CHƯƠNG II.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI XÃ PHÚ XUÂN HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂKLĂK
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Xã Phú Xuân nằm phía Nam Huyện Krông Năng, cách trung tâm Huyện khoảng 6 km, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 120 51’ 31’’ đến 120 55’40’’ độ vĩ Bắc và 1080 21’43’’ đến 1080 24’ 34’’ độ kinh Đông.
Vị trí tiếp giáp với các xã:
- Phía Đông giáp xã EaDăh
- Phía Tây giáp xã Ea Drông,Thị xã Buôn Hồ
- Phía Nam giáp xã Xuân Phú, Cư Huê, Huyện EaKar - Phía Bắc giáp Thị trấn Krông Năng, Huyện Krông Năng.
Xã Phú Xuân là 1 xã thuộc huyện Krông Năng địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ đồi thấp lượn sóng. Xã Phú Xuân có độ cao trung bình từ 600- 630m so với mặt nước biển. Địa hình có xu hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc sang Đông Nam và được chia thành 3 dạng chủ yếu sau:
- Dạng địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 3-150 phân bố chủ yếu phía Tây sông Krông Năng, nằm giữa suối Ea Kmăn và suối Ea Drông.
- Dạng đồi thoải lượn sóng chia cắt bởi các khe suối và hợp thuỷ nằm ở phía Nam và phía Đông Bắc của xã, độ dốc từ 15-200.
- Dạng đồi bát úp chia cắt nhiều nằm dọc bờ sông Krông Năng, độ dốc từ 20-300. 2.1.1.2. Điều kiện thời tiết và khí hậu.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khớ hậu xó Phỳ Xuõn chia làm 2 mựa rừ rệt:
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% lượng mưa cả năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Nhìn chung, khí hậu của vùng thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Việc chế độ thời tiết chia làm 2 mựa rừ rệt, cũng ảnh hưởng đến quỏ trỡnh sản xuất của người dân. Về mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây ngập úng ở một số vùng. Mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, lượng mưa lớn gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
Các đặc điểm của khí hậu trong vùng:
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 21,70C.
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 36,60C, (vào tháng 4);
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 8,80C, (vào tháng 1).
* Nắng:
- Tổng tích ôn: 8.0000C.
- Tổng số giờ nắng bình quân năm: 2.483 giờ.
* Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 1.530,7 mm.
- Số ngày mưa cao nhất: 167 ngày.
* Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85%.
- Tháng có độ ẩm cao nhất tháng 8, tháng 9, độ ẩm 90%.
- Tháng có độ ẩm thấp nhất tháng 4 độ ẩm 75 %.
* Các hướng gió chính trong năm:
- Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
2.1.1.3. Điều kiện thủy văn.
Tài nguyên nước trên địa bàn xã khá phong phú, chảy qua địa bàn có sông Krông Năng, bắt nguồn từ dãy núi Chu Tun có độ cao 1200 m sông chảy theo hướng Bắc Nam đến Huyện Ea Kar tổng chiều dài sông chảy qua xã 9,8 km, lòng sông rộng 8 - 12m. Đây là con sông lớn có nước quanh năm rất thuận lợi cho việc tuới tiêu và sinh hoạt ngoài ra còn có các suối: Ea Kmăn, Ea Drông, Ea Kmiên, Hồ đội 3, EaKar, EaBru 1, 2 đã bổ sung nguồn nước tuới cho diện tích cây trồng và nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng.
- Hiện tại trên địa bàn xã có 25 hồ, (Trong đó xã quản lý 6 hồ: Hồ C6 năng lực tưới cho 20 ha cà phê; Hồ trũng tre năng lực tưới cho 15 ha cà phê, Hồ Ủy ban năng lực tưới cho 10 ha lúa và 20 ha cà phê, Hồ Buôn Thu năng lực tưới cho 15 ha cà phê;
Hồ Buôn cú năng lực tưới cho 20 ha cà phê, Hồ Xuân An năng lực tưới cho 10 ha cà
phê). Còn lại 19 hồ do Công ty cà phê 49 quản lý. (Có 3 hồ gồm Hồ Trũng tre; Ea Kmiên; E Bru được đầu tư nâng cấp sửa chữa đạt chuẩn theo quy định). Nhìn chung chưa đảm bảo đầy đủ tưới tiêu phục vụ cho sản xuất, chỉ đảm bảo 55% diện tích tưới, còn lại nhân dân đào giếng tưới và các ao hồ nhỏ để tưới tiêu đảm bảo 15% diện tích tưới, bởi lẽ hồ đập sử dụng trên 30 năm mà chưa được nâng cấp, tu sửa.
