ lệ bệnh cao nhất là 13,6%, trà muộn là 10,6% và thấp nhất là trà sớm đạt 9,1%.

Kết qủa cho thấy rầy lưng trắng xuất hiện sau khi cấy 7 ngày trên trà sớm và trà chính vụ, thấp nhất là trà muộn rầy xuất hiện vào 21 ngày sau cấy, tuy nhiên mật độ rầy còn rất thấp chủ yếu là rầy trưởng thành di trú vào ruộng lúa. Mật độ rầy tăng cao ở giai đoạn lúa phát triển đòng. Rầy lưng trắng trên trà chính vụ và trà muộn cao nhất với mật độ đạt 226,8 – 262,8 com/m2 và thấp nhất là trà sớm đạt 178,2 com/m2.

Có thể giải thích mối quan hệ giữa rầy và bệnh như sau: khi cấy được 7 ngày thì rầy di trú bắt đầu xâm nhập vào ruộng lúa, chúng trích hút và truyền bệnh cho cây lúa sau đó đẻ trứng. Từ 13-14 ngày sau cấy (NSC) thì trứng nở, rầy non lứa 1 chích hút và bị nhiễm virus từ cây lúa do rầy di trú truyền vào. Tuy nhiên ở 20 NSC rầy lứa 1 nhiễm bệnh những chưa có khả năng truyền được bệnh, có lẽ do chưa đủ thờ gian ủ bệnh.

Đến 30 NSC rầy lứa 1 nhiễm bệnh đã có khả năng truyền được bệnh cho cây lúa và đến khoảng 40 NSC bệnh biểu hiện rừ ràng triệu chứng trờn đồng ruộng. Khoảng 50 NSC rầy lứa 2 bắt đầu xuất hiện, do đó rầy lứa 2 tiếp tục chích hút và lây bệnh cho ruộng lúa. Khoảng 70-75 NSC rầy lứa 3 tiếp tục chích hút trên cây bệnh và có thể gây cháy rầy nếu mật độ cao. Khi lúa chín rầy trưởng thành mang bệnh di chuyển và gây bệnh cho vụ sau. Như vậy mối tương quan giữa rầy và bệnh lúc nào cũng khăng khít xuất hiện song song trờn đồng ruộng. Túm lại qua kết quả theo dừi ảnh hưởng của cỏc trà lúa trong vụ xuân đến diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen và mật độ rầy lưng trắng cho thấy: Bệnh lùn sọc đen xuất hiện sau rầy lưng trắng 2 kỳ điều tra (14 ngày) trên trà sớm và trà chính vụ còn trà muộn xuất hiện sau 3 kỳ điều tra (21ngày). Trên trà chính vụ có mật độ rầy lưng trắng cao hơn và tỷ lệ bệnh lùn sọc đen cũng cao hơn, sau đó đến trà muộn và thấp nhất là trà sớm.

Trong vụ mùa 2010, chúng tôi cũng tiến hành điều tra tương tự. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4, hình 4.5 và 4.6.

Bảng 4.4. Diễn biến của bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên các trà tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vụ mùa.

Kỳ điều

tra Giai đoạn sinh trưởng

Tỷ lệ bệnh

(%) Mật độ rầy lưng trắng (con/m2)

Trà

sớm Chính

vụ Muộn Trà

sớm Trà

CV Trà

muộn

21/7/2010 Hồi xanh 0,0 0,0 0,0 1,9 3,4 0,0

28/7/2010 Đẻ nhánh 1,4 2,7 0,0 9,0 14,4 1,2

4/8/2010 Đẻ nhánh rộ 2,8 4,3 2,1 23,4 21,6 12,6

11/8/2010 Đẻ nhánh rộ 7,6 9,2 3,6 46,8 36 27,0

18/8/2010 Phân hóa đòng 9,7 11,4 6,7 72,0 61,2 43,2

25/8/2010 Đòng non 10,3 12,6 8,6 106,2 88,2 54,0

1/9/2010 Phát triển đòng 13,6 15,7 10,9 356,4 361,8 151,2 8/9/2010 Đòng già - Trỗ 14,7 16,3 11,2 496,8 516,6 322,2

15/9/2010 Phơi màu 16,3 17,2 13,8 237,6 320,4 397,8

22/9/201

0 Ngậm sữa

16,6 19,6 15,3 217,8 201,6 280,8 29/9/201

0 Chắc xanh

17,7 20,7 15,7 196,2 176,4 199,8

6/10/2010 Đỏ đuôi 17,9 20,9 16,3 0,0 81,0 178,2

Hình 4.5. Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên trà sớm, trà chính vụ, trà muộn vụ mùa 2010 tại Tiền Hải - Thái Bình

