Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 42 - 54)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý

1.2.1. Một số khái niệm

* Khái niệm công tác xã hội

Có nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khác nhau.

Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi “công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.

Các chuyên gia công tác xã hội của Philippines cho rằng “Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều

phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp. Điều này cũng được ghi nhận trong luật pháp của Philippines. [16, tr.13]

Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình.

Tác giả Bùi Thị Xuân Mai cũng có nhiều phân tích và kết luận rằng “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [16,tr.19]. Có thể thấy đây là một định nghĩa khỏ đầy đủ, thể hiện rừ cỏc đối tượng phục vụ của cụng tỏc xó hội, cỏc chức năng và mục tiêu của công tác xã hôi phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

* Khái niệm dịch vụ xã hội

Nếu như “dịch vụ” là một khái niệm đơn lẻ thì “dịch vụ xã hội” lại là một khái niệm kép. Thuật ngữ “xã hội” trong khái niệm này có thể được hiểu theo hai nghĩa.

Thứ nhất là tính mục tiêu, nghĩa là dịch vụ hướng tới phát triển xã hội (theo nghĩa này thì bất kỳ dịch vụ nào đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội đều được coi là dịch vụ xã hội).

Thứ hai là về chuẩn mực hay tính xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực xã hội.

Vì vậy, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): dịch vụ xã hội là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực. [33, tr.53]

Trong khi đó, theo Alfred Kahn (1973) Dịch vụ xã hộilà phương thức cung ứng nhằm thúc đẩy hay phục hồi chức năng của cá nhân, gia đình từ đó giúp họ tiếp cận những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, là những hình thức cụ thể hóa các chính sách xã hội.[18, tr.128]

Như vậy có thể thấy dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã hội. Sự phát triển của dịch vụ xã hội là thước đo của sự phát triển của mỗi quốc gia.

* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội

Dịch vụ công tác xã hội được hiểu là các dịch vụ cụ thể hóa các luật pháp, chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng, trong đó có phụ nữ, trẻ em…, có nhu cầu giải quyết các vấn đề khó khăn và mang tính chuyên nghiệp của công tác xã hội.

Từ những khái niệm, quan điểm về công tác xã hội và dịch vụ xã hội, có thể hiểu dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam như sau:

Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp công tác xã hội cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người là nạn nhân …; hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bình đẳng trong xã hội. [20, tr.76]

Từ khái niệm này, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng đối tượng của dịch vụ công tác xã hội không chỉ là những đối tượng yếu thế trong xã hội, mà tất cả những người có nhu cầu cần hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và những dịch vụ xã hội khác liên quan đến chính sách an sinh xã hội.

Dịch vụ công tác xã hội thể hiện việc tác động, can thiệp tới một hoặc một số đối tượng một cách khoa học, mang tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên công tác xã hội là triển khai những chương trình và cung cấp các dịch vụ tới các nhóm đối tượng của công tác xã hội.

Phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý cũng là một trong những nhóm đối tượng yếu thế cần sự can thiệp và trợ giúp của các cơ sở cung cấp dịch vụ không chỉ của ngành lao động- thương binh và xã hội, mà gần gũi nhất đối với họ là dịch vụ công tác xã hội của ngành y tế, cung cấp ngay tại bệnh viện và cộng đồng.

1.2.2. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội

Các dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tạo thành một mạng lưới dịch vụ công tác xã hội trong một quốc gia thậm chí trên bình diện quốc tế. [18, tr.129]

Dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi Trung tâm Công tác xã hội tại cộng đồng, thể hiện ở TT09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV [03], đó là: i) cung cấp dịch vụ khẩn cấp như tiếp nhận, đánh giá, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu khẩn cấp…cho các đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân của bạo lực, bị xâm hại tình dục, buôn bán ...; ii)Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm lý, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng: iii) Tư vấn cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, iv) xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp đối tượng, v) Thực hiện biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ngược đãi, bạo lực; vi) Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng; vii) Quản lý đối tượng; viii) Cung cấp dịch vụ về giáo dục và nâng cao năng lực; ix) Phát triển cộng đồng; x) Tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức; xi) Huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính; xii) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đến phúc lợi và an sinh xã hội…[03]

Dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi các cơ sở y tế/bệnh viện, thể hiện ở Thông tư 43/2015/TT – BYT,[04] đó là : i) Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề xã hội cho người bệnh và người nhà bệnh nhân qua việc cung cấp thông tin về dịch vụ y tế, thăm hỏi; đảm bảo an toàn cho người bệnh; hỗ trợ thủ tục khám chữa và xuất viện và các hoạt động hỗ trợ khác; ii) Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục

pháp luật, đó là thông tin về sức khỏe, chính sách y tế…; iii) Vận động tiếp nhận tài trợ về cả kinh phí, vật chất; iv) Hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cung cấp thông tin về người bệnh, v) Đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên thuộc cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội; vi) Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện, vii) Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng.[04]

Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các dịch vụ xã hội, trong phạm vi nào đó có thể được gọi là dịch vụ công tác xã hội, đi vào cung cấp từng dạng dịch vụ chuyên biệt, cũng như đi vào từng phục vụ cho một nhóm đối tượng cụ thể như: Ngôi nhà bình yên cho phụ nữ bị bạo hành, Ngôi nhà mơ ước cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm Sống độc lập cho người khuyết tật…

1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý

1.2.3.1. Dịch vụ tư vấn - giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý

Hiện nay, cuộc sống sôi động với nhiều áp lực đã khiến các bà mẹ trẻ chưa kịp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ nên thường nảy sinh tâm trạng lo lắng thái quá dẫn đến trầm cảm.[31, tr 50] Vì vậy, những dịch vụ tư vấn thông qua điện thoại hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục xã hội trang bị những kiến thức phòng ngừa và ứng phó với sang chấn tâm lý sau sinh cho phụ nữ là dịch vụ rất quan trọng và cần thiết.

Thông qua tổng đài tư vấn miễn phí, các trung tâm công tác xã hội có thể cung cấp cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ những kiến thức chung về các giai đoạn phát triển của thai kỳ, sự biến đổi tâm sinh lý của người mẹ khi mang thai và sinh nở... đồng thời, có thể chia sẻ những kỹ năng cơ bản để thích nghi với sự thay đổi, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột, kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh... và tư vấn cho phụ nữ tìm đến những dịch vụ thư giãn để giải tỏa cảm xúc tiêu cực như liệu pháp thư giãn thông qua hoạt động thể dục, spa, khiêu vũ, nghệ thuật hoặc âm nhạc...

Ngoài ra, các trung tâm công tác xã hội và các trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ em có thể tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng làm cha, mẹ; kỹ năng

chăm sóc thai nhi và trẻ sơ sinh, kỹ năng giải quyết vấn đề và sử dụng tài chính hiệu quả ... Có rất nhiều khóa đào tạo và cung cấp kiến thức liên quan. Việc trang bị và rèn luyện những kỹ năng này sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn, đủ trãi nghiệm và bản lĩnh khi ứng phó với các sự kiện sang chấn xảy ra trong quá trình sinh nở và nuôi con nhỏ.

1.2.3.2. Dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý: Đây là dịch vụ cần thiết và quan trọng nhất đối với phụ nữ bị sang chấn tâm lý sau sinh.

Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhận thức được bản thân cùng với vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. [17, tr.32]

Tham vấn không chỉ giúp cá nhân giải quyết vấn đề mà còn hướng họ tới nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, như vậy việc tác động đến thân chủ mang tính lâu dài hơn. Mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tham vấn là bình đẳng làm nền tảng cho sự hợp tác. Sự thành công trong tham vấn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng tương tác của người tham vấn để giúp đối tượng tự nhận thức và chủ động tìm kiếm giải pháp. [17, tr.34]

Trị liệu tâm lý được định nghĩa như sự can thiệp của những người đã qua đào tạo bằng phương pháp tâm lý nhằm xóa bỏ, điều chỉnh hay giảm bớt những cảm xúc, hành vi không phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách. Trị liệu tâm lý còn được hiểu là quá trình can thiệp những rối loạn cảm xúc bằng phương pháp tâm lý như tham vấn, ở đó đối tượng trao đổi về vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của cá nhân với nhà trị liệu, nhà tâm lý, các cán bộ xã hội hay nhà tham vấn (được phép hành nghề). Trong các khái niệm này, tham vấn được xem như một hình thức của trị liệu tâm lý và được các nhà chuyên môn khác nhau sử dụng để hành nghề.

[17, tr.35]

Mục đích của tham vấn nhằm giúp người được tham vấn: giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn; tăng cường sự hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình; giải quyết được vấn đề tâm lý xã hội đang tồn tại; nâng cao sự

tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó;

tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng như trong tương lai. [17, tr.38]

Tham vấn được diễn ra ở các hình thức khác nhau đó là tham vấn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, internet. Tham vấn theo hình thức cá nhân hay tham vấn gia đình, tham vấn nhóm. Tất cả những hình thức này đều có thể áp dụng trong tham vấn cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý.

