2.2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AN HƯNG
2.2.2 Kết quả thống kê về mức độ đánh giá theo từng nhóm yếu tố của người lao động tại công ty cổ phần An Hưng
2.2.2.2 Thống kê mô tả
Để dễ dàng trong việc đánh giá, kết quả nghiên cứu các giá trị trung bình của các thành phần được quy ước như sau:
- Giá trị trung bình 1,00 - 1,80: Đánh giá rất không tốt - Giá trị trung bình 1,81 - 2,60: Đánh gái không tốt - Giá trị trung bình 2,61 - 3,40: Đánh giá trung bình - Giá trị trung bình 3,41 - 4,20: Đánh giá tốt
- Giá trị trung bình 4,21 - 5,00: Đánh giá rất tốt.
2.2.2.2.1 Kết quả thống kê
a) Mức độ đánh giá của người lao động về các nhân tố tạo động lực
Bảng 2.12 Mức độ đánh giá của ngừơi lao động về các nhân tố tạo động lực Nhân tố
N Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
HDCV: Hấp dẫn công việc 175 1,80 4,00 3,29 0,55
MMTB: Máy móc thiết bị 175 2,00 4,43 3,57 0,53
LTPL: Lương thưởng và
phúc lợi 175 1,71 4,29 3,49 0,51
PTDN: Phát triển doanh
nghiệp 175 2,00 4,33 3,56 0,49
DNG: Đồng nghiệp 175 2,00 4,67 3,41 0,69
QTLD: Sự quan tâm của
lãnh đạo 175 2,00 4,75 3,41 0,61
CHDT: Cơ hội và đào tạo 175 1,67 4,67 3,33 0,67
TT: Thăng tiến 175 1,00 5,00 3,39 0,69
( Nguồn xử lý số liệu spss) Qua bảng trên ta thấy các nhóm nhân tố "Máy móc thiết bị"; " Sự phát triển của doanh nghiệp"; " Lương thưởng và phúc lợi"; " Đồng nghiệp"; " Sự quan tâm của lãnh đạo" có giá trị trung bình khá cao được đánh giá ở mức tốt, giá trị trung bình đều nằm trong khoảng từ 3,41-4 là đánh giá tốt. Trong đó nhân tố "Máy móc thiết bị" và "Sự phát triển của doanh nghiệp" có giá trị trung bình cao nhất lần lượt là 3,57. Người lao động hài lòng về 2 nhân tố này nhất, vì trong thời gian qua công ty chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại mở rộng năng lực sản xuất đồng thời xây dựng mở rộng thêm nhà xưởng nâng cao cơ sở vật chất của công ty. Đồng thời trong thời gian qua việc kinh doanh của công ty diễn ra vô cùng thuận lợi doanh thu tăng cao đã tạo được sự tin
tưởng cũng như niềm tin của người lao động về sự phát triển lớn mạnh của công ty trong thời gian sắp tới. Các nhân tố " Sự hấp dẫn của công việc"; "Cơ hội đào tạo" và
" Thăng tiến" có giá trị trung bình thấp lần lượt là 3,29; 3,33; 3,39 nằm trong khoảng từ 2,60- 3,40 mức đánh giá trung bình. Sở dĩ các nhân tố này có mức độ hài lòng thấp là vì đối với nhân tố " Sự hấp dẫn công việc" do bản chất công việc mà người lao động thường xuyên phải làm những công việc lặp đi lặp lại, không có sự thay đổi với những công việc và môi trường làm việc khác nhau rất nhàm chán. Đồng thời trong thời gian qua công ty có rất nhiều đơn đặt hàng do đó áp lực hàng xuất với người lao động là khá lớn. Người lao động thường xuyên tăng ca, khối lượng công việc lớn khiến họ không thấy thú vị trong công việc. Đối với nhân tố "Cơ hội đào tạo" và "Thăng tiến"
trong thực tế mỗi năm công ty chỉ tổ chức từ một đến hai khóa đào tạo chính vì thế đánh giá của người lao động về nhân tố này là không cao.
