Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp ở trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói chung và địa bàn Thành Phố

Một phần của tài liệu Triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH tin học thành tâm bằng mã nguồn mở joomla (Trang 31 - 35)

Vinh nói riêng

Cùng với sự phát triển TMĐT của cả nước, Tỉnh Nghệ An đã có những bước chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực phát triển TMĐT tại địa phương. Thông qua những chương trình tuyên truyền, tập huấn, đào tạo phổ biến những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử và các chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thông tin, đã giúp

dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng tích cực.

Nghệ An xếp thứ 13 cả nước về chỉ số Thương mại điện tử EBI 2013.

Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao và được Bộ Công Thương chỉ đạo, năm 2013 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử (gọi tắt là EBI). Chỉ số Thương mại điện tử giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá được một cách định lượng tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như tại mỗi địa phương trong từng năm và cũng như dễ dàng so sánh sự phát triển qua các năm. EBI 2013 được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra khảo sát hơn ba nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả cho thấy năm 2013, thương mại điện tử tiếp tục phát triển vững chắc, đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh và có gắn kết khăng khít với công nghệ thông tin và truyền thông, trở thành một trong các trụ cột của tiến trình xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức ở nước ta.

Căn cứ vào bốn tiêu chí: Nguồn nhân lực- hạ tầng công nghệ thông tin; Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); Cung cấp trực tuyến thông tin và dịch vụ công của cơ quan nhà nước (G2B), nhóm năm địa phương dẫn đầu về EBI 2013 vẫn là Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và hầu như không thay đổi so với năm 2012. Và theo bảng xếp hạng này, chỉ số TMĐT Nghệ An hiện xếp thứ 13, nằm ở mức khá so với cả nước (trong đó chỉ số Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng CNTT xếp thứ 12; Chỉ số giao dịch B2C xếp thứ 18, Chỉ số giao dịch B2B xếp thứ 8, Chỉ số giao dịch G2B đứng thứ 19).

Hiện nay , trên địa bàn Tỉnh Nghệ An các loại hình giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đã có sự tiến bộ đáng kể. Mức độ và hiệu quả sử dụng email của các doanh nghiệp đều có bước tiến so với năm 2012 với 83% doanh nghiệp đã sử dụng email để nhận đơn đặt hàng. Tỷ lệ này của năm 2012 là 70%.

Đồng thời, có tới 43% doanh nghiệp đã có website và 35% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2012. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng website một cách hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp đã chú ý hơn tới hoạt động quảng bá cho website và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau cho hoạt động này. Công cụ tìm kiếm tiếp tục là phương tiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất (43%), báo điện tử đứng thứ hai (40%). Các mạng xã hội được sử dụng ở mức cao để quảng bá website và tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng phương tiện này (37%) đã tiệm cận với tỷ lệ quảng bá trên các báo cáo điện tử. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa sử dụng bất cứ hình thức nào để quảng bá cho website của mình vẫn chiếm tới 15% bằng với tỷ lệ của năm 2012. Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử của năm 2013 là 12% và có tới 33% doanh nghiệp cho rằng tham gia các sàn thương mại điện tử mang lại hiệu quả cao.

Việc cung cấp trực tuyến thông tin và dịch vụ công của các cơ quan nhà nước (G2B) là một thành phần quan trọng của thương mại điện tử.

Hiện nay, trên địa bàn Tp.Vinh có 31% doanh nghiệp cho biết thường xuyên truy cập website của các cơ quan nhà nước, 56% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới truy cập và 13% doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập các website này. Các tỷ lệ này cho thấy tình hình truy cập website của các cơ

doanh nghiệp không có sự khác biệt lớn so với năm 2012. Trong khi đó, năm 2012 có khoảng 48% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tăng hơn một chút so với năm 2012. Trong khi đó, năm 203 có khoảng 48% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ công trực tuyến tương đối có ích phản ánh dịch vụ công trực tuyến đã thực sự hỗ trỡ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.[5]

Một phần của tài liệu Triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH tin học thành tâm bằng mã nguồn mở joomla (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w