1.2.3.3. Dịch vụ quản lý trường hợp

Quản lý trường hợp là quá trình điều phối các dịch vụ, trong đó nhân viên xã hội làm việc với thân chủ để xác định dịch vụ cần thiết, tìm kiếm và kết nối các nguồn lực, tổ chức thực hiện và theo dừi sự chuyển giao cỏc dịch vụ đú tới thõn chủ một cách hiệu quả (Social Work Practice, 1995). [5, tr.9]

Ngày nay, quản lý trường hợp đang trở thành một dịch vụ độc lập, cung cấp dịch vụ an sinh cho con người như quản lý ca trong y tế, quản lý ca trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Họ không chỉ gặp khó khăn đơn thuần là một hoặc một vài vấn đề riêng lẻ. Ví dụ như phụ nữ bị sang chấn tâm lý sau sinh, vấn đề họ thường gặp như tâm lý không ổn định, không có khả năng đảm bảo cuộc sống vật chất vì gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đời sống tinh thần sa sút, phải đối mặt với nhiều bất ổn, căng thẳng ... Do vậy, họ cần được hỗ trợ để tìm ra giải pháp cũng như có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong khoảng thời gian dài. Quản lý trường hợp sẽ hỗ trợ họ tìm kiếm các nguồn lực dịch vụ phù hợp, kết nối và điều phối cung cấp cho các thân chủ và gia đình để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho họ.

Mục đích chính của quản lý trường hợp là nối kết thân chủ tới các nguồn lực của những cá nhân và cộng đồng để họ có thể giải quyết vấn đề của mình; là tăng cường khả năng tự giải quyết và đối phó vấn đề của thân chủ; là thiết lập và thúc đẩy hệ thống cung cấp dịch vụ hoạt động hiệu quả, huy động nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thân chủ, góp phần cho sự phát triển và hình thành chính sách xã hội.[5, tr.10]

Để đáp ứng các nhu cầu cho thân chủ, nhân viên xã hội cần phải xác định được các nguồn lực từ chính cá nhân thân chủ, gia đình thân chủ và cộng đồng.

Nhân viên xã hội phải điều phối tổ chức một cách khoa học để thân chủ có thể tiếp cận các dịch vụ này một cách hiệu quả nhất.

Một kỹ thuật quan trọng, nhân viên công tác xã hội cần sử dụng trong can thiệp phục hồi sang chấn tâm lý làBản đồ nguồn lực [ 23]. Cụ thể như:

Những nguồn lực bên ngoài, trong công tác xã hội thường được gọi bằng tiếng Anh là external hay social assets có vai trò quan trọng trọng việc hỗ trợ nạn nhân hay những người là thân chủ cần giúp đỡ để vượt qua sang chấn. Những nguồn lực này có thể là vật nuôi, như thú cưng, có thể là thành viên trong nhóm người thân của gia đình. Đây có thể là các thành viên của nhóm bạn, hay thành viên trong những tổ chức cộng đồng mà họ tham gia như nhóm bạn chơi thể thao, nhóm khiêu vũ ... Có thể đó là các chỗ dựa từ các tổ chức chính quyền hay nhà nước như các nhân viên công tác xã hội trong xã, hoặc cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ thương binh xã hội. Cũng phải kể tới các trang mạng xã hội mà nhiều người tìm kiếm sự hỗ trợ an ủi hoặc lời khuyên, như trang facebook của các bà mẹ đơn thân, hay những phụ nữ ung thư vú.

Với kỹ thuật vẽ sơ đồ mạng lưới hỗ trợ xã hội (social support mapping), nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ của mình tìm ra và sử dụng các nguồn lực hữu ích để hỗ trợ bản thân. Những người làm công tác xã hội cũng thể góp phần thúc đẩy phát triển thêm các tác nhân, các tổ chức có khả năng hỗ trợ cho các thân chủ tiềm năng có những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng để giải quyết những sang chấn hay tổn thất trong cuộc sống.

Khi thực hiện kỹ thuật vẽ sơ đồ mạng lưới hỗ trợ xã hội, nhân viên công tác xã hội nên chú ý gợi mở để người trong cuộc có thể phát hiện và định danh từng tác nhân, từng con người, từng tổ chức có thể giúp mình, các loại hỗ trợ có thể được nhận, thời gian và địa điểm cũng như các đóng góp, chi phí thời gian hoặc tài chính để có sự hỗ trợ. Nhân viên công tác xã hội cũng nên thường xuyên thăm viếng, quan sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong mạng lưới và gợi mở để

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w