CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP SÀI GềN - HÀ NỘI CHI NHÁNH HUẾ
2. Giới thiệu về Ngân hàngTMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Huế 1. Sơ lượt sự hình thành và phát triển của Ngân hàng
2.7. Tình hình huy động vốn
Vốn để các TCTD tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình không chỉ riêng nguồn vốn tự có hay vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Do đó có thể nói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng - là khâu quan trọng tạo nên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ở Huế, vốn nhàn rỗi trong dân cư còn tồn đọng khá nhiều, nhu cầu về vốn của cá nhân cũng như của doanh nghiệp ngày càng lớn, trở thành nhu cầu thiết yếu trong chu trình phát triển sản xuất; điều này đã thúc đẩy ngân hàng phát huy công tác huy động vốn, góp phần mở rộng kinh doanh và tăng cường vốn cho nền kinh tế; bên cạnh đó cũng góp phần ổn định nguồn vốn, giảm thiểu tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở xuống Chi nhánh.
Để huy động được vốn, trong những năm qua, Chi nhánh có những biện pháp tích cực để thu hút vốn nhàn rỗi bằng rất nhiều loại hình huy động như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi rút gốc linh hoạt… Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả… Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để có thể đưa ra những chiến lược huy động linh hoạt trong từng thời kỳ để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và hạ thấp chi phí đầu vào cho Ngân hàng.
Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau SHB Huế thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền ở Ngân hàng. Nguồn
vốn huy động của Ngân hàng tăng qua mỗi năm.Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tiến triển tốt, công tác huy động đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước.
Trong những năm qua, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động vẫn là vốn ngắn hạn và không kỳ hạn.Vốn trung hạn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng trên 3%.Về mặt tài chính, tỷ trọng vốn trung dài hạn thấp là tốt bởi lãi suất huy động vốn bình quân sẽ thấp. Tuy nhiên, về mặt kinh doanh lâu dài thì đây là một hạn chế của SHB Huế trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn do bị hạn chế với chỉ tiêu an toàn vốn của NHNN.“Các NHTM chỉ dùng không quá 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”. Mặt khác, xét trong ngắn hạn, nếu lãi xuất tăng thì Ngân hàng gặp khó khăn khi lấy vay ngắn hạn để bù đắp cho các khoản vay dài hạn trước đó, ngược lại lãi suất giảm thì ngân hàng có lợi. Cơ cấu vốn huy động được thể hiện trong bảng dưới đây :
Bảng 2.3: Cơ cấu nguốn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
LOẠI TÀI KHOẢN
Số tiền So sánh năm
2013với 2012 So sánh năm 2014 với 2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/201
4 +/- % +/- %
I. Theo kỳ hạn 250.232 511.740 505.069 261.508 104,51 (6.671) -1,32 1. Không kỳ hạn 3.417 21.030 21.815 17.613 515,39 785 3,60 2. Có kỳ hạn 246.772 490.485 479.766 243.712 98,76 (10.719) -2,23 - 01 tuần đến 1 tháng 117.246 194.700 116.061 77.454 66,6 (78.640) -67,76 - Trên 1 tháng đến 3 tháng 101.986 197.861 181.804 95.875 94,01 (16.056) -8,83 - Trên 3 tháng đến 6 tháng 24.470 50.337 93.280 25.867 105,71 42.943 46,04 - Trên 6 tháng đến 12 tháng 3.070 28.176 72.929 25.106 817,78 44.753 61,37 - Trên 12 tháng - 19.411 15.692 19.411 - (3.719) -23,70 3. Ký Quỹ 42 226 3.488 184 433,36 3.262 93,52 II. Theo loại hình 250.232 511.740 505.069 261.508 104,51 (6.671) -1,32 1. Tiền gửi thanh toán 3.417 21.030 21.815 17.613 515,39 785 3,60 2. Tiền gửi CKH 3.452 16.495 19.139 13.043 377,86 2.644 13,82 3. Tiết kiệm 243.321 473.990 460.627 230.670 94,80 (13.363) -2,90 4. Ký quỹ 42 226 3.488 184 433,36 3.262 93,52 III. Theo loại tiền 250.232 511.740 505.069 261.508 104,51 (6.671) -1,32 1. VND 236.319 493.272 478.013 256.953 108,73 (15.259) -3,19 2. USD 11.809 17.645 25.527 5.837 49,43 7.882 30,88 3. EUR 2.104 747 1.500 (1.358) -64,51 753 50,20 4. Khác - 76 29 76 - (47) -160.70
- Cơ cấu huy động vôn theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn (Nguồn: Báo cáo cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB Huế)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu huy động có sự chuyển dịch tăng dần vốn không kỳ hạn và ký quỹ, giảm phần vốn huy động ngắn hạn. Tuy nhiên trong tổng vốn huy động thì vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Huy động vốn năm 2014 giảm so với năm 2013 nguyên nhân chủ yếu là do biến động chính sách lãi suất trần huy động một số NHTM cao hơn so với thị trường để thu hút khách hàng. Diễn biến cơ cấu vốn huy động phản ánh đúng xu hướng của thị trường và tâm lý của người gửi tiền là gửi kỳ hạn ngắn hạn để khi lãi suất tăng sẽ có phản ứng kịp thời. Huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn ngày càng tăng trong khi vốn huy động trung dài hạn có xu hướng giảm.