b) Kết quả thống kê về mức độ hài lòng của người lao động về tạo động lực làm việc theo từng nhóm nhân tố tại công ty cổ phần An Hưng
Tác giả sử dụng kiểm định One Sample T-Test đối với các nhân tố " Lương thưởng và phúc lợi"; "Sự phát triển doanh nghiệp"; "Đồng nghiệp"; "Sự quan tâm của lãnh đạo"; "Cơ hội và đào tạo"; "Thăng tiến" để kiểm địn mức độ hài lòng của người lao động về công tác tạo động lực làm việc tại công ty cổ phần An Hưng.
Sự hấp dẫn của công việc
Một trong những yếu tố quan trọng giúp người lao động đam mê và hăng say với công việc chính là bản chất của công việc đó. Một công việc hấp dẫn, nhiều thách thức và phù hợp với năng lực của người lao động sẽ làm cho họ gắn bó, hăng say với công việc, và chủ động với công việc hơn, nâng cao năng suất, hiệu quả và động lực làm việc. Thông qua điều tra mẫu nghiên cứu thu được đánh giá của người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần An Hưng như sau:
Đánh giá của người lao động về yếu tố bản chất công việc +H0 : đánh giá của lao động về nhóm nhân tố sự hấp dẫn công việc = 3 +H1: đánh giá của lao động về nhóm nhân tố sự hấp dẫn công việc ≠ 3
Dựa trên thực tế ghi nhận từ điều tra định tính, một phần lao động cho rằng công việc có tính chất thú vị khiến họ hăng say và đam mê từ đó hài lòng với công việc
đang làm, một phần còn lại chưa đồng ý với ý kiến này, tức là bản chất công việc mà người lao động đang làm là khá nhàm chán. Nên nhóm quyết định chọn giá trị kì vọng trung bình là 3 điểm, tức là chỉ ở mức trung bình.
Qua xử lý SPSS kết quả thu được là:
Bảng 2.13 Kiểm định giá trị trung bình của yếu tố sự hấp dẫn của công việc
One sample t test Mean Sig
(2- tailed)
Mức 1-2
Mức Bản chất công việc 4-5
BC01: Công việc đang làm phù hợp với
khả năng và trình độ của Anh / Chị 3,406 0,000 15,4% 54,3%
BC02: Khối lượng công việc là chấp nhận
được. 3,109 0,94 27,4% 39,5%
BC03: Anh / Chị yêu thích công việc mình
đang làm. 3,337 0,000 17,7% 52,6%
BC04:Công việc được phân công hợp lý. 3,451 0,000 13,7% 58,9%
BC05: Anh / Chị được tự chủ thể hiện
mình trong công việc. 3,143 0,025 26,2% 41,7%
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra. Dựa trên thang đo likert 5 mức độ) Qua bảng kết quả ta thấy trung bình đánh giá của người lao động về yếu tố bản chất công việc là trung bình. Cao nhất là yếu tố "Công việc được phân công hợp lý”
với trung bình bằng 3,451 là mức đồng ý . Kết quả này có ý nghĩa thống kê với sig của kiểm định One sample T-Test bằng 0,000 < 0,05. Bác bỏ giả thiết H0 cho rằng trung bình yếu tố này bằng 3, có thể kết luận rằng trung bình yếu tố này có giá trị lớn hơn 3.
