3.1 Định hướng phát triển
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, cây cà phê chiế vị trí quan trọng trọng nên nông nghiệp nước ta.
Mặc dù ngành cà phê Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sản xuất cà phê còn bộc lộ một số tồn tại như diện tích cà phê ở một số nơi phát triển không theo quy hoạch, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng… Việc chăm sóc cà phê không đúng kĩ thuật như bón phân, tưới nước quá nhiều làm suy thoái môi trường, hoặc đầu tư không đúng như thiếu phân bón dẫn đến năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế. Việc thu hoạch chế biến cũng còn nhiều bất cập, làm giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, khả năng cạnh tranh yếu.
Vì vậy, để cây cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT đã có chỉ thị cho các địa phương có trồng cà phê thực hiện những nội dung sau:
Giảm diện tích cà phê vối những vúng không phù hợp, năng suất thấp, phát triển diện tích cà phê nhưng vùng thích hợp như Tây Nguyên.
Đẩy mạnh đầu tư thâm canh như cải tạo đất, tạo nguồn chất hữu cơ cho vườn cà phê thông qua các biện pháp tổng hợp. Bón phân vô cơ cân đối kết hợp với bón phân hữu cơ để tăng cường chất lượng cà phê, cũng cố, nâng cấp các công trình giữ nước trong các vùng sản xuất cà phê tập trung, mở rộng áp dụng các hình thức chống hạn và tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê .
Tăng cường quản lý chất lượng cà phê, khuyến cáo nông hộ hạn chế tối đa việc thu hái cà phê quá xanh, phải thu hoạch theo đúng kĩ thuật.Tăng cường công tác thị trường, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê .
Quy hoạch các cùng thâm canh cà phê trọng điểm, cần thay thế diện tích cà phê già cỗi, tránh suy giảm sản lượng cà phê trong tương lai. Đề xuất các hình thức tỏ chức sản xuất đối với hộ nông dân sản xuất nhỏ lẽ, tạo điều kiện áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học.
Có thể nói, nông nghiệp Việt Nam phát triển trên nền tảng nông hộ. Kinh tế hộ gia đình là một trong những thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sản xuất hiện nay còn nhiều bất lợi như về quy mô, về chất lượng, bất lợi về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp .Vì vậy trong thời gian tới cần có giải pháp hợp lý để khắc phục hạn chế trên.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất cà phê
Theo kết quả nghiên cứu, quy mô diện tích đất thu hoạch cà phê có tác đọng lớn đế thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận. Vì thế, trong thời gian tới, các hộ gia đình nên cải tạo những lô cà phê già cỗi, kém phát triển đồng thời có sự hợp tác liên kết giữa các hộ để trồng lại cà phê giống mới với quy mô lớn hơn, khi đó sẽ phát huy được lợi thế năng suất theo quy mô.
Ngoài việc các hộ dân chủ động kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư thì cơ quan nhà nước cũng xem xét chính sách cho vay vốn để hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất .
UBND tỉnh Đắk Lắk có thể xem xét thành lập một số nông trường, doanh nghiệp trồng và chế biến, kinh doanh để phát huy tối đa lợi thê theo quy mô, khả năng đầu tư bề rộng , bề sâu, ứng dụng khoa học kĩ thuật. Bên cạn đó, các hộ chú trọng đầu tư mở rộng cho phù hợp với khu vực, chú ý kĩ thuật trồng và chăm sóc dể đạt chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho cà phê xã nhà nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
3.2.2. Giải pháp về vốn
Để phát triển ngành kinh tế nói chung và phát triển ngành cà phê nói riêng đã đặt ra nhiều vấn đề lo ngại, và một trong số đó là nguồn vố đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, thu nhập cũng như mức sống ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, đông con, thất nghiệp, nghèo khổ. Vì vậy, các cấp chính quyền cần quan tâm hỗ trợ, giúp đợ vốn cho hộ dân nghèo. Bên cạnh đó cũng nên hỗ trợ cho các hộ dân khác vay vố để sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, thủ tục xin vay vốn đơn giản, không nên rườm rà.
Một khi người dân có vốn trong tay, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, có cơ hội tiếp cận với những phương pháp chăm sóc và các yếu tố đầu vào mới nhất, chất lượng nhất.Từ đó, họ sẽ có kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê cao hơn.
