CHƯƠNG II.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI XÃ PHÚ XUÂN HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂKLĂK
2.2. Tình hình kinh tế chung tại xã Phú Xuân, huyện Krông Năng tỉnh ĐăkLăk
2.2.1. Cơ cấu kinh tế của xã
Những năm qua nông nghiệp của xã đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy lợi thế đất đai màu mỡ. Sản xuất nông nghiệp đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá. Diện tích trồng các cây lâu năm và các cây lương thực, cây ăn quả chất lượng cao, quy mô gia súc, gia cầm, đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Đất nông nghiệp được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp, cây lâu năm tăng lên. Đất đai được triển khai theo hướng mở rộng, thâm canh tăng năng suất cây trồng do vậy mà hiệu quả ngành nông nghiệp được nâng lên.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng (tăng cơ cấu các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp) đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành cũng như việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Trong các năm tới huyện tiếp tục đầu tư vốn cho các ngành như công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại đồng thời có chính sách quan tâm đúng mức đến ngành nông nghiệp để đảm bảo giá trị của ngành nông- lâm ngư nghiệp tạo ra không bị giảm sút.
Từ năm 2012 đến 2014, tỉ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm, năm 2010, tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 63% trong tổng cơ cấu nền kinh tế của xã, đạt 177,84 tỷ đồng. Sang năm 2014 chỉ số đó chỉ còn 60%.
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế xã Phú Xuân qua một số năm
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu (%)
Giá trị Cơ cấu (%)
Tổng số 282,27 100,00 309,59 100,00 341,50 100,00
1 Nông- Lâm- Ngư nghiệp 177,84 63,00 186,30 60,00 204,90 60,00
2 CN - TTCN – XDCB 47,98 17,00 56,98 18,00 61,47 18,00
3 TM – DV 56,45 20,00 66,31 22,0 75,13 22,00
Nguồn:Báo cáo kinh tế của UBND xã Phú Xuân Trong khi đó tỉ trọng các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản có xu hướng tăng năm 2012 đạt 47,98 tỷ đồng có cấu 17% đến năm 2014 đạt giá trị khá lớn là 61,47 tỷ đồng chiếm 18%. Tương tự ngành thương mại và dịch vụ cũng đang có xu hướng tăng dần, năm 2012 chiếm 20% trong tổng cơ cấu kinh tế đến năm 2014 đạt 75,13 tỷ đồng chiếm cơ cấu là 22%. Như vậy cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Phú Xuân đang chuyển dịch theo hướng phát triển của cả nước, giảm nông –lâm – ngư ngiệp, tăng công nghiệp, thương mại- dịch vụ.
2.2.2. Quy mô,năng suất một số cây trồng chủ yếu của xã năm 2014
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, diện tích cà phê là lớn nhất trong tất cả các loại cây trồng. Năng suất và sản lượng của loại cây trồng này vẫn chiếm vị trí lớn nhất và tăng qua các năm.
Xã Phú Xuân là xã phát triển mạnh về cây lâu năm do đó diện tích cà phê và tiêu được chú trọng nhiều. Năm 2013 diện tích cà phê là 2529 ha đến năm 2014 diện tích là 2600 ha, đã tăng 71 ha, tương ứng tăng 2,8%.
