PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC
3.2 Một số giải pháp .1 Giải pháp về vốn
3.2.3 Giải pháp về đất đai
Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Tuy nhiên, mỗi loại đất đai khác nhau có thành phần, tính chất khác nhau và thích hợp với những nhóm cây trồng nhất định. Để người sản xuất yên tâm và ổn định trong sản xuất thì cần trước hết phải giải quyết tốt vấn đề đất đai.
Diện tích trồng lạc của phường cũng như các vùng khác, đất đai của các hộ được giao là nhỏ lẽ và khá manh mún, hạn chế phần nào đến việc cơ giới hoá trong khâu làm đất và làm lãng phí nguồn lực của các hộ. Do đó, để hạn chế tình trạng manh mún này, cần thực hiện tốt công tác "dồn điền, đổi thửa", quy hoạch cụ thể vào chi tiết ngành trồng trọt cũng như diện tích trồng lạc trong toàn phường, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất lạc có năng suất cao.
Đối với hệ thống thủy lợi và kênh mương: Hầu như toàn bộ diện tích lạc của vùng chưa được tưới tiêu chủ động. Hệ thống mương đất không hoạt động được, hồ chứa nước không có, hệ thống trạm bơm chưa được đầu tư đầy đủ. Xuất phát từ thực tế đó, chính quyền và nhân dân trong phường cần tập trung huy động các nguồn lực, cải tạo hệ thống kênh mương nội đồng và xây dựng thêm một số trạm bơm công suất lớn phục vụ sản xuất.
3.2.3.1 Giải pháp về khuyến nông
Khuyến nông là một giải pháp hết sức cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp.
Nhờ khuyến nông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến được với người dân, giúp người dân nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất của mình. Sản xuất lạc ở phường Hương Chữ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn còn thấp nên
mức độ đầu tư của các hộ về phân bón, giống, cách thức chăm sóc không đạt so với quy trình kỹ thuật mà Phòng Nông Nghiệp thị xã đưa ra. Đội ngũ cán bộ khuyến nông vừa thiếu, vừa có những hạn chế nhất định về trình độ chuyên môn nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khuyến nông. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước và các HTX nông nghiệp cần thường xuyên mở các lớp khuyến nông cho các hộ trồng lạc L14, giới thiệu các mô hình lạc có hiệu quả trên địa bàn. Đồng thời cần nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ khuyến nông hoặc những người làm cộng tác viên khuyến nông tại các cơ sở.
3.2.3.2 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nền tảng đánh giá sự phát triển trong quá trình sản xuất nông sản hàng hóa. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất được đẩy mạnh, đồng thời góp phần phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm trong tiêu thụ. Điểm mấu chốt về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ lạc của phường là vấn đề về giao thông và các dịch vụ liên quan đến sản xuất và chế biến.
- Giải pháp về hệ thống giao thông: Hiện nay, hệ thống đường giao thông trong xã đã được nâng cấp nhưng số lượng vẫn còn thiếu. Khó khăn trước hết là khâu chuyên chở vật tư phục vụ sản xuất. Thứ hai, hiệu quả sử dụng lao động giảm xuống do lao động phải tốn nhiều thời gian đi lại. Thứ ba là công tác thu hoạch và vận chuyển tốn kém nhiều thời gian và công sức. Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện đồng bộ giải pháp chuyển đổi ruộng đất, giao thông cần được tái cấu trúc theo hướng hiện đại, tập trung nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản và đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Giải pháp về dịch vụ sản xuất và chế biến: Theo điều tra được biết, nhiều người dân trong phường vẫn chưa chủ động về vật tư cho sản xuất lạc. Sự tăng lên giá cả các yếu tố đầu vào cũng ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của người dân. Do vậy, dựa trên thực trạng đó, một số giải pháp về cơ sở hạ tầng có thể đưa ra như sau:
+ Chính quyền đứng ra cung cấp thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào.
+ Kêu gọi sự đầu tư xây dựng các công ty chế biến bánh kẹo tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.