3.2.3. Giải pháp về thị trường
Đối với thị tường đầu vào ở xã Phú Xuân, nên thành lập một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ, vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, với các chính sách bán chịu, cho vay với lãi suất thấp điều này sẽ phần nào góp phần tháo gỡ khó khăn về vố của người dân. Vì cà phê là loại cây đầu tư chi phí rất cao, người dân nơi đây còn khó khăn nên việc mua phân với số lượng lớn thì có gặp khó khăn. Bên cạnh đó cần theo dừi thị tường vật tư sản xuất nụng nghiệp để kịp thời phỏt hiện những trường hợp tự nâng giá bán gây ảnh hưởng sản xuất trên địa bàn xã.
Đối với thị tường đầu ra, ở xã đã có công ty nông tường cà phê 49 xong công nghệ chưa hiện đại cũng như chưa chạy hết năng suất nên hiệu quả mang lại chưa cao.Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp kết hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để có công ty chế biến san phẩm tốt, góp phần tăng giá trị của sản phẩm .
Về chế biến , bảo quản, tiêu thụ sản phẩm: Các phương pháp chế biến khô và nữa ướt nữa khô đều sử dụng được, nhưng tùy theo điều kiện thực tế ở xã và người trồng địa phương và vận dụng cho có hiệu quả đê giam giá thành.Bên cạnh đó ở xã việc phát triên công nghiệp chế biến được coi là nhiệm vụ quan trọng trrong tiến tình cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Có chính sách thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê nhân, cà phê tinh chế, chế tạo thiết bị tiên tiến chế biến cà phê để cung ứng máy móc, thiết bị chuyên dùng cần thiết đáp ứn yêu cầu cho ngành cà phê. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sân phơi, kho chứa sản phẩm đối với những nơi trồng cà phê tập trung việc bảo quản cà phê đạt chất lượng cao.
3.2.4. Giải pháp về kĩ thuật
+ Vì người dân đa số sản xuất theo kinh nghiệm là chính, ít được học hỏi ,áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật do đó chính quyền xã phải có định hướng, giải pháp giúp người dân bằng cách phối hợp với hội khuyến nông của huyện, của tỉnh thường xuyên có nhiều buổi tập huấn kĩ thuật, mở nhiều hơn các chương trình dự thảo để người dân nhận thức và áp dụng khoa học kĩ thuật mới.
+ Thực hiện cải tạo bộ giống, trẻ hóa vườn cây, thực hiện đầu tư thâm canh, tăng năng suất và nâng cao chất lượng vườn cây theo tiêu chuẩn bền vững cả 3 mặt kinh tế -xã hội – môi trường. Trong đó:
Đối với vườn cây cà phê vối già cỗi có đủ điều kiện cải tạo vườn cây cần quan tâm thực hiện cưa, ghép các giống chọn lọc có năng suất cao, phẩm chất tốt kích cở nhân lớn, chín tập trung nhằm cải thiện năng suất chất lượng vườn cây.
Đối với những vườn cây không đủ điều kiện cải tạo, cưa ghép phục hồi thì tiến hành thanh lý trồng tái canh hoặc chuyển đổi sang trồng các lọai cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; Quá trình trồng tái canh cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nhằm khai thác tốt tài nguyên đất đai, lao động và vốn đầu tư theo hướng thâm canh tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
+ Tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong canh tác, thực hành nông nghiệp tốt (UTZ), (GAP), cà phê có chứng nhận 4C, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất cà phê…chủ động bón phân hữu cơ để cải thiện tầng đất canh tác, bón cân đối phân N, P, K, chú trọng công tác phòng trừ sâu, bệnh bằng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Trồng bổ sung cây đai rừng, che bóng kết hợp tủ gốc vào mùa khô nhằm giảm lượng nước tưới cho cà phê. Phối hợp với các doanh nghiệp vận động và triển khai cho nông dân áp dụng đồng bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.5 Giải pháp khác
- Về thu hái: Khuyến khích người làm cà phê thu hái quả chín 90% trở lên, giảm thiểu quả xanh, có cơ chế chính sách tài chính về giá cả phù hợp đối với việc thu mua cà phê chín, chất lượng tốt để kịp thời động viên người sản xuất thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng: Phát triển nông thôn theo hướng bền vững hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phải huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội- môi trường trong nông thôn, xây dựng nông thôn bền văn minh, sạch đẹp, tromng đó đầu tư thủy lợi, giao thông, điện, nước. Trong thời gian tới kếu gọi các thành phần kinh tế bằng các hình thức thích hợp để huy động mọi nguồn vố xây dựng các nhà bảo tàng cà phê với những nội dung, hình thức, quy mô phong phú, đa dạng, hấp dẫn trên địa bàn xã nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