Biện pháp 2 : Nghiên cứu đề xuất mô hình 1. Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 82 - 87)

7. Cơ cấu của luận văn

3.2. Biện pháp 2 : Nghiên cứu đề xuất mô hình 1. Nội dung biện pháp

Nghiên cứu xây dựng và đề xuất các mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dựa vào cộng đồng.

3.2.2. Cách thức thực hiện

Trong khuôn khổ đề tài này, qua thực tiễn, tôi đề xuất xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội có sự kết hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ. Cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ quy trình cung cấp dịch vụ Phòng

ngừa

1. Trung tâm Công tác xã hội: Truyểnthôngtạicộngđồngvềchămsóc sức khỏe tâm thần chobàmẹmangthai, nuôi con nhỏ/ Trangbịkiếnthức, hướngdẫnkỹnănggiảiquyếtvấnđề,

kiềmchếcảmxúcvàxâydựngbảnđồnguồnlực.

2. Y tế: Sử dụng công cụ đánh giá nhanh để kiểm tra mức độ rối loạn tâm thần cho phụ nữ mangthai ở cáctrạm y tế/ tại bệnh viện cần hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho phụnữtrướcvàsausinh.

Phát hiện sớm

1. Thông qua mạnglưới cán bộ xã hội và nhân viên y tế tại cộng đồng.

2. Tại Bệnh viện ngay sau khi sinh, thông qua bảng câu hỏi khảo sát và quan sát của nhân viên điều dưỡng/ người chăm sóc.

3. Tiếp nhận thông tin qua tổng đài dịchvụ công tác xã hội củaTrungtâm 18001046.

Can thiệp khẩn

cấp

Tưvấn, trịliệukhủnghoảng.

Thamvấngiađìnhđểtìmkiếmnguồnlựchỗtrợchophụnữbị sang chấntâmlýsausinh.

Kết nối, chuyển

tuyến

BệnhviệnTâmthầnvàcáctrungtâmtrịliệutâmlýcủa