Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH HUẾ (Trang 20 - 23)

2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Tín dụng ngân hàng

2.2. Rủi ro tín dụng 1. Khái niệm

2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà các NHTM đang dồn toàn tâm toàn lực để giải quyết. Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng ở các NHTM hiện nay cần thiết phải tìm ra nguyên nhân phát sinh để có biện pháp giải quyết. Các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng là:

- Những nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi của Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn.Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng với mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn. Khách hàng có thể sử dụng vốn vào kinh doanh không đúng đối tượng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn, vào tài sản cố định, hay sử dụng tiền vào hoạt động kinh doanh khác và gặp phải rủi ro.

 Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng kém

Do trình độ tổ chức, quản lý của giám đốc còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm kinh doanh nên có những tính toán không hợp lý khi lập dự án. Trình độ của người quản lý có hạn nên không nhanh nhạy trước những biến động và xu hướng phát triển của thị trường do đó không nắm bắt được thời cơ và luôn bị rơi vào thế bị động. Kết quả là doanh nghiệp không phát triển được, dự án thất bại và mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

 Khả năng kém thích nghi với môi trường cạnh tranh

Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cạnh tranh.Nếu doanh nghiệp nào thắng trong cạnh tranh thì tồn tại, còn không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và phá sản. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thích nghi với sự thường xuyên thay đổi của môi trường thì sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc cạnh tranh và khi đó khả năng trả đầy đủ vốn vay cho ngân hàng của doanh nghiệp là rất thấp.

 Khách hàng cố tình lừa đảo tiền của ngân hàng

Khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng, lừa đảo để được vay vốn. Sau khi được vay vốn thì sử dụng sai mục đích dẫn đến thua lỗ không có khả năng hoàn trả ngân hàng.

Ngoài ra, một số khách hàng vay vốn của ngân hàng khi đến hạn mặc dù có khả năng thanh toán nhưng lại không muốn và không chịu trả nợ cho ngân hàng. Đây là hành động cố tình lừa đảo tiền của ngân hàng. Rủi ro này phát sinh do tư cách đạo đức của người vay.

 Ngoài ra c̣òn một số nguyên nhân khác như: người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ vì chết, mất tích, hoặc các tài sản đảm bảo bị mất, giảm giá...

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại

 Ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay sai lầm do không nắm được đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông tin về khách hàng như: khả năng tài chính, quản trị,

kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả của dự án, giá trị tài sản đảm bảo... Điều này đã gây ra rủi ro và dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

 Chính sách tín dụng không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Nếu chớnh sỏch tớn dụng khụng rừ ràng, đầy đủ và thống nhất thỡ dễ dẫn đến việc cấp những khoản tín dụng chất lượng thấp, thiếu hiệu quả do người vay đã lợi dụng những khe hở trong chính sách.

 Mở rộng khối lượng tín dụng nhưng chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng.

Trên thực tế, trong quá trình cho vay các ngân hàng do quá chú trọng tới số lượng cho vay mà lơ là chất lượng khoản cho vay nên dễ gây ra rủi ro tín dụng.

 Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định dự án c̣n thấp dẫn đến những nhận định sai lầm và cho vay không hiệu quả. Cán bộ tín dụng không am hiểu lắm về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nên xác định sai hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Việc thiếu hiểu biết về luật cũng gây ra thiệt hại cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp trước pháp luật.

 Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng không đảm bảo. Một số cán bộ có phẩm chất yếu kém đã lợi dụng vị trí của mình để tham ô, trục lợi, họ đã tiếp tay cho khách hàng rút vốn ngân hàng.

NHTM chưa xây dựng và phát triển được mạng lưới thông tin đầy đủ trong cả lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng.

 Ngõn hàng thiếu một cơ cấu theo dừi, quản lý rủi ro, chưa cú hệ thống đo lường, phân tán rủi ro theo từng loại khách hàng. Hệ thống kiểm soát chưa phát huy hết tác dụng, chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản đã cho vay, không kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động cấp tín dụng.

d. Các nguyên nhân khác

 Thông tin không cân xứng

Trên thị trường tài chính, khi có một giao dịch mà trong đó một bên không biết rơ đầy đủ những thông tin mà họ cần biết về bên kia th́ được gọi là thông tin không cân xứng. Việc thiếu thông tin cũng là nguyên nhân gây ra sự lựa chọn đối nghịch trước khi cuộc giao dịch diễn ra và rủi ro đạo đức sau cuộc giao dịch đó.

+ Chọn lựa đối nghịch xảy ra khi người đi vay có khả năng không trả được nợ, gây rủi ro cho ngân hàng lại là người tích cực tìm vay nhất bằng mọi cách nên có nhiều khả năng được chọn nhất. Điều này dẫn đến khoản vay sẽ được cấp cho trường hợp có rủi ro.

+ Rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra sau khi diễn ra các giao dịch là loại rủi ro người cho vay phải gánh chịu khi người đi vay không muốn trả nợ. Rủi ro này được gọi là rủi ro đạo đức.

 Môi trường kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

- Hệ thống hành lang pháp lí của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, không rừ ràng sẽ tạo kẽ hở để người vay lợi dụng chiếm vốn và gõy thiệt hại tới ngõn hàng.

- Hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng đều chịu ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chính sách (ví dụ như: chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách thuế...) đều có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới việc kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH HUẾ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w