Kế đến là yếu tố "Công việc đang làm phù hợp với khả năng và trình độ của Anh / Chị" có trung bình là 3,406 gần với mức đồng ý. Số lao động có đánh giá ở mức 4-5 ở yếu tố này cũng khá cao chiếm tới 54,3%. Yếu tố “Khối lượng công việc là chấp nhận được”có trung bình mẫu thấp nhất là 3,109 chỉ có 39,5% lao động đánh giá ở mức 4-5 là mức đồng ý. Đồng thời yếu tố này khi kiểm định One sample t - test có giá trị Sig là 0.94 lớn hơn 0,05 nên ta đưa ra kết luận chấp nhận H0 là yếu tố này có giá trị trung bình bằng 3. Kết quả này phù hợp với thực tế sản xuất tại doanh nghiệp tình hình kinh doanh ổn định. Hai yếu tố còn lại khi kiểm định One Sample T-Test đều có kết quả
Đánh giá theo sự phát triển của doanh nghiệp
Nếu như các yếu tố máy móc thiết bị tác động đến quá trình làm việc, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất làm việc, động lực làm việc của công nhân, thì sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố gián tiếp tác động đến niềm tin, thái độ làm việc của người lao động. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển thì niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp, nguồn đảm bảo cho sự chi trả lương cho công nhân sẽ không bị gián đoạn, tạo sự an tâm trong lao động sản xuất.
Kiểm định cặp giả thuyết.
H0: Giá trị trung bình của sự phát triển của doanh nghiệp bằng 4.
H1: Giá trị trung bình của sự phát triển của doanh nghiệp khác 4.
Bảng 2.14 Kiểm định One Sample t- test đánh giá của người lao động theo yếu tố sự phát triển của doanh nghiệp
Nhân tố Giá trị trung
bình Mức ý nghĩa THKD01: Tình hình kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp ổn định 3,611 0,000
THKD02: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai sẽ ngày càng phát triển 3,649 0,000
THKD03: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu sản
xuất được đảm bảo. 3,589 0,000
( Nguồn xử lý số liệu sử dụng thang đo likert 5 mức độ với α = 5%) Qua bảng trên ta thấy người lao động trực tiếp đánh giá ở mức tốt, tất cả các thành phần đều có giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,41 - 4. Cụ thể, người lao động cảm thấy hài lòng nhất với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai với giá trị trung bình là 3,649. Điều này chứng tỏ người lao động khá tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trên thực tế hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi, đạt doanh thu cao qua các năm. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm thị trường mới như: Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc… đã đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty làm tăng doanh thu. Vì vậy người lao động cảm nhận về yếu tố tình hình kinh doanh hiện tại và tin tưởng vào tương lai phát triển của công ty khá tốt, có trung bình mẫu lần lượt bằng 3,611 và
3,649. Khi kiểm định One sample T-Test cho các yếu tố này đều có kết quả bác bỏ giả thiết H0 cho rằng trung bình các yếu tố là bằng 4. Vậy trung bình các yếu tố là khác 4.
Đánh giá theo yếu tố đồng nghiệp
Trong một doanh nghiệp, bầu không khí làm việc có vai trò rất quan trọng, tạo sự thoải mái, gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức. Trong đó, người đồng nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Có những người đồng nghiệp thân thiện, phối hợp làm việc ăn ý, quan tâm chăm sóc lẫn nhau cũng là động lực giúp người lao động tâm huyết với doanh nghiệp, làm việc hăng say và nâng cao động lực lao động.
