Trình độ đội ngũ CB, CC xã nâng cao từ năm 2005 đến nay:
Bảng7 : Thực trạng trình độ CBCC UBND xã tân Tiến năm 2005
STT Họ và tên Chức danh Năm sinh T.độ học vấn T.độ chuyên môn T.đô lý luận chính trị
T.độ quản lý nhà nước
Nam Nữ C. I C.II C.III Trên
ĐH ĐH
CĐ T C
S C
CC, Cử nhân
T.
cấp Sơ Cấp
Đã bồi dưỡng
Chưa bồi dưỡng CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH
1 Nguyễn Tiến Song Chủ tịch
UBND 1960 X x x
2 Trần Văn Pháo Phó CT UBND 1962 X x x
3 Dương Thị Hồng Phó CT UBND 1966 X x x x
2 1 0 0 3 0 0 0 1 0 0 3 0 3 0
CÔNG CHỨC 1 Nguyễn Văn
Cương
Tài chính- Kế toán
1975 X x x
2 Dương Văn Long Tư pháp- Hộ tịch
1973 X x x x
3 Lê văn Cung Địa chính- xây
dựng 1978 X x x
4 Hoàng Thi Vân Hồng
Văn hóa- xã hội 1984 X x x
5 Nguyễn Văn
Khánh Chỉ huy trưởng
quân sự 1972 X x x
6 Đoàn Văn Khá Trường công an 1958 X x
0 0 6 0 1 0 3 0 0 0 2 3 3
CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH
1 Lê Văn Minh Cán bộ KH-
GT-TL-NL x
2 Hoàng Văn Thắm Cán bộ
LĐTBXH 1962 x
3 Dương Thị Phượng
Cán bộ DS-GD- Trẻ em
1966 X
4 Trần Quang Huy Thủ quỹ, Văn
thư-lưu trữ 1963 X
Tổng 2 1 0 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Trong giai đoạn 2005 đến nay, xã Tân Tiến đã có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCC xã mình như cử CBCC tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng vì vậy mà trình độ đội ngũ CBCC UBND xã Tân Tiến đã có sự nâng cao trong năm 2011, thể hiện ở sự thay đổi giữa số liệu năm 2005 và năm 2011 như sau:
- Số lượng CB, CC trong UBND xã Tân Tiến gồm 13 người:
- Trình độ học vấn của CB, CC: Có 2 CB có trình độ cấp II (chiếm 15,38
%), nhưng đến năm 2011 tất cả các CB, CC đã có trình độ học vấn đạt cấp III.
- Trình độ chuyên môn: Tỉ lệ CB, CC có trình độ cao đẳng, đại học cao dần, thể hiện qua biểu đồ sau:
Đơn vị: % (Tỉ lệ CB, CC)
Biểu đồ 1:Trình độ chuyên môn của CB, CC UBND xã Tân Tiến trong 2 năm 2005 và 2011
Dựa vào số liệu và biểu đồ trên ta thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ CB, CC UBND xã Tân Tiến đã có sự thay đổi từ năm 2005 đến 2011:
+ Số CB, CC năm 2005 có trình độ Đại học là 1 người (chiếm 7,69 %), đến năm 2011 tăng lên 3 người (14,29%) như vậy đã tăng 6,6 %.
+ Số CB, CC chưa có trình độ chuyên môn khá cao 8 người (61,54 %), đến năm 2011 là 23,8 %, giảm khá nhiều so với năm 2005 (giảm 37,74 %)
Như vậy ta thấy rằng, trình độ chuyên môn của đội ngũ CB, CC UBND xã Tân Tiến đã được nâng lên trong giai đoạn 2005- 2011. Số CB, CC chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn giảm đến 37,74 %. Đặc biệt trong đó, năm 2005 số cán bộ lãnh đạo chưa có trình độ chuyên môn là 2/3 cán bộ (66,6 %), nhưng đến năm 2011 tất cả các cán bộ lãnh đạo đều đã được đào tạo về trình độ chuyên môn. Số cán bộ chưa được đào tạo chủ yếu là cán bộ không chuyên trách, là những cán bộ làm việc theo hợp đồng, làm việc dựa trên kinh nghiệm và khả năng của cá nhân.
