Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng rộng trên khắp thế giới. Hiện nay, lạc là cây lấy dầu về diện tích và sản lượng đứng thứ hai sau đậu tương.

Qua số liệu bảng 1 ta thấy năm 2014 nước có sản lượng lớn nhất là Trung Quốc 15.782.813 tấn, tiếp đến là các nước Ấn Độ 6.557.000 tấn, Nigeria 3.413.100 tấn. Việt Nam xếp thứ 12 với tổng sản lượng ước đoán 453.332 tấn và tổng sản lượng toàn thế giới 40.185.600 tấn.( FAO, 2014).

Nhìn chung sản lượng lạc ở khu vực Châu Á cao hơn so với các khu vực khác.

Song tiềm năng sản xuất lạc trên thế giới còn khá lớn, một số nước Châu Á diện tích lớn nếu như được đầu tư thâm canh sẽ đạt năng suất cao góp phần tăng sản lượng lạc đáp ứng được nhu cầu lạc trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 12 quốc gia hàng đầu sản xuất Lạc (số liệu năm 2014)

Quốc gia Sản lượng (tấn) Ghi chú

1. Trung Quốc 15.782.813 A

2. Ấn Độ 6.557.000 *

3. Nigeria 3.413.100

4. Hoa Kỳ 2.363.260

5. Sudan 1.767.000

6. Argentina 1.165.924 F

7. Indonesia 1.100.000 F

8. Myanmar 865.900 F

9. Senegal 669.329 *

10. Cameroom 614.000

11. Mali 538.000

12. Việt Nam 453.332 *

Thế giới 40.185.600 A

F = FAO ước đoán, * = nguồn bán chính thức, C = nguồn ước tính, A = nguồn tổng hợp (gồm sản lượng chính thức, bán chính thức và ước đoán);

Nguồn: Food And Agricultural Organization of United Nations: Economic And Social Department: The Statistical Devision

1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở trong nước

Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở trong nước giai đoạn 2010-2014

Năm Diện tích

( nghìn ha)

Năng suất ( tạ/ha)

Sản lượng ( tấn)

2010 231,4 21,1 487,2

2011 223,8 20,9 468,7

2012 219,2 21,3 468,5

2013 216,4 22,7 491,9

2014 209,0 22,2 464,5

(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)

Lạc phân bố khắp các vùng trong nước từ Bắc tới Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Lạc du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và từ đó đến nay đã gắn bó với đời sống người dân Việt Nam. Diện tích trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây không mở rộng

mà ngày càng có xu hướng thu hẹp. Năm 2010 là 231,4 nghìn ha đến năm 2014 chỉ có 209.0 nghìn ha. Song năng suất lại ổn định và có xu hướng tăng qua các năm từ 21,1 tạ/ha năm 2010 đã tăng lên 22,2 tạ/ha năm 2014. Có được thành quả này là nhờ việc chú trọng đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó kỹ thuật canh tác được cải thiện là nhân tố thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất, không những thế việc áp dụng giống mới có năng suất cao, có khả năng chịu hạn, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu thời vụ cây trồng đã làm cho năng suất lạc tăng lên.

Mặc dù năng suất lạc tăng nhưng diện tích lạc giảm, kéo theo giảm đi trong sản lượng từ 487,2 tấn năm 2010 xuống 464,5 năm 2014. Sản lượng lạc giảm làm các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân.

1.2.3 Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Đvt 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

Diện tích Ha 3705 3599 3493 -106 -2,86 -106 -2,95

Năng suất Tạ/ha 21,88 22,77 18,1 0,89 4,07 -4,6 -20,20 Sản

lượng

Tấn 8016 8195 6316 89 1,09 -1879 -22,93

( Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2014) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lạc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2012 diện tích trồng lạc là 3705 ha đến năm 2013 là 3599 ha, giảm 106 ha tương ứng với giảm 2,86% so với năm trước. Năm 2014 diện tích trồng lạc tiếp tục giảm xuống còn 3493 ha giảm 2,95% so với năm 2013. Diện tích trồng lạc qua các năm giảm là do một phần đất trồng lạc nơi đầy chuyển đổi sang đất trồng cây khác hoặc đất xây dựng. Mặc dù diện tích gieo trồng có xu hướng giảm nhưng năng suất lạc lại tăng giảm không điều do chịu ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết. Năm 2013 năng suất đạt 22,77 tạ/ha tăng 4,07 tạ/ha

tương ứng với tăng 0,89% so với năm 2012. Đến năm 2014 năng suất đạt 18,1 tạ/ha giảm 4,6 tạ/ha tương ứng với giảm 20,20% so với năm 2013.

Tỉ lệ tăng giảm không điều của năng suất cùng với diện tích gieo trồng giảm đã là cho sản lượng qua các năm cũng tăng giảm không điều. Năm 2013 sản lượng đạt 8195 tấn tăng 89 tấn tương ứng với tăng 1.09% so với năm 2012. Sang năm 2014 thì sản lượng đạt 6316 tấn giảm 1879 tấn tương ứng giảm 22,93% so với năm 2013.

1.2.4 Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà

Thị xã Hương Trà là khu vực có diện tích gieo trồng lạc khá lớn và cây lạc có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của thị xã. Thời gian qua, tình hình sản xuất lạc có nhiều biến động. Diện tích gieo trồng năm 2014 là 987,83 ha so với năm 2013 tăng 7,83 ha tương ứng với tỷ lệ tăng 0,80% và năm 2015 so với 2014 giảm 7,87 ha tương ứng với tỷ lệ giảm 0,80%.

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Đvt 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

Diện tích Ha 980 987,83 979,9 6

7,83 0,80 -7,87 -0,80 Năng suất Tạ/ha 26,4 18,21 26,72 -8,19 31,02 8,51 46,73 Sản

lượng

Tấn 2587,4 5

1798,7 7

2618, 9

-788,68 -30,48 820,13 45,60

( Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà 2015) Nhờ đầu tư và hỗ trợ về mặt kỹ thuật và giống, mặc dù diện tích tăng giảm không ổn định nhưng năng suất lại tăng giảm không điều qua các năm. Năm 2014 năng suất đạt 18,21 tạ/ha giảm 8,19 tạ/ha tương ứng với giảm 31,02% so với năm 2013 và năm 2015 sảm lượng đạt 26,72 tạ/ha tăng 8,51 tạ/ha tương ứng tăng 46,73%

so với năm 2014. Tuy nhiên, sản lượng lại không ổn định, điển hình năm 2014 là 1798,77 tấn giảm 788,68 tấn so với năm 2013 và năm 2015 là 2618,9 tấn tăng 820,13 tấn so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 45,6%. Điều này cho thấy thị xã Hương Trà vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả đối với việc sản xuất lạc dù đã có sự tiến bộ về

mặt kỹ thuật. Vì vậy cần có các phương án nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng nhu cầu của xã hội góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC Ở PHƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w