Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 78)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà

2.3.1. Dịch vụ tư vấn - giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý Với 07 nội dung hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý như cung cấp thông tin, tập huấn kỹ năng làm cha mẹ, tập huấn kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thư giãn, đề tài đã tiến hành đánh giá kết quả nhận

được dịch vụ của nhóm khách thể nghiên cứu và nhu cầu sử dụng của họ. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Các hoạt động tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận và nhu cầu sử dụng

STT Hoạt động

Đã được nhận

(%)

Xếp hạng

Nhu cầu sử dụng (%)

1

Cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ

7,8 6 98,9

2 Tập huấn về kỹ năng làm cha mẹ 17,8 3 87,8

3 Tập huấn về quản lý tài chính gia đình 3,3 7 63,3

4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 12,2 4 74,4

5 Kỹ năng giải quyết khủng hoảng 12,2 5 62,2

6 Các dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp 38,9 1 74,4

7 Các dịch vụ thư giãn như: yoga, âm nhạc,

khiêu vũ 31,1 2 63,3

Điểm trung bình 17,6 74,9

Nhỡn vào kết quả được phõn tớch tại bảng 2.7 ta cú thể thấy rừ nhu cầu được sử dụng dịch vụ tư vấn- giáo dục xã hội của nhóm đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý là rất lớn, cụ thể hầu hết mọi người được hỏi đều có nhu cầu được tư vấn, cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ; 87,7% số người được hỏi có nhu cầu được tập huấn kỹ năng làm cha, mẹ, 74,4% có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và tập huấn giải quyết mâu thuẫn.

Tuy nhiên, cũng qua số liệu được thể hiện tại bảng 2.11, ta cũng có thể thấy rừ được cỏc hoạt động của dịch vụ tư vấn – giỏo dục xó hội vẫn chưa được quan tâm, tổ chức thực hiện đúng với nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Cụ thể chỉ có 7,8% được cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con

nhỏ, 3,3% được tập huấn về quản lý tài chính và chỉ hơn 10% được tập huấn các nhóm kỹ năng như giải quyết khủng hoảng, giải quyết mâu thuẫn.

Tôi còn trẻ, mới 20 tuổi, chồng cũng bằng tuổi tôi. Thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi con, nhà ngoại lại ở xa, còn nhà nội già yếu, không ai giúp được gì cho hai vợ chồng tôi. Nhiều lúc tôi không biết làm chi hết. Chừ ước chi có ai chỉ vẽ thêm về cách nuôi con thì hay biết mấy” – Chị Ngô Thị N – quận Sơn Trà.

“Sau khi sinh xong tụi xuống sắc thấy rừ, thõn hỡnh thỡ xồ xề, bụng toàn mỡ, chồng cứ bảo sao vợ hôm này mập thế” – Chị Nguyễn Thị Tú H – quận Hải Châu.

Nhà thì có 4 đời, bà nội tui rất phong kiến, không được cập nhật thông tin về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em. Mỗi khi tôi chăm cháu theo cách khoa học là y như rằng bị cho rằng chỉ biết đẻ, không biết chi hết. Mệt lắm chị ơi nhưng giờ biết sao giờ” – Chị Ngô Thị N – quận Thanh Khê.

Bảng 2.8. Đánh giá kết quả các dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận

STT Nội dung Tổng

số

Mức độ kết quả đạt được (%) Rất tốt Tốt Bình

thường

Không hiệu

quả

1

Cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ

7 28,6 42,8 28,6 0

2 Tập huấn về kỹ năng làm

cha mẹ 16 25 18,8 31,4 18,8

3 Tập huấn về quản lý tài

chính gia đình 3 66,7 33,3 0 0

4 Kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn 11 36,3 45,5 18,2 0

5 Kỹ năng giải quyết khủng

hoảng 11 27,3 36,3 27,3 9,1

6 Các dịch vụ về chăm sóc

sắc đẹp 35 37,1 31,4 13,5 18

7 Các dịch vụ thư giãn như:

yoga, âm nhạc, khiêu vũ 28 42,9 35,7 17,9 3,5

Điểm trung bình 14,8 37,7 34,8 19,6 7,9

Qua số liệu được thể hiện ở bảng 2.8, ta cú thể thấy rừ đa phần cỏc hỗ trợ về dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội đã được tổ chức đều được đánh giá tốt, cụ thể có 42,9% cho rằng các dịch vụ thư giãn như yoga, âm nhạc, khiêu vũ có kết quả rất tốt, 35,7% cho rằng có kết quả tốt. 66,7% cho rằng hoạt động tập huấn về kỹ năng quản lý tài chính của gia đình có kết quả rất tốt. Điều này cũng được minh chứng qua việc các cơ sở cung cấp các dịch vụ này là những cơ sở chuyên ngành và được đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nhân lực.