Lao động trực tiếp tại công ty cổ phần An Hưng hầu hết là lao động của địa phương. Theo cung cấp của ban lãnh đạo công ty thì khoảng 70% lao động trực tiếp là người dân của địa bàn thành phố Tuy Hòa và các địa bàn lân cận nơi công ty hoạt động. Điều đó tạo thuận lợi cho những công nhân này phối hợp làm việc, quan tâm đến nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Vì vậy ta tiến hành kiểm định cặp giả thuyết với giá trị kỳ vọng là 4 H0: Giá trị trung bình của yếu tố đồng nghiệp bằng 4
H1: Giá trị trung bình của yếu tố đồng nghiệp khác 4
Bảng 2.15 Kiểm định One sample t - test đánh giá của người lao động về yếu tố đồng nghiệp
Nhân tố Giá trị trung bình Mức ý nghĩa
DN01: Đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau 3,457 0,000
DN02: Các đồng nghiệp có sự phối hợp nhịp
nhàng trong công việc 3,314 0,000
DN03: Đồng nghiệp thân thiện, cởi mở, tạo
cảm giác thoải mái trong công việc 3,451 0,000
(Nguồn xử lý spss dựa trên thang đo liekrt 5 mức độ, α=5%) Qua bảng trên ta thấy thành phần " Đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau" và " Đồng nghiệp thân thiện, cởi mở, tạo cảm giác thoải mái trong công việc" được đánh gái ở mức độ tốt nằm trong khoảng từ 3,41 - 4. Riêng thành phần " Các đồng nghiệp có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc được đánh giá khá thấp 3,314 chỉ ở mức trung bình. Đồng thời giá trị Sig của kiểm định One Sample t - test đều nhỏ hơn 0,05 bác bỏ giả thuyết H0. Chứng tỏ đánh giá của lao động về yếu tố đồng nghiệp khác 4 (nhỏ hơn 4). Điều này cũng dễ hiểu vì tính chất công việc chủ yếu ở công ty cổ phần An Hưng được phân theo các khâu độc lập nhau, chuyên môn hóa. Các lao động trực tiếp tính lương theo số lượng thành phẩm họ làm ra, công việc ít phụ thuộc vào nhau nên ít có sự phối hợp.
Đánh giá theo yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo
Nhà quản trị giữ một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là trong việc tạo mối quan hệ và sự hài hòa giữa các bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
Một nhà quản trị có năng lực lãnh đạo tốt, biết coi trọng nhân tài, lắng nghe ý kiến của các nhân viên, quan tâm đến đời sống của nhân viên sẽ làm cho họ tin tưởng và nhiệt tình trong công việc và động lực làm việc gia tăng.
Kiểm định cặp giả thuyết
H0: Giá trị trung bình của yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo bằng 3 H1: giá trị trung bình của yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo khác 3
Bảng 2.16 Kiểm định One Sample t test đánh giá của lao động về yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo
Nhân tố Giá trị trung bình Mức ý nghĩa LD01:Lãnh đạo trực tiếp có tác phong lịch sự,
hòa nhã với nhân viên 3,291 0,000
LD02: Lãnh đạo thường xuyên lắng nghe và
tôn trọng ý kiến của nhân viên 3,417 0,000
LD03: Lãnh đạo coi trọng tài năng của người
lao động 3,297 0,000
LD04: Lãnh đạo công ty thường xuyên thông báo cho nhân viên về những thay đổi trong công ty
3,623 0,000
(Nguồn xử lý spss, dựa trên thang đo likert 5 mức độ, α=5%) Qua bảng trên ta thấy thành phần " Lãnh đạo thường xuyên lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân viên" và " Lãnh đạo công ty thường xuyên thông báo cho nhân viên về những thay đổi trong công ty" có giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,41 - 4 được đánh giá ở mức tốt. Điều này là do ban lãnh đạo luôn gần gũi với người lao động, theo dừi sỏt sao quỏ trỡnh làm việc của họ. Ngoài ra, cụng ty cũn tổ chức ăn cơm trưa cùng nhau, có những buổi sinh hoạt tập thể… vì vậy mối quan hệ giữa ban giám đốc và người lao động ngày càng được cải thiện. Hơn thế nữa, công ty còn có hòm thư góp ý để thu thập ý kiến của nhân viên trong công việc cũng như các góp ý về cách thức tổ chức quản lý, những ý tưởng tổ chức sản xuất mới, sáng tạo… Từ đó ban lãnh đạo công ty đã nhận được rất nhiều ý kiến hay và có ý nghĩa.
Đánh giá theo yếu tố cơ hội và đào tạo
Trong năm bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu về sự khẳng định mình trong công việc thuộc nhu cầu bậc cao, khi mà các nhu cầu bậc thấp đã được thỏa mãn thì nhu cầu này ngày càng lớn. Nếu doanh nghiệp thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao tay nghề và thăng tiến trong công việc thì người lao động sẽ tự hào vì công việc đang làm và nỗ lực hết mình cho công việc đó.
