PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc .1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Đất đai là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp, có đất đai thì mới có sản xuất nông nghiệp. Quy mô đất đai có ảnh hưởng tương đối lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Quy mô đất rộng lớn, tập trung là cơ sở để các nông hộ tiến hành cơ giới hoá cho sản xuất, đầu tư thâm canh và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dễ dàng nhằm mang lại kết quả cao. Tuy nhiên, sản xuất của các nông hộ trong
phường hiện nay có quy mô đất manh mún, nhỏ lẻ có thể gây cản trở quá trình phát triển nông nghiệp, gây khó khăn cho sản xuất và đầu tư tăng năng suất.
Căn cứ vào điều kiện thực tế về quy mô diện tích sản xuất, tôi phân các hộ nghiên cứu theo quy mô diện tích thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất có quy mô diện tích nhỏ nhất, dưới 3 sào. Nhóm này có 12 hộ với diện tích bình quân diện tích chỉ đạt 1,46 sào/hộ. Nhóm thứ hai có quy mô diện tích từ trên 3 sào đến 6 sào, có 14 hộ với diện tích bình quân 3,96 sào/hộ. Nhóm thứ ba có quy mô diện tích trên 6 sào, có diện tích bình quân là 11,75 sào/hộ.
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
Tổ
Khoảng cách tổ
(sào)
Số hộ DTBQ/h ộ (sào)
GO/sào (1000đ)
VA/sào (1000đ)
GO/I C (lần)
VA/IC (lần)
Hộ %
I <3 12 40,00 1,46 3763,14 2778,60 3,82 2,82
II 3-6 14 46,67 3,96 4305,50 3071,23 3,48 2,48
III >6 4 13,33 11,75 3764,04 2628,47 3,31 2,31
BQC 30 100 4,00 3899,28 2644,20 3,43 2,43
(Nguồn số liệu điều tra và tính toán năm 2015) Kết quả phân tổ cho thấy tổ II là những hộ có diện tích từ 3-6 sào rất chú trọng đến đầu tư sản xuất. Bình quân một sào lạc với mức chi phí trung gian đầu tư là 1234,27 nghìn đồng thì thu được 4305,50 nghìn đồng giá trị sản xuất; 3071,23 nghìn đồng giá trị gia tăng. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ này thu được 3,48 giá trị sản xuất ; 2,48 giá trị gia tăng. Đây là tổ có các hộ có hiệu quả sản xuất cao và ổn định nên có thể thấy rằng quy mô đất đai vừa phải tạo điều kiện cho sản xuất thuận lợi và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với các hộ ở tổ I có diện tích bình quân là 1,46 sào/hộ, có hiệu quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng chi phí trung gian là cao nhất. Bình quân trên một sào lạc của nhóm hộ này nếu đầu tư 984,54 nghìn đồng chi phí trung gian thì thu được 3763,14 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2778,60 nghìn đồng giá trị gia tăng. Bình quân
một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thu được 3,82 đồng giá trị sản xuất và 2,82 đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ này có diện tích đất trồng lạc nhỏ, ít nhân khẩu, lao động không nhiều do đó các hộ ít chú trọng đầu tư vào sản xuất.
Tổ III là các hộ có diện tích bình quân là 11,75 sào/hộ. Kết quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng chi phí trung bình. Bình quân trên mỗi sào lạc của các nhóm hộ này đầu tư mức chi phí trung gian là 2628,49 nghìn đồng thì thu được 3764,04 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2628,47 nghìn đồng giá trị gia tăng. Bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,31 giá trị sản xuất; 2,31 giá trị gia tăng. Nhóm hộ này có diện tích trồng lạc ở mức cao nhất, vì phải tốn nhiều tiền để thuê đất và máy cày nên hiệu quả sản xuất không cao bằng 2 nhóm kia.
2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả sản xuất
Chi phí trung gian là khoản chi phí trực tiếp mà các hộ nông dân phải bỏ tiền mua để sản xuất kinh doanh, do đó ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng vốn tạo ra là rất quan trọng đối với các nông hộ. Chi phí trung gian mà các nông hộ sử dụng chủ yếu ở đây là chi phí phân bón và chi phí thuê lao động.