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội cho nhóm đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn khảo sát chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, nhu cầu được sử dụng các dịch vụ này của nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài là rất lớn.

Trong tất cả các nhóm hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội, cần tập trung các hoạt động hỗ trợ tập huấn các nhóm kỹ năng cần thiết cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ như kỹ năng quản lý tài chính gia đình, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ, giúp họ được tham gia các chương trình trị liệu bằng các liệu pháp nghệ thuật như yoga, âm nhạc, khiêu vũ.

2.3.2. Dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý

Bảng 2.9. Các hoạt động hỗ trợ tham vấn, trị liệu tâm lý đã được nhận và nhu cầu sử dụng

STT Hoạt động Đã được

nhận (%)

Xếp hạng

Nhu cầu sử dụng (%)

1 Tham vấn thông qua tổng đài 6,7 4 72,2

2 Tham vấn cá nhân trực tiếp tại gia đình

8,9 3 65,5

3 Tham vấn cá nhân trực tiếp tại các trung tâm

3,3 5 32,2

4 Tham vấn gia đình 11,1 1 84,4

5 Tham vấn nhóm 8,9 2 50

Điểm trung bình 7,78 51,9

Nhỡn vào kết quả được phõn tớch tại bảng 2.9, ta cú thể thấy rừ nhu cầu của phụ nữ mang thai đang nuôi con nhỏ tại các địa bàn khảo sát về dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý là rất lớn, trong đó đặc biệt là hoạt động tham vấn gia đình với 84,4%

người được hỏi cho rằng có nhu cầu này. Ngoài ra, với hoạt động của Tổng đài tư vấn cũng được quan tâm và mong muốn được hỗ trợ với 72,2% có nhu cầu được hỗ trợ dịch vụ này. Với hoạt động tham vấn nhóm, các ý kiến được hỏi đều cho rằng có nghe đến nhưng không biết họ tổ chức như thế nào, chỉ có 8,9% là đã từng được tham gia đối với hoạt động này tại hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và các quận, huyện.

Cũng thụng qua số liệu được thể hiện tại bảng này, ta cú thể thấy rừ được sự vào cuộc của các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý chưa cao. Chỉ có chưa đến 10% đối tượng được hỏi đã nhận được các hỗ trợ này, trong đó nhiều nhất là hỗ trợ tham vấn gia đình.

Chuyện gia đình nhiều khi làm mình khổ, nhưng biết nói với ai chừ chú.

Tui cũng mệt, để tới đâu thì tới thôi. Chừ mà biết mấy chỗ tư vấn ni, tui đi liền” – Chị Trần Thị Kim Q – quận Thanh Khê.

“Tôi thì hay điện thoại cho mấy trung tâm, hỏi cách chăm sóc con. Thấy họ hỗ trợ cũng tốt nhưng không biết họ có hỗ trợ những lúc tôi buồn, muốn tâm sự hay không nên cũng không dám gọi chị ạ” - Chị Trần Thị D – quận Sơn Trà.

Chị Đàm Kim A ở – quận Hải Châu, mặc dù là một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, nhưng khi mang thai, chuyển dạ, chị chia sẻ rất thật tình “tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến sinh đẻ, mặc dù đã sinh con thứ 2, mong có người thân bên cạnh bàn đẻ để giảm lo sợ; mong nhận được lời nói dịu dàng của nhân viên y tế khi sinh; mong có một người hiểu tâm lý để nói chuyện với mình...”

Khi được hỏi về thực trạng vấn đề sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh ở Việt Nam, Ông Nguyễn Hải Hữu – nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Chủ tịch Hội các trường đào tạo nghề công tác xã hội chia sẻ : “Sang chấn tâm lý hay khủng hoảng tâm lý ở mức độ nặng hay nhẹ khác nhau thường xảy ra đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ nguyên nhân cũng như rủi ro của hiện tượng này, dưới góc độ công tác xã hội, nếu người phụ nữ sau khi sinh được chăm sóc tốt bởi người thân trong gia đình, bạn bè, cộng đồng thì sự sang chấn tâm lý sẽ nhanh chóng qua đi và trở lại trạng thái tâm lý bình thường, ngược lại nếu không được sự quan tâm và chăm sóc chu đáo của gia đình người thân, bạn bè, cộng đồng thì sự sang chấn tâm lý có thể phát triển lên trở thành khủng hoảng tạm thời hay lâu dài về mặt tâm lý. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ và gia đình họ. Do vậy cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đặc biệt là phụ nữ về rủi ro tâm lý sau khi sinh, để chủ động ứng phó với sự sang chân tâm lý và biết cách khắc phục nó một

cách hiệu quả và cần có các nhân viên công tác xã hội giỏi về chuyên môn để tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý cho những người phụ nữ bị sang chấn tâm lý sau sinh”.