- Trình độ lý luận chính trị: Ở những năm trước, vấn đề đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước chủ yếu được quan tâm và được cho là quan trọng với những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, còn các công chức, cán bộ khác thì họ cho là không cần. Vì vậy những người được đào tạo lý luận chính trị của CB, CC UBND xã Tân Tiến chủ yếu chỉ là Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND, còn cán bộ bán chuyên và công chức chủ yếu không được đào tạo.
- Trình độ quản lý nhà nước: ngày càng được quan tâm cả với những người không phải là cán bộ lãnh đạo, vì vậy mà tỉ lệ số CB, CC đã qua đào tạo đã tăng từ 46,15 % (năm 2005) lên 47, 62%). Điều đáng nói ở đây là sở dĩ những cán bộ chưa qua bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước không phải là những cán bộ đã làm việc lâu năm, mà chủ yếu là những công chức trẻ mới được tuyển dụng nên chưa có cơ hội đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong thời gian tới, UBND xã Tân Tiến sẽ có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ trẻ này.
Từ kết quả so sánh trình độ đội ngũ cán bộ công chức UBND xã Tân Tiến ở trên, ta thấy rằng trình độ của đội ngũ CB, CC được nâng lên, đặc biệt ở trình độ chuyên môn- trình độ liên quan trực tiếp đến hiệu quả công việc của mỗi người nói riêng và của cả UBND xã Tân Tiến nói chung.
Trình độ CB, CC UBND xã nâng cao góp phần vào sự phát triển của địa phương
Về những kết quả đã đạt được: đội ngũ cán bộ, công chức xã Tân Tiến đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; hầu hết cán bộ, công chức đã thể hiện được lập trường quan điểm chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những ưu điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của các địa phương, đồng thời là các yếu tố, tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội của xã Tân Tiến. Kết quả này thể hiện trong kết quả xây dựng nông thôn mới của xã, dưới sự lãnh đạo của UBND, mới thực hiện mà xã Tân Tiến đã đạt chuẩn 9/19 chỉ tiêu 6:
+ Tiêu chí 1: Quy hoạch nông thôn mới (hoàn thành trong năm 2011);
+ Tiêu chí 4: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu của ngành điện; Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn điện 98%;
+ Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo 5,89% (Tiêu chí chuẩn là 10%);
+ Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 29,5% (Tiêu chí chuẩn là 45%);
+ Tiêu chí 13: Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả;
+ Tiêu chí 14: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 96,8% (Tiêu chí chuẩn là 70%); Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 48,8% (tiêu chí chuẩn là >=20%);
+ Tiêu chí 15: Y tế đạt chuẩn quốc gia;
+ Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh;
+ Tiêu chí 19: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.
Bên cạnh đó xã Tân Tiến cũng đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, nông nghiệp (đặc biệt là mô hình trồng rau sạch và chăn nuôi thủy sản), thủ công
6 Báo cáo số 15/BC-UBND Về kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của UBND xã Tân Tiến
nghiệp tăng tỉ lệ trong cơ cấu kinh tế ngành… Từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
Như vậy ta thấy khi trình độ CB, CC được nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương mình phát triển, điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ CB, CC địa phương.
2.3.2.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đã đạt được như đã nêu ở trên, hiện nay đội ngũ CB, CC xã Tân Tiến vẫn còn số những hạn chế như sau:
- Thứ nhất: Thực trạng trình độ đội ngũ CBCC UBND xã Tân Tiến thấp đặc biệt là trình độ chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước:
+ Về trình độ chuyên môn: Có đến 23,8 % CBCC chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn, những CBCC được đào tạo chủ yếu có trình độ trung cấp.