Huy động vốn không kỳ hạn: Bao gồm tiền gửi thanh toán và ký quỹ bảo lãnh của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng tính ổn định không cao do các cá nhân, tổ chức thường sử dụng linh hoạt vốn này để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn ổn định tuy nhiên có xu hướng ngày càng tăng, nếu năm 2012 nguồn vốn này chiếm 1.38% thì đến năm 2014 chiếm hơn 5.1% tổng vốn huy động.
Vốn huy động ngắn hạn: Gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Các kỳ hạn phổ biến là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có them kỳ hạn tuần. Nguồn vốn này có chi phí tương đối cao nhưng có tính ổn định. Tỷ trọng nguồn vốn này qua các năm không có nhiều biến động tuy nhiên trong ba năm qua, nguồn tiền gửi này có tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là năm 2013 tốc độ tăng trưởng rất cao tăng 98.76% tương ứng với tăng 243.172 triệu đồng so với năm 2012.
Vốn huy động trung và dài hạn: Là nguồn vốn quan trọng tạo sự ổn định cho bất kỳ ngân hàng nào. Huy động vốn trung và dài hạn ở SHB Huế chủ yếu là nguồn tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng.Những năm qua nguồn vốn này có xu hướng biến động nhẹ.Năm 2013 là 19.410 triệu đồng và năm 2014 giảm còn 15.692 triệu đồng
giảm hơn 19% so với năm 2013. Nguồn vốn này giảm về quy mô và tăng giảm không điều do sự biến động của lãi suất, lạm phát, giá vàng, chứng khoán… ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng gửi tiền không muốn gửi tiền dài hạn. Do đó SHB Huế cần chú trọng hơn nữa đến nguồn vốn này để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, đáp ứng các chỉ tiêu an toàn về vốn của NHNN.
a) Cấu huy động vốn theo loại tiền :
Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng vốn huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của nguồn vốn huy động được.Bất kỳ NHTM nào thì vốn huy động bằng nội tệ vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn huy động bằng ngoại tệ. Nguồn vốn huy động của SHB phân theo loại tiền huy động gồm có: nội tệ và ngoại tệ - huy động tập trung vào những đồng ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là USD và EUR. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của SHB Huế có sự thay đổi qua từng năm và tuân theo quy luật trên. Từng loại vốn có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm của nó.Chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể từng nguồn vốn huy động một cách cụ thể.
Ngoại tệ chủ yếu mà SHB Huế huy động là USD, đây là một ngoại tệ mạnh và có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng trưởng điều qua các năm. Lượng vốn ngoại tệ huy động ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ của vốn ngoại tệ huy động được so với tổng vốn huy động chỉ chiếm có 5,56 %, 3,64%
trong năm 2013 và 5,36% năm 2014. Nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn huy động, có xu hướng ổn định qua các năm, nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ lệ 94,44% tương đương với 250.231 triệu đồng và tăng dần lên 96,39% năm 2013 tức đạt 493.272 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ không tăng nhiều về tỷ lệ nhưng lại tăng về giá trị từ 11.808 triệu đồng năm 2012 lên 17.645 triệu đồng năm 2013 và tăng mạnh vào năm 2014 lên đến 25.213 triệu đồng. Để có được thành tựu trên SHB Huế đã tranh thủ sự hỗ trợ của HO cho nên đảm bảo tiền mặt bằng ngoại tệ chi trả cho khách hàng, không phải khất khách hàng và đãng ký lấy tiền trước như các ngân hàng khác trên địa bàn.