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả các hỗ trợ tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí đã được nhận

STT Nội dung Tổng số

Mức độ kết quả đạt được (%)

Rất tốt Tốt Bình

thường

Không hiệu

quả 1 Tham vấn thông qua

tổng đài 6 33,3 16,7 50 0

2 Tham vấn cá nhân trực

tiếp tại gia đình 8 25 37,5 37,5 0

3 Tham vấn cá nhân trực

tiếp tại các trung tâm 3 100 0 0 0

4 Tham vấn gia đình 10 20 40 30 10

5 Tham vấn nhóm 8 25 37,5 37,5 0

Điểm trung bình 7 40,7 26,3 31,0 2,0

Với những đánh giá được thể hiện qua bảng 2.10, ta có thể thấy được các dịch vụ đã được hỗ trợ đa phần được khách hàng là phụ nữ nuôi con nhỏ đánh giá cao về kết quả thực hiện. Cụ thể 100% người được hỏi cho rằng kết quả rất tốt đối với hoạt động được tham vấn trực tiếp tại các trung tâm, 33,3% cho rằng rất tốt khi được tham vấn qua điện thoại.

Từ tất cả các phân tích trên, chúng ta có thể thấy được nhu cầu được hỗ trợ tham vấn và trị liệu tâm lý của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý là rất lớn.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ này tại các địa bàn khảo sát cũng được đánh giá rất cao về nghiệp vụ và kết quả đạt được. Tuy nhiên, việc tiếp cận của khách hàng đối với nhóm dịch vụ này vô cùng hạn chế, số lượng trực tiếp tham gia còn rất thấp và manh mún, chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tõm lý. Điều này cũng thể hiện rừ cỏc hoạt động truyền thụng, giới thiệu về các hoạt động hỗ trợ này còn nhiều hạn chế.

2.3.3. Dịch vụ quản lý trường hợp

Với câu hỏi hiểu biết của chị về dịch vụ quản lý trường hợp (quản lý ca) 100% người được hỏi đều trả lời không biết và chưa hề được sử dụng dịch vụ này.

Tuy nhiên, để đánh giá theo đúng tiến trình và các nghiệp vụ của quản lý trường hợp, đề tài đã tiến hành đánh giá 05 nghiệp vụ cụ thể của quản lý trường hợp, các dịch vụ này được giải thích là được thực hiện tại bệnh viện và bắt đầu từ khi nhập viện đến khi xuất viện. Kết quả đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Các hoạt động quản lý trường hợp đã nhận được và nhu cầu sử dụng

STT Hoạt động Đã được

nhận (%)

Xếp hạng

Nhu cầu sử dụng (%)

1 Khảo sát nhu cầu 13,3 3 72,2

2 Xác định nhu cầu trọng tâm 11,1 4 63,3

3 Xây dựng kế hoạch can thiệp 25,5 2 86,7

4

Thực hiện kế hoạch (Can thiệp phục hồi, Kết nối chăm sóc y tế, kết nối trợ giúp xã hội khác…)

30 1 76,7

5 Đánh giá (lượng giá) 11,1 5 38,9

Điểm trung bình 18,2 67,5

Nhỡn vào số liệu bảng 2.11. ta cú thể thấy rừ cỏc hoạt động của dịch vụ quản lý trường hợp tại các bệnh viện hiện nay đâu đó có làm, tuy nhiên vẫn chỉ là hồ sơ sản phụ ở khoa sản, chưa thực hiện đúng tiến trình và yêu cầu của nghiệp vụ quản lý trường hợp. Ngược lại, nhu cầu của đối tượng là rất lớn, cụ thể hơn 72% khách hàng được hỏi có nhu cầu được đánh giá toàn diện về nhu cầu của họ, 86,7% có nhu cầu được xây dựng kế hoạch can thiệp, phục hồi và hỗ trợ họ. Đáng chú ý là có hơn 76% có nhu cầu được kết nối để thực hiện các dịch vụ khác mà họ cần. Tuy vậy, hiện nay các cơ sở y tế trên địa bàn khảo sát mới cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, chỉ có 13,3% được khảo sát nhu cầu, 25,5% được xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp và 30% được kết nối, chuyển tuyến theo đúng nguyện vọng.

Tui thấy họ có hỏi, mà chủ yếu là hỏi bữa ni răng rồi, có còn mệt không, con cái có khỏe không rồi họ ghi vô sổ bệnh của họ. Tui cũng không biết họ ghi chi trong nớ nữa” – Chị Mai Thị Hồng N – quận Thanh Khê.