Hình 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên trà sớm, trà chính vụ, trà muộn vụ mùa tại Tiền Hải - Thái Bình

Qua kết quả theo dừi diến biến của bệnh trờn đồng ruộng cho thấy trong điều kiện thời tiết của vụ mùa tại huyện Tiền Hải, bệnh lùn sọc đen xuất hiện và gõy hại trờn cả 3 trà lỳa được theo dừi. Bệnh bắt đầu xuất hiện ở kỳ điều tra 28/7 khi cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh (sau khi cấy 21 ngày) trên trà sớm và trà chính vụ. Còn trà muộn bệnh xuất hiện vào kỳ điều tra 4/8 tương ứng với giai đoạn đẻ nhánh rộ. Bệnh tăng cao từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến giai đoạn đòng non sau đó tăng chậm về cuối vụ. Ở giai đoạn cuối vụ trong cả 3 trà bệnh đều tăng, đạt cao nhất là trà chính vụ chiếm 20,9%, tiếp đến là trà sớm chiếm 17,9% và thấp nhất là trà muộn chiếm 16,3%.

Qua bảng 4.4 và hình 4.5 và 4.6 cho thấy vụ mùa rầy lưng trắng xuất hiện trên cả 3 trà, tuy nhiên rầy lưng trắng xuất hiện ngay từ giai đoạn hồi xanh trên 2 trà, trà sớm và trà chính vụ còn trà muộn xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh. Trên trà sớm và trà chính vụ mật độ rầy lưng trắng tăng nhanh và đạt cao nhất vào giai đoạn đòng già, trà muộn mật độ rầy lưng trắng tăng chậm và đạt cao nhất vao giai đoạn phơi màu.

Như vậy qua kết quả theo dừi ảnh hưởng của cỏc trà lỳa trong vụ mựa đến diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen và mật độ rầy lưng trắng cho thấy: Bệnh lùn sọc đen xuất hiện sau rầy lưng trắng 2 kỳ điều tra (14 ngày). Trên trà chính vụ có mật độ rầy cao hơn và tỷ lệ bệnh lùn sọc đen cũng cao hơn, sau đó đến trà sớm và thấp nhất là

trà muộn. Nguyên nhân là do sau khi trà sớm được gieo cấy thì mật độ rầy di trú chuyển vào trà sớm đó chính là cơ sở để khi trà chính vụ gieo cấy ngoài đồng ruộng thì mật độ rầy sẵn có trên trà sớm di chuyển sang với mật độ cao hơn do đó tỷ lệ rầy nhiễm bệnh nhiều hơn đồng thời tỷ lệ nhiễm bệnh ở trà chính vụ cao hơn. Còn trà muộn do thời gian gieo trồng muộn nhất nên việc phòng chống sâu bệnh chủ động hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn. Do đó để giảm thiệt hại do rầy lưng trắng gây hại chúng ta không nên bố trí các giống nhiễm rầy trên đồng ruộng.

4.1.4. Diễn biến bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên giống bắc thơm số 7, khang dân 18 và Bc 15 tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2010

Cùng với việc tìm hiểu ảnh hưởng của các trà lúa trong năm đến diễn biến bệnh và mật độ rầy lưng trắng, tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiếp tục điều tra ảnh hưởng của 3 giống được trồng phổ biến tại huyện tới diễn biến của bệnh và mật độ rầy lưng trắng. Ba giống điều tra là bắc thơm 7, khang dân 18 và BC15. Điều tra được thực hiện ở cả 2 vụ. Kết quả điều tra vụ xuân được trình bày ở bảng 4.5, hình 4.7 và hình 4.8.

Bảng 4.5. Diễn biến của bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng vụ xuân 2010 tại Tiền Hải - Thái Bình.

Kỳ điều tra

Giai đoạn sinh trưởng

Tỷ lệ bệnh (%)

Mật độ rầy lưng trắng (con/m2)

KD18 BT7 BC15 KD18 BT7 BC15

10/3/2010 Hồi xanh 0,0 0,0 0,0 1,8 3,6 0,0

17/3/2010 Đẻ nhánh 0,0 0,0 0,0 5,4 9,0 7,2

24/3/201

0 Đẻ nhánh rộ

1,8 2,7 1,3 12,6 12,6 9,0

31/3/2010 Đẻ nhánh rộ 2,5 3,4 2,3 14,4 19,8 14,4

7/4/2010 Phân hóa đòng 3,7 5,6 3,1 28,8 54,0 19,8

14/4/2010 Đòng non 4,2 6,7 3,8 66,6 100,8 160,2

21/4/2010 Phát triển đòng 4,8 8,8 4,1 196,2 216,0 135,0 28/4/2010 Đòng già - Trỗ 6,9 9,1 5,4 171,0 194,4 108,0

