Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với hơn 900 người sử dụng Internet trên phạm vi toàn quốc, có 10% số người tham gia khảo sát cho biết thời lượng sử dụng Internet mỗi ngày là dưới 3 giờ. 36% số người tham gia khảo sát sử dụng Internet từ 3-5 giờ mỗi ngày.
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014) Hình 1.11 : Tỷ lệ thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày
Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt
khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014) Hình 1.12 : Ước tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2014
( Theo Tổng cục Thống kê “Tình hình kinh tế xã hội năm 2014” ) Kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với người dân có mua sắm trực tuyến năm 2014 cho thấy, 58% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến.
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014) Hình 1.13 : Tỷ lệ người dân tham gia mua sắm trực tuyến
Loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến nhất là đồ công nghệ và điện tử chiếm 60%, tăng 25% so với năm 2013. Các mặt hàng được người
tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng khác là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (60%), sau đó đến đồ gia dụng (34%), sách và văn phòng phẩm (31%)…
Tuy nhiên, năm 2014, vấn đề sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo tiếp tục là trở ngại hàng đầu trong mua sắm trực tuyến (81%).
Tiếp đến là trở ngại về dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu (51%), giỏ cả khụng thấp so với mua trực tiếp/khụng rừ ràng (46%), thụng tin cỏ nhân bị tiết lộ (42%), và website thiết kế chưa chuyên nghiệp (29%).
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014) Hình 1.14 : Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến
Kết luận: Có thể nói trong năm 2014, Việt Nam đã xây dựng hoàn thiện được hệ thống hạ tầng cho thương mại điện tử, gần như bắt kíp được với tiến độ của thế giới. Hiện nay, các mô hình hay các công cụ hỗ trợ thương mại điện tử như rao vặt, các sàn giao dịch, các website bán hàng trực tuyến, các giải pháp thanh toán trực tuyến đều đã có mặt và được ứng dụng rất thành công tại thương mại điện tử Việt Nam.
Website bán hàng trực tuyến có thể ví như một người bán hàng tận tâm, luôn sẵn sàng 24/24, giúp doanh nghiệp có thêm một kênh bán hàng hiệu quả và mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, để nhân viên (website) đạt hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cần phải đầu tư trang phục (giao diện), kỹ năng (kỹ thuật) và cả kiến thức (nội dung).
Những yếu tố này đối với website bán hàng trực tuyến lại quan trọng hơn nhiều so với website giới thiệu, vì lòng tin của khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khi thực hiện giao dịch trực tuyến.
Tiềm năng, xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia, thương mại điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ với hơn 1/3 dân số sử dụng Internet và hơn 50% trong số đó có mua sắm online.
Báo cáo Thương mại Điện tử 2013 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin – Bộ Công thương – đánh giá, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 sẽ đạt doanh số tới 4,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2013.
(Nguồn: Dự báo của Cục TMĐT và CNTT) Hình 1.15 : Ước tính doanh số TMĐT B2B 2015
Hiện nay Thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động.
Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là cao bởi những lý do chính sau đây:
Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nên thương mại điện tử sẽ giúp cho các Doanh Nghiệp tìm kiếm các đối tượng khách hàng trên khắp Thế giới.
Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet.
Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng…
Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển
Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh.
Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Xu hướng phát triển:
Hiện nay thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ cho việc marketing, bán hàng cho Doanh Nghiệp là chính.
Ngoài ra một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá…website thông tin đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động từng bước đi sâu vào lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ kênh liên lạc sang vai trò kênh tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
1.2.6. Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp ở