“Nếu được hỏi hết rứa thì hay chớ anh. Mà ai hỏi, mấy chị ở bệnh viện bận lắm, họ không hỏi đâu, chỉ hỏi sơ sơ rồi ghi vô sổ bệnh thôi” – Chị Thái Thị K – quận Sơn Trà.

Nhiều khi muốn chuyển viện để được thăm khám tốt hơn mà có được đâu, họ kêu ở đó chữa được rồi, họ đâu có chuyển đâu chị” – Chị Huỳnh Thị Thanh M – quận Hải Châu.

“Cũng có mở hồ sơ chị ạ, mà chỉ là hồ sơ bệnh án theo đúng yêu cầu của ngành thôi, còn quản lý thì quản lý bệnh án, chứ trung tâm chưa can thiệp mấy thứ khác được đâu chị” - Y tá Trần Thị K – Trung tâm Y tế quận Sơn Trà.

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả các hỗ trợ quản lý trường hợp đã được nhận

STT Nội dung Tổng

số

Mức độ kết quả đạt được (%) Rất

tốt Tốt

Bình thườn

g

Không hiệu

quả

1 Khảo sát nhu cầu 12 41,7 25 33,3 0

2 Xác định nhu cầu trọng tâm 10 30 20 20 30

3 Xây dựng kế hoạch can thiệp 23 52,2 17,4 26,1 4,3 4

Thực hiện kế hoạch (Can thiệp phục hồi, Kết nối chăm sóc y tế, kết nối trợ giúp xã hội khác…)

27 51,9 14,8 25,9 7,4

5 Đánh giá (lượng giá) 10 20 20 30 30

Điểm trung bình 16,4 39,2 19,4 27,1 14,3 Với số liệu được phân tích tại bảng 2.12, ta có thể thấy các hoạt động nghiệp vụ quản lý trường hợp đang được thực hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn khảo sát được đánh giá với kết quả chưa cao. Trong đó việc xác định nhu cầu trọng tâm của đối tượng chỉ có 30% đánh giá rất tốt, tương tự có 30% đánh giá không hiệu quả;

với công việc khảo sát nhu cầu, có 33,3% đánh giá đạt kết quả trung bình và có đến 7,4% đánh giá hoạt động kết nối, thực hiện kế hoạch can thiệp không hiệu quả.

Họ hỏi chi đâu, cũng mấy câu nớ, nào là ăn được không, ngủ được không, có hay nằm mơ không …, có hồi mô thấy họ hỏi về gia đình hay chi khác mô anh” – Chị Đặng Thị T – quận Hải Châu

Dễ chi họ cho biết anh, hồi mô bác sĩ kêu về thì về, mệt thì lên lại thôi chứ mình có quyền chi mà hỏi. Mà có hỏi cũng đâu được trả lời đâu, họ nói “tui làm bác sĩ hay chị làm bác sĩ” liền” – Chị Phan Thị Diễm T – quận Sơn Trà.

Từ các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy dịch vụ quản lý trường hợp đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn 3 quận nghiên cứu của đề tài vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Các hoạt động của các cơ sở y tế chỉ dừng lại ở việc tổ chức quản lý bệnh án, chưa chú trọng đến các nghiệp vụ của quản lý trường hợp và đặc biệt với tiến trình và các nguyên tắc, yêu cầu của quản lý trường hợp, hầu hết không được thực hiện.

Thực sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và tại 3 quận chị vừa mới hỏi, công tác quản lý trường hợp chỉ mới được tổ chức trong nội bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt cho hai nhóm đối tượng là người khuyết tật theo thông tư 01 và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các phường thực hiện mô hình của Trung tâm Công tác xã hội, còn tại các ngành, theo tôi được biết họ chỉ mới tổ chức quản lý hồ sơ khách hàng theo cách cũ, như hồ sơ bệnh án của ngành y tế, hồ sơ tội phạm của ngành công an …” – Anh MDV – cán bộ quản lý trường hợp – Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng.

* Từ tất cả các phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy được các nhóm dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và địa bàn 3 quận nghiên cứu nói riêng còn nhiều manh mún, chưa được đầu từ đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhóm phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Điều này cũng được chuyên gia Trần Đình Tuấn trả lời trong nội dung phỏng vấn khi tác giả thực hiện đề tài:

“Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau khi sinh tại Việt Nam còn phôi thai và chưa chuyên nghiệp. Sang chấn tâm lý sau sinh là một vấn đề khá phổ biến tại các nước. Riêng tại Mỹ, thống kê cho thấy có 9% phụ nữ sinh con có vấn đề này.

Việt Nam nên nghiên cứu sâu về vấn đề này để có đầu tư thích đáng vì đây là nhu cầu chính đáng và quan trọng của cộng đồng. Trước mắt có nhiều

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w