Thực tế cho thấy, mức đầu tư chi phí trung gian cao và hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, ngược lại mức đầu tư chi phí trung gian thấp thì hiệu quả cũng thấp. Vì vậy, để đánh giá ảnh hưởng của mức độ đầu tư tới hiệu quả sản xuất lạc tôi sử dụng chỉ tiêu chi phí trung gian để đánh giá.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mức đầu tư bình quân chi phí trung gian giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn nên kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất trên một đồng vốn giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
Tổ
Khoảng cách tổ (1000đ)
Số hộ
DTBQ/
hộ (sào)
GO/sào (1000đ)
IC/sào (1000đ)
VA/sào (1000đ)
GO/I C (lần)
VA/I C (lần)
Hộ %
I <950 9 30,00 2,83 3010,29 789,63 2220,66 3,81 2,81 II 950-1450 15 50,00 4,5 3915,63 1139,03 2776,60 3,44 2,44 III >1450 6 20,00 4,5 4205,93 1574,07 2631,86 2,67 1,67
BQC 30 100 4,00 438,16 1462,57 1024,42 3,43 2,43
(Nguồn số liệu điều tra và tính toán năm 2015) Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian thấp nhất dưới 950 nghìn đồng có số hộ đầu tư 9 hộ, đồng thời kết quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng vốn cũng cao nhất. Bình quân mỗi sào nếu nhóm hộ này đầu tư là 789,63 nghìn đồng chi phí trung gian thì thu được 3010,29 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2220,66 nghìn đồng giá trị gia tăng. Hiệu quả trên một đồng vốn của các nhóm hộ này bỏ ra thu được 3,81 đồng chí phí sản xuất và 2,81 đồng giá trị gia tăng. Như vậy, có thể nhận thấy rằng kết quả và hiệu quả trên một đồng vốn mà nhóm nầy cao do các hộ này không phải tốn tiền thuê đất nhiều.
Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian từ 950-1450 nghìn đồng có số hộ đầu tư là 15 hộ, đồng thời kết quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng vốn trung bình.
Bình quân mỗi sào nếu nhóm hộ này đầu tư chi phí trung gian là 1139,03 nghìn đồng thì tạo ra 3915,63 nghìn đồng giá trị sản xuất; 2776,60 nghìn đồng giá trị gia tăng.
Hiệu quả trên một đồng vốn của nhóm hộ này tạo ra 3,44 đồng giá trị sản xuất và 2,44 đồng giá trị gia tăng.
Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn 1450 nghìn đồng/sào là nhóm hộ có kết quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng vốn thấp nhất, do diện tích sản xuất lớn nên tiền thuê đất và thuê máy cày lớn. Bình quân mỗi sào nhóm này đầu tư 1574,07 nghìn đồng chi phí trung gian thì thu được 4205,93 nghìn đồng chi phí sản xuất; 2631,86 nghìn đồng giá trị gia tăng. Bình quân một đồng vốn nhóm hộ này tạo ra 2,67 đồng chi phí sản xuất và 1,67 đồng giá trị gia tăng.
Kết quả phân tích trên cho thấy các nông hộ điều tra mặc dù đã quan tâm hơn cho đầu tư sản xuất lạc, tuy nhiên mức đầu tư chưa cao, chưa sử dụng hết nguồn lực sẵn có để sản xuất nên kết quả mang lại không cao. Nếu các hộ mạnh dạn đầu tư đồng
thời có sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương thì kết quả thu được sẽ cao hơn và từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
2.4.3 Thị trường, giá cả đầu vào và giá cả tiêu thụ
Qua quá trình điều tra và thu thập số liệu tôi nhận thấy giá lạc trong những năm gần đây đang tăng lên. Giá lạc tăng lên ngoài những nguyên nhân khách quan do biến động giá cả thị trường thì việc chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cũng tác động tích cực đến giá bán.
Trong những năm gần đây giá phân bón, giá vật tư kỹ thuật và giá thuê lao động tăng khá cao, nên chi phi đầu tư về phân bón, vật tư kỹ thuật và lao động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí trung gian. Giá đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của người sản xuất. Nếu hạn chế đầu tư thì chất lượng lạc kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, nếu đầu tư đầy đủ mà giá trị sản xuất không đủ bù chi phí bỏ ra thì người chịu thiệt hại cuối cùng cũng là bà con người dân.
Giá đầu ra là mối lo ngại lớn nhất của người nông dân, sản lượng lạc bán ra thị trường khá lớn chiếm 90-95% tổng sản phẩm, 5-10% còn lại là để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân và để làm giống. Bên cạnh đó, trên địa bàn hiện tại chưa có nhà máy xí nghiệp thu mua lạc với số lượng lớn nên người dân vẫn ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa, người nông dân luôn là người chịu thiệt trong sản xuất, mất mùa thì sản xuất thua lỗ, nếu được mùa mà không tìm ra thị trường tiêu thụ thì thường bị tư thương ép giá. Do đó để giúp người nông dân an tâm sản xuất thì cần phải có những chính sách chủ trương nhằm ổn định và phát triển sản xuất lạc. Bình ổn giá, hỗ trợ cho người dân trồng lạc là đòi hỏi thuộc tầm vĩ mô cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và phối hợp thực hiện.