Trình độ chuyên môn hạn chế sẽ ảnh hương rất nhiều đến hiệu quả công việc:
gặp khó khăn trong việc giải quyết mọi công việc, thiếu tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trong xử lý công việc.
+ Về trình độ quản lý nhà nước: CBCC UBND xã là những người quan lý các lĩnh vực của đời sống xã hội của một địa phương, vì vậy trình độ quản lý những khía cạnh công việc của mình là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ở đội ngũ CBCC UBND xã trình độ quản lý nhà nước chưa được quan tâm đào tạo. Thể hiện rừ ở kết quả thống kờ ở trờn, số CBCC UBND xó Tõn Tiến chưa qua đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước chiếm 52,38% tổng số CBCC UBND xã.
Trên đó là 2 loại trình độ mà đội ngũ CBCC UBND xã Tân Tiến còn nhiều hạn chế hơn cả. Cần đưa ra những giải pháp để không những trình độ mỗi người đạt chuẩn mà còn cao hơn so với quy định, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của địa phương.
- Thứ hai: Đội ngũ CB, CC UBND xã Tân Tiến vẫn còn có người chưa đạt chuẩn theo quy định (chủ yếu ở trình độ chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước), vì vậy yêu cầu trước mắt đặt ra là phải đào tạo đạt chuẩn cho đội ngũ này.
- Thứ ba: Những CB, CC UBND xã Tân Tiến đã qua đào tạo ở các loại trình độ chủ yếu là là đào tạo tại chức và đào tạo từ xa. Với hai hình thức đào tạo này, học viên thường không có nhiều thời gian phục vụ cho học tập vì vậy sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình học tập và làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả khóa đào tạo.
- Thứ tư: Công tác đào tạo còn chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế. Mỗi năm CBCC UBND xã Tân Tiến đều được đăng kí nhu cầu học tập và bồi dưỡng trình độ cho bản thân. Tuy nhiên chỉ là đăng kí cho có chỉ tiêu, hoặc tham gia học tập để lấy chứng chỉ phục vụ cho đủ tiêu chuẩn.
- Thứ năm: Công tác đánh giá trình độ CBCC, kiểm tra giám sát CBCC vẫn chưa được đảm bảo thực hiện thường xuyên, chỉ có sự đánh giá khi có yêu cầu từ cơ quan cấp trên, Vì vậy chưa đánh giá được thực trạng trình độ CBCC UBND xã mình nên chưa xác định đúng nhu cầu, đồng thời tạo tâm lý không nhất thiết phải nâng cao trình độ bản thân.
- Thứ sáu: Nhận thức của CBCC về tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ CBCC chưa cao. Theo kết quả phỏng vấn sâu, một số CBCC UBND xã Tân Tiến cho rằng yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc của họ là kinh nghiệm thực tiễn chứ không phải là trình độ. Vì vậy không thấy trình độ của mình còn hạn chế hoặc không có nhu cầu và ý thức nâng cao trình độ cho chính mình.
Từ những hạn chế còn tồn tại làm cho trình độ đôi ngũ CBCC chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của hiện tại của xã Tân Tiến trong giai đoạn hiện tại như trong thời gian này, xã Tân Tiến có nhiều biến chuyển: địa giới hành chính chuyển từ nông thôn lên thành phố (các vấn đề thủ tục hành chính cần giải quyết..), xây dựng tuyến đường cao tốc liên tỉnh chạy qua (cần giải quyết nhiều công việc liên quan đến đền bù và giải phóng mặt bằng), làm khối lượng công việc nhiều lên, sự kiểm tra giám sát cao hơn của cấp trên. Vấn đề này đòi hỏi, nếu trình độ CBCC UBND xã Tân Tiến không được tiếp tục nâng cao sẽ không thể giải quyết được tất cả những công việc nhanh và hiệu quả nhất. Vì vậy cần phải có những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao nhận thức và trình độ của mỗi CB, CC trong toàn xã.