Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra .1 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC Ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ điều tra .1 Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra .1 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất

Trong bất cứ một ngành sản xuất nào, muốn thu được kết quả sản xuất thì ban đầu ta phải bỏ ra một khoản chi phớ nhất định. Chi phớ đầu tư sản xuất ảnh hưởng rất rừ đến kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất bình quân một ha lạc được thể hiện qua bảng 10.

Để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc diễn ra thuận lợi, ngoài các yếu tố dinh dưỡng trong đất thì cây còn đòi hỏi một lượng dinh dưỡng thông qua phân bón và mức độ đầu tư của người dân lên từng loại cây cụ thể. Mức độ đầu tư nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Chi phí sản xuất lạc bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí trung gian gồm chi phí phân vô cơ, vôi, thuốc BVTV , chi phí giống mua, chi phí thuê đất, chi phí thuê máy cày; chi phí tự có gồm chi phí giống và công lao động gia đình.

Bảng 11: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra (Tính BQ/sào)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị

(1000đ)

Cơ cấu (%)

I.Chi phí trung gian 1171,72 38,80

1. Phân vô cơ Kg 17,60 209,44 6,93

2. Vôi Kg 35,83 35,83 1,19

3. Thuốc BVTV Chai 2,26 79,10 2,62

4. Chi phí giống:

- Giống mua - Giống tự có

Kg

13,23 1,10

463,05 22,00

15,33 0,73

5. Chi phí thuê đất 1000đ 221,67 7,34

6. Chi phí thuê máy cày 1000đ 140,63 4,66

II.Chi phí tự có 1672,00 55,36

Lao động gia đình Công 7,60 1672,00 55,36

III.Chi phí khấu hao TLSX 176,66 5,84

Tổng chi phí 1000đ 3020,38 100,00

( Nguồn: số liệu điều tra và tính toán năm 2015) Qua bảng 11 ta thấy, tổng chi phí sản xuất của các hộ điều tra cho một sào lạc là 3020,38 nghìn đồng; trong đó chi phí trung gian bỏ ra là 1171,72 nghìn đồng chiếm 38,80 % trong tổng chi phí; chi phí tự có của gia đình là 1672,00 nghìn đồng/ha chiếm 55,36 % trong tổng chi phí và chi phi khấu hao TLSX là 176,66 nghìn đồng chiếm 5,84% trong tổng chi phí.

Chi phí trung gian bao gồm chi phí phân vô cơ, vôi, thuốc BVTV, chi phí giống mua, chi phí thuê đất và chi phí thuê máy cày. Tổng chi phí trung gian bình quân cho một sào lạc là 1171,72 nghìn đồng. Trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là giống. Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Bình quân mỗi sào hộ bỏ ra 485,05 nghìn đồng tiền giống để mua các loại giống năng suất cao, chất lượng tốt, chi phí giống chiếm 16,06 % tổng chi phí. chi phí phân vô cơ là khoản chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn. Tổng chi phí phân vô cơ bình quân cho 1 sào lạc của các hộ trên địa bàn nghiên cứu là 209,44 nghìn đồng, chiếm 6,93 % trong tổng chi phí. Mức đầu tư cho phân bón chiếm tỷ trọng khá cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất.

Trong sản xuất lạc, vôi có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc, ông cha ta đã có câu” không lân không vôi thì thôi trồng lạc”, từ đó cho ta thấy phần nào tầm quan trọng của vôi đối với năng suất lạc. Các nông hộ điều tra vẫn chưa chú trọng đầu tư vôi vào sản xuất, bình quân mỗi sào chỉ đầu tư 35,83 kg/sào với chi phí 35,83 nghìn đồng, chiếm 1,19 % tổng chi phí. Chi phí này không lớn vì các nông hộ sợ bón nhiều vôi sẽ làm chua đất, ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc.

Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và lạc nói riêng. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp BVTV là rất cần thiết đối với cây lạc. Ở các hộ điều tra, mức độ sử dụng thuốc BVTV khác nhau thì năng suất cũng khác nhau.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nghiên cứa các nông hộ không lớn, bình quân mỗi sào chỉ có 79,10 nghìn đồng, chiếm 2,62 % tổng chi phí. Chi phí này không lớn vì các hộ chưa chú trọng phòng trừ sâu bệnh cho lạc. Vì vậy, các nông hộ nên chú trọng đầu tư thêm vào chi phí BVTV. Trong chi phí trung gian, thì chi phí thuê đất và

thuê máy cày chiếm tỷ trọng khá lớn, bình quân mỗi sào lần lược là 7,34 % và 4,66%

tổng chi phí.