5/5/2010 Phơi màu 7,3 9,6 6,2 124,2 140,4 122,4

12/5/2010 Ngậm sữa 7,9 10,4 6,7 142,2 153,0 144,0

19/5/2010 Chắc xanh 8,2 10,8 6,9 162,0 178,2 99,0

10/3/2010 Đỏ đuôi 8,3 11,3 7,4 113,4 127,8 68,4

Ghi chú: BT7 (bắc thơm 7), KD18 (khang dân 18).

Hình 4.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên giống bắc thơm số 7, khang dân 18, Bc 15 vụ xuân tại Tiền Hải - Thái Bình

Hình 4.8. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống bắc thơm số 7, khang dân 18, BC 15 vụ xuân tại Tiền Hải - Thái Bình

Các số liệu bảng 4.5 và hình 4.7, 4,8 cho thấy: Trong vụ xuân bệnh lùn sọc đen xuất hiện khi lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ trên cả 3 giống. Trong đó giống bắc thơm số 7 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, tiếp đến là khang dân 18 và thấp nhất là giống BC15. Cả 3 giống bệnh đều tăng nhanh ở giai đoạn đẻ nhánh đến cuối đẻ và tăng

dần vào cuối vụ.

Trên 3 giống lúa trồng phổ biến trong vụ xuân tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thải Bình. Mật độ rầy xuất hiện sớm khi cây lúa ở giai đoạn hồi xanh trên 2 giống bắc thơm số 7 và khang dân 18, còn giống BC 15 xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn đẻ nhánh. Giống bắc thơm số 7 có mật độ cao nhất, tiếp đến là giống khang dân 18 và thấp nhất là giống BC 15 tương ứng với giai đoạn lúa đứng cái.

Như vậy các giống lúa trong vụ có ảnh hưởng lớn đến diễn biến tỷ lệ bệnh và mật độ rầy lưng trắng. Nguyên nhân là do nông dân trồng nhiều diện tích lúa lai và phun thuốc trừ sâu, phá vỡ cân bằng sinh thái dần đến làm tăng quần thể rầy lưng trắng trong một vụ. Mật độ rầy lưng trắng tăng cao thì tỷ lệ bệnh cũng tăng cao.

Trên giống bắc thơm số 7 tỷ lệ bệnh và mật độ rầy đạt cao nhất tiếp đến là giống khang dân 18 và thấp nhất là giống BC 15.

Kết quả điều tra vụ mùa được trình bày ở bảng 4.6, hình 4.9 và 4.10.

Bảng 4.6. Diễn biến của bệnh lùn sọc đen và rầy lưng trắng trên một số giống lúa Tiền Hải - Thái Bình vụ mùa.

Kỳ điều tra

Giai đoạn sinh trưởng

Tỷ lệ bệnh (%)

Mật độ rầy lưng trắng (con/m2)

KD18 BTs7 BC 15 KD18 BTs7 BC 15

21/7/2010 Hồi xanh 0,0 0,0 0,0 2,6 3,6 0,0

28/7/2010 Đẻ nhánh 1,8 2,3 0,0 12,6 16,2 12,6

4/8/2010 Đẻ nhánh rộ 2,7 4,2 2,0 27,0 41,4 21,6

11/8/2010 Đẻ nhánh rộ 3,9 5,4 3,3 43,2 81,0 39,6

18/8/2010 Phân hóa đòng 6,2 8,6 4,1 120,6 136,8 97,2

25/8/2010 Đòng non 8,3 9,7 5,8 241,2 320,4 221,4

1/9/2010 Phát triển đòng 9,7 10,8 7,6 397,8 462,6 354,6 8/9/2010 Đòng già - Trỗ 10,3 13,3 8,4 280,8 257,4 216,0

15/9/2010 Phơi màu 11,6 14,6 9,2 176,4 216,0 156,6

22/9/2010 Ngậm sữa 12,7 16,4 9,7 156,6 178,2 138,6

29/9/2010 Chắc xanh 13,2 17,3 9,9 171,0 214,2 149,4

6/10/2010 Đỏ đuôi 13,7 17,0 10,0 113,4 144,0 88,2

Một phần của tài liệu Điều tra bệnh virus lùn sọc đen tại huyện Tiền Hải – Thái Bình trên cây lúa (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w