Trên địa bàn xã có 3 hệ thống kênh mương dài 5 km. Năng lực tưới cho 125 ha lúa và 95 ha cà phê: Trong đó mương thủy lợi Buôn cú dài khoảng 1 km, năng lực tưới cho 50 ha lúa và 50 ha cà phê; Mương thủy lợi Ea Cung dài 2 km, năng lực tưới cho 40 ha lúa và 20 ha cà phê; Mương thủy lợi Phú Xuân dài 2 km, năng lực tưới cho 35 ha lúa và 25 ha cà phê. Hằng năm Ban tự quản thôn huy động những hộ có sản xuất lúa nước thực hiện duy tu sửa chỗ dẫn nước về ruộng nhưng chưa được kiên cố hóa.
2.1.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Xuân
Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4512 ha. Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 của toàn xã là 3772,5 ha chiếm 83,61 % tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp tăng 47,8 ha tương ứng 1,28 %. So với năm 2012. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 3.820,8ha có tăng nhưng tăng ít chỉ tăng 0,5 ha tương ứng 0,1% so với năm 2013. Nhìn tổng quát cơ cấu các loại đất qua 3 năm không có thay đổi nhiều,tăng giảm chỉ với lượng ít không đáng kể.
Phú Xuân là 1 xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, đặc biệt với diện tích đất đỏ bazan khá lớn nên diện tích trồng cây lâu năm chiếm đa phần diện tích đất nông nghiệp. Đa số loại đất ở đây rất thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Xuân qua 3 năm 2012- 2014
ĐVT:Ha
Chỉ tiêu Mã Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số lượng %
Số lượng % Số lượng % 2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
Tổng diện tích đất tự nhiên 4512,00 100,00 4512,00 100,00 4512,00 100,00 0 0,00 0 0,00 I. Đất nông nghiệp NNP 3772,50 83,61 3820,30 84,67 3820,80 84,68 47,80 1,27 0,5 0,01
1.Đất trồng cây lúa nước DLN 130,00 2,88 130,00 2,88 130,00 2,88 0,00 0,00 0,00 0,00
2. Đất trồng cây hằng năm HNK 551,30 12,22 552,30 12,24 553,3 12,26 1,00 0,18 1,00 0,18
3.Đất trồng cây lâu năm CLN 3085,80 68,39 3132,60 69,43 3.132,1 69,42 74,41 1,52 -0,5 -0,01
4.Đất nuôi trồng thủy sản NTS 5,40 0,12 5,40 0,12 5,4 0,12 0,00 0,00 0,00 0,00
II.Đất phi nông nghiệp PNN 723,10 16,03 675,30 14,97 674,8 14,96 47,8 -6,61 -0,50 -0,07
III.Đất chưa sử dụng CSD 16,40 0,36 16,40 0,36 16,4 0,36 0,00 0,00 0,00 0,00
Đất dốc chưa sử dụng DCS 16,40 0,36 16,40 0,36 16,4 0,36 0,00 0,00 0,00 0,00
Nguồn: Báo cáo kinh tế của UBND xã Phú Xuân
Diện tích trồng cây lâu năm vào năm 2013 là 3123,6 ha chiếm tới 69,43% tổng diện tích, tăng 74,41 ha tương ứng tăng 1,52% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 một số cây lâu năm phải tái canh do đó có giảm nhưng giảm ít chỉ giảm 0,5 ha tương ứng 0,01% còn diện tích đất hằng năm có xu hường tăng vào năm 2014 tổng diện tích chiếm 553,3 ha.
Là một xã vùng núi diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là sông, suối và một số ao hồ nhỏ, ít được đầu tư chú trọng nên diện tích không thay đổi. Đối với đất phi nông nghiệp trong 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm nhẹ năm 2014 chiếm 674,8 ha giảm 0,5 ha tương ứng giảm 0,07% so với năm 2013. Còn phần diện tích đồi dốc chưa sử dụng không có biến động và chỉ chiếm một phần diện tích rất ít so với tổng diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 16,4 ha. Nhìn chung cơ cấu không biến động nhiều, điều này chứng tỏ đất đai ở xã được khai thác và sử dụng hợp lý với điều kiện sản xuất kinh tế của địa phương.