Cùng với các khoản chi phí trung gian bỏ ra bằng tiền thì các hộ trồng cũng phải bỏ ra các khoản chi phí tự có của gia đình, bao gồm chi phí giống, chi phí công lao động của gia đình. vì đa số đã mua giống năng suất cao để sản xuất nên giống tự có ở các hộ điều tra không nhiều chỉ có 22,00 nghìn đồng cho 1 sào, chiếm 0,73 % tổng chi phí.

Các hộ dân địa bàn nghiên cứu chủ yếu sử dụng công lao động gia đình để tiến hành sản xuất, chủ yếu là người chồng và người vợ. Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí tự có của hộ. Bình quân chi phí lao động tự có cho 1 sào lạc là 1672,00 nghìn đồng, chiếm 55,36 % trong tổng chi phí. Như vậy, ta thấy rằng các hộ dân ở đây chủ yếu sử dụng công lao động gia đình để tiến hành sản xuất mà không phải thuê ngoài, đây là một ưu điểm lớn giúp làm giảm bớt chi phí bằng tiền bỏ ra, làm tăng thu nhập cho hộ.

Tóm lại, qua việc phân tích chi phí sản xuất bình quân cho một sào lạc, ta thấy mức độ đầu tư chi phí vào sản xuất lạc của các hộ dân tại nhìn chung ở mức cao. Điều này cho thấy được sự quan tâm của người dân cho sản xuất lạc nhằm đạt năng suất cao.

2.3.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

Để đánh giá kết quả sản xuất lạc của các hộ được điều tra tôi sử dụng các chỉ tiêu cơ bản là GO, IC, VA. Bên cạnh đó, chi phí lao động trong sản xuất lạc chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, mà chúng ta chưa có phương pháp nào để đánh giá thời gian lao động trong nông nghiệp một cách chính xác, phần lớn hoạt động sản xuất của các hộ điều tra đều lấy công làm lãi sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu.

Mặt khác, chi phí tự có chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí do đó lợi nhuận trong sản xuất lạc rất khó ước lượng. Các tư liệu sản xuất là các công cụ rẽ tiền mau hỏng có giá trị nhỏ nhưng lại phục vụ cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau. Thuế sử dụng đất được xóa bỏ nên chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp gần bằng giá trị gia tăng VA.

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1.Năng suất BQ Kg/sào 186,00

2.GO 1000đ/sào 4014,33

3.IC 1000đ/sào 1171,72

4.VA 1000đ/sào 2842,61

5.GO/IC Lần 3,43

6.VA/IC Lần 2,43

7.VA/ GO Lần 0,71

( Nguồn số liệu điều tra và tính toán năm 2015) Qua bảng số liệu ta thấy, năng suất lạc bình quân của các hộ điều tra là 186,00 kg/sào. Giá trị sản xuất bình quân mỗi sào lạc là 4014,33 nghìn đồng, bình quân mỗi sào lạc người dân thu được 2842,61 nghìn đồng sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC).

Xét về mặt hiệu quả, bình quân cứ 1 đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất lạc sẽ thu được 3,43 đồng giá trị sản xuất (GO/IC) và 2,43 đồng giá trị gia tăng (VA/IC). Nhìn chung, đây là một kết quả khá tốt, cho thấy hiệu lực của một đồng chi phí bỏ ra là không nhỏ và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lạc là tương đối cao. chỉ tiêu VA/GO của các hộ điều tra là 0,71, nghĩa là trong 1 đồng giá trị sản xuất thu được 0,71 đồng giá trị gia tăng.

Nhìn chung, những kết quả thu được từ hoạt động sản xuất lạc đã góp phần không nhỏ làm tăng thu nhập cho các hộ dân ở đây, kết quả này so với một số loại cây trồng khác trên địa bàn là khá khả quan. Do vậy, chính quyền địa phương cần thiết phải tiến hành nhân rộng giống lạc cho người dân, như vậy sẽ góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w