3.2.3.3 Giải pháp về thị trường
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu sử dụng lạc trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều địa phương đẩy mạnh sản xuất lạc. Hiện nay giống lạc mà các hộ ở địa phương đang sử dụng mặc dù năng suất không cao nhưng rất được thị trường ưa chuộng. Việc thu mua chủ yếu do tư thương thực hiện mà không có sự tham gia của các nhà máy, các Hợp tác xã. Có quá nhiều trung gian trong vấn đề thu mua lạc của các hộ làm ảnh hưởng đến giá bán của các hộ sản xuất lạc. Điều đó gây thiệt thòi cho người sản xuất.
Ngoài ra, việc bảo quản cũng khó khăn do yêu cầu, điều kiện bảo quản lạc đòi hỏi khá nghiêm ngặt về kỹ thuật. Chính vì vậy, các hộ không có điều kiện cất giữ, phải bán ngay khi thu hoạch với giá thấp.
Ngoài cung cấp cho các thị trường khác, lạc còn được tiêu thụ ở địa phương, nhưng số lượng không cao. Hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có một nhà máy chế biến lạc nào được đầu tư xây dựng. Hầu hết các sản phẩm lạc được chế biến đơn giản, dùng để phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày của các hộ: làm thức ăn, kẹo, bánh... Để giúp nông dân không bị ép giá, thì chính quyền cần có chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân thực hiện thu mua và đầu tư trực tiếp trên địa bàn và cho vùng lân cận. Bên cạnh việc xây dựng nhà máy chế biến lạc thì cần kết hợp với các ngành khác có sử dụng nguyên liệu lạc (dầu, kẹo...) để thúc đẩy sản xuất lạc phát triển. Lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngập ngoại tệ quan trọng cho đất nước ta. Nhưng thực sự thị trường lạc đang còn rất bấp bênh, chưa định hướng theo đúng nghĩa của nó. Xuất khẩu lạc chưa có bạn hàng lớn ổn định, chủ yếu là bán tấm, bán mớ, bán qua trung gian...
Do vậy cần có chiến lược đồng bộ về thị trường để có căn cứ, hoạch định chính sách vì thị trường. Để phục vụ cho chiến lược này thì Nhà Nước phỉa tổ chức tốt công tác, dự đoán, dự báo sự vận động cung cầu thị trường trong nuớc và thế giới, từ đó
cung cấp thông tin cần thiết cho người sản xuất, hạn chế tối đa tác động tiêu cực do thị trường đưa lại.
Bên cạnh công tác dự đoán, dự báo, Nhà Nước cần phải nghiên cứu giúp đỡ nông dân tìm thị trường vừa cả đầu vào, vừa cả đầu ra. Nhà Nước cần có chính sách bảo trợ giá nông sản khi thị trường có biến động. Hướng dẫn cho họ cả về việc xác định mức cung, mức cầu về một số nông sản nào đó và cần phải tính toán một cách chi tiết. Sở dĩ phải hướng dẩn cho người nông dân là vì trong điều kiện cơ chế thị trường vị trí người mua người bán đã thay đổi từ chổ người bán có quyền quyết định, thì nay người mua trở thành "Thượng Đế”. Sự thay đổi đó người nông dân ít quan tâm và cũng không thấy rừ vị trớ của mỡnh dẫn đến tỡnh trạng "cực đoan" làm cho sản phẩm sản xuất ra tiêu dùng lãng phí, kém hiệu quả , thậm chí ứ đọng,hư hỏng, thất thoát do thị trường.
Việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận thị trường là việc không thể thiếu được trong sản xuất hàng hoá. Thị trường quyết định sự tồn tại hay phá sản của một Doanh Nghiệp.
Trong điều kiện chuyển sang nền sản xuất hàng hoá thì công việc tiếp thị, tìm thị trường tiêu thụ là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp, các nhà tổ chức quản lý kinh doanh nhất là các cơ quan thương mại, xuất nhập khẩu. Do đó việc hướng dẫn giúp đỡ nông dân tiếp cận với thị trường là rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Chính quyền địa phương cũng cần chú ý đến công tác thông tin giá cả cho người nông dân vá giúp đỡ doanh nghiệp thu mua ổn định tạo điều kiện giúp đỡ người dân trong sản xuất và kinh doanh lạc.