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã năm 2014
STT DANH MỤC ĐVT Năm
2013 Năm
2014 So sánh 2014/2013
+/- %
Cây lâu năm
1. Cây cà phê Ha 2529 2600 71,00 2,80
-DTKD Ha 2529 2600 71,00 2,80
-Năng suất Tấn/ha 2,80 3,00 0,20 7,14
- Sảnlượng Tấn 7097 7800 703,00 9,90
2. Cây tiêu
-Diện tích Ha 202 380 178,00 88,11
-Năng suất Tấn/ha 1,1 1,47 0,37 33,64
- Sảnlượng Tấn 224 560 336,00 150,00
Cây lương thực
3. Lúa mùa
-Diện tích Ha 105 150 45,00 42,85
-Năng suất Tấn/ha 5,71 5,85 0,14 2,45
- Sản lượng Tấn 600 878 278,00 46,33
4. Ngô
-Diện tích Ha 800 1169 369,00 46,13
-Năng suất Tấn/ha 8 8,58 0,58 7,25
- Sản lượng Tấn 6400 10032 3632,00 1,57
5. Lang
-Diện tích Ha 90 94 4,00 4,44
-Năng suất Tấn/ha 9,5 10,14 0,64 6,74
- Sản lượng Tấn 856 953 97,00 11,33
Cây công nghiệp ngắn ngày
6. Đậu nành
-Diện tích Ha 100 47,00 -53,00 -53,00
-Năng suất Tấn/ha 0,8 0,8 0,00 0,00
- Sản lượng Tấn 80 37,60 42,40 -53,00
7. Đậu phụng
-Diện tích Ha 70 42 -28,00 -40,00
-Năng suất Tấn/ha 1,2 1,2 0,00 0,00
- Sản lượng Tấn 84 50,4 -33,60 -40,00
Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện qua các năm của xã Phú Xuân
Bên cạnh đó sản lượng, năng suất cũng tăng đều, năm 2013sản lượng là 7095 tấn thì đến năm 2014 đã tăng lên 7800 tấn, tăng 703 tấn, tức 9,9 %. Năng suất cà phê tăng từ 2,8 tấn/ha lên đến 3 tấn/ha. Xã Phú Xuân có tất cả 32 thôn đều trồng cà phê.
Điều kiện tự nhiên- xã hội trên địa bàn xã thuận lợi cho việc phát triển cà phê vối, nên năng suất khá cao, trung bình khoảng 2,9 - 3 tấn/ha.
Tuy nhiên, ở các vùng, các vườn cho năng suất khác nhau. Trong những năm trở lại đây, cây cà phê là nguồn thu nhập chính của đa số các nông hộ, ý thức được giá trị to lớn trong việc sản xuất cà phê cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, các chủ trường đúng đắn, kịp thời của Huyện ủy và các cấp nên các nông hộ đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư và đem lại kết quả cao từ việc trồng cây cà phê .
Trong 2 năm trở lại đây cây tiêu được chú trong phát triển tăng nhanh năm 2013 diện tích là 202 ha đến năm 2014 diện tích đã tăng mạnh lên đến 380ha, tăng mạnh đến 150% gần gấp đôi, năng suất cũngng không ngừng tăng lên. Năm 2014 năng suất cây tiêu là 1,47tấn /ha tăng 0,37 tấn/ha so với năm 2013.
Bên cạnh đó xã cũng trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, lang, đậu nành, đậu phụng. Diện tích lúa, ngô và lang có xu hướng tăng về cả diện tích và sản lượng,năng suất cũng tăng dần. Cụ thể lúa năm 2014 diện tích là 150 ha tăng 45 ha ,sản lượng tăng mạnh lên đến 278 ha so với năm 2013. Ngô năm 2014 diện tích là 1.169 ha tăng 369 ha so với năm 2013, năng suất năm 2013 là 8 tấn /ha đến năm 2014 tăng lên 8,58 tấn /ha. Lang có tăng nhưng tăng ít, không đáng kể.
Riêng đậu các loại, cụ thể là đậu nành và đậu phụng giảm mạnh. Năm 2014 diện tích trồng đậu nành chỉ còn 47 ha giảm 53 ha so với năm 2013, sản lượng năm 2014 chỉ còn 37,6 tấn. Vào năm 2014 thì đậu phụng có diện tích là 42 ha giảm 28 ha so với năm 2013, sản lượng chỉ đạt 50,4 tấn và năng suất là 1,2 tấn /ha.
Diện tích, sản lượng cũng như năng suất cây trồng ở xã có xu hướng tăng hay giảm là do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và xu thế phát triển của vùng, ở đây chú trong đến cây lâu năm- đặc biệt là cà phê . Nhìn vào bảng ta thấy trong hai năm trở lại đây diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng, một số loại lương thực như ngô và lúa cũng tăng dần, còn diện tích rau màu và cây họ đậu thì khá ít.
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa bàn xã Phú Xuân