Tiến hành kiểm định cặp giả thuyết.
H0 Đánh giá của người lao động về yếu tố cơ hội và đào tạo lao động bằng 4 H1 Đánh giá của người lao động về yếu tố cơ hội và đào tạo lao động khác 4
Bảng 2.17 Kiểm định giá trị trung bình của yếu tố cơ hội và đào tạo
Nhân tố Giá trị trung bình Mức ý nghĩa
DTTT01: Doanh nghiệp thường xuyên tổ
chức đào tạo phát triển nghề cho nhân viên 3,331 0,000 DTTT02: Doanh nghiệp tạo nhiều cơ hội để
nhân viên thăng tiến 3,326 0,000
DTTT03: Chương trình đào tạo và huấn
luyện phù hợp với vị trí công việc 3,321 0,000
(Nguồn xử lý số liệu spss, dựa trên thang đo likert 5 mức độ, α=5%) Trung bình đánh giá của người lao động về yếu tố cơ hội và đào tạo còn thấp, dưới mức 4, mức đồng ý. Trong đó, đối với yếu tố thường xuyên tổ chức đào tạo có trung bình bằng 3,331. Khi kiểm định giá trị trung bình này bằng 4 thì cho ta kết quả bác bỏ giả thiết H0. Hàng năm, công ty chỉ tổ chức một khóa đào tạo nghề cho các công nhân mới tuyển dụng, còn lại trong quá trình làm việc, công ty tổ chức cho những người lao động đã có kinh nghiệm làm cùng với những người mới để giúp họ học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, nhất là bộ phận sản xuất và bộ phận kĩ thuật. Vì vậy tính thường xuyên của các lớp đào tạo, phát triển nghề khá thấp.
Yếu tố tạo cơ hội cho lao động thăng tiến và chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp với vị trí công việc có mức trung bình đánh giá còn thấp hơn, lần lượt bằng 3,326 và 3,321, hai yếu tố này khi kiểm định cũng không bằng 4.Việc tạo điều kiện cho lao động thăng tiến được ban lãnh đạo công ty rất chú trọng. Mỗi năm, công ty đều tố chức bình bầu những lao động tiên tiến, xét thi đua giữa các chuyền, các bộ phận. Ngoài ra, việc chọn lựa những lao động giỏi, nhiệt tình trong công việc làm chuyền trưởng, quản lý và 2 năm thay đổi một lần cũng làm cho người lao động có thêm động lực để cố gắng hoàn thành tốt công việc
Đánh giá theo yếu tố thăng tiến Tiến hành kiểm định cặp giả thuyết
H0: Giá trị trung bình của yếu tố thăng tiến bằng 4 H1: Giá trị trung bình của yếu tố thăng tiến khác 4
Bảng 2.18 Kiểm định giá trị trung bình của yếu tố thăng tiến
Nhân tố Giá trị trung bình Mức ý nghĩa
DTTT04: Anh / Chị được định hướng rừ ràng
trong ngày làm viêc đầu tiên 3,394 0.000
DTTT05: Những điều kiện để thăng tiến được công ty phổ biến ngay từ đầu để nhân viên tiếp thu và phấn đấu
3,377 0000
(Nguồn xử lý số liệu dựa trên thang đo likert 5 mức đô, α=5%) Cả hai thành phần trên đều được lao động đánh giá ở mức bình thường, đồng thời khi kiểm định cũng cho ra kết quả giá trị trung bình của hai yếu tố này khác 4 hay cụ thể hơn là nhỏ hơn mức 4. Điều này chứng tỏ công tác phổ biến thông tin đến người lao động của công ty chưa tốt. Người lao động chưa được thông tin về những cơ hội thăng tiến mà mình có thể nhận được
2.3. So sánh sự khác biệt trong sự hài lòng về các yếu tố tạo động lực lao động của