2.1.2.2. Tình hình về cơ sở hạ tầng
Hệ thống điện: Xã Phú Xuân xây dựng đường điện từ năm 1996 đến năm 1999 nhập của Công ty cà phê 49 vào xã: Có 20 trạm biến áp ( Trong đó: 02 trạm 250 KVA, 06 Trạm 160 KVA, 11 Trạm 100 KVA, 01 Trạm 50 KVA). Đường dây trung áp:
14,842 km, đường dây hạ áp: 24,658 km, đến năm 2008 đã làm hồ sơ chuyển ngành điện lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng hàng tháng, hàng quý đảm bảo yêu cầu của ngành điện.
- Số hộ sử dụng điện 3.882 hộ, chiếm 98,45%. Trong đó có 3.233 hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn, chiếm 82%.
- Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã có chiều dài: 217,092 km. Trong đó: Nhựa bê tông: 9,6 km, đường đất: 207,492 km.
- Có đường Tỉnh lộ 3 chạy qua xã khoảng 20 km và đường liên xã 15,35 km đường nhựa bê tông, đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
- Chia ra đường xã: 79,95 km; Đường Thôn: 54,21 km; Đường xóm: 49,832 km; Đường trục chính nội đồng: 33,1 km.
Đường trục xã là 79,95 km; Trong đó được nhựa hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 9,6 km đạt 12%, còn lại 70,35 km chưa được nhựa hóa
Đường thôn, xóm: Đường thôn có 54,21 km đường đất, hằng năm tu sửa để đi lại và vận chuyển sản phẩm thu hoạch chưa được cứng hóa, chưa đạt.
Đường ngừ xúm: Đường xúm cú 49,832 km cũng chưa được cứng húa, vào mùa mưa hay bị lầy lội đi lại gặp nhiều khó khăn.
Đường chính nội đồng: Đường trục chính nội đồng có 33,1 km, hằng năm các Ban tự quản Thôn huy động, lao động và nhân dân trong thôn để tu sửa để tiện việc đi lại, thu hoạch sản phẩm và xe cơ giới đi lại vận chuyển, chưa được cứng hóa.
Về trường học: Phú Xuân có 9 trường từ Mầm non đến trung phổ thông. Với 1 trường mần non Hoa Mai trên địa bàn thôn 12 có tổng diện tích 5.000m2 , Trên địa bàn xó cú 6 trường tiểu học gồm: Tiểu học Lờ Thị Hồng Gấm, tiểu học Vừ Thị Sỏu, tiểu học Lê Văn Tám, tiểu học Lý Thường Kiệt, tiểu học Phan Chu Trinh , tiểu học Phú Xuân 1,có 2 trường cấp trung học co sở và một trường Trung học Phổ Thông.
- Toàn xã có 32 Thôn có nhà văn hóa. Trong đó có 13 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn theo nông thôn mới, diện tích trên 500 m2, có 03 chợ: 02 chợ chính là: Chợ Phú Xuân, Chợ Công ty cà phê 49 và 01 Chợ chiều Thôn 7.
- Xã có 02 Bưu điện ( Phú xuân và Công ty cà phê 49) và 10 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
2.1.2.3. Tình hình về dân số và lao động
Dân số xã Phú Xuân tăng đều qua 3 năm.Năm 2013 tổng dân số toàn xã là 18068 người tăng 162 người so với năm 2012 tương đương tăng 0,9%. Năm 2014 tổng dân số là 18179 tăng nhưng xu hướng tăng ít, so với năm 2013tăng 0,61% tương đương tăng 11 người, trong đó nam chiếm phần lớn, chiếm 9381 người tăng 1,13% so với năm 2013, nữ chiếm 8798 người tăng 0,06%. Nhìn chung tổng dân số không biến động nhiều, tương đối ổn định, không chênh lệch giữa nam và nữ.
- Cùng với việc tổng dân số tăng thì số hộ cũng tăng. Cụ thể năm 2013 toàn xã có 3943 hộ tăng 59 hộ so với năm 2012 , năm 2014 con số đó tăng lên 3993 hộ tương ứng tăng hộ tương đương 1,01% so với năm 2013.
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012-2014
Chỉ tiêu Năm So sánh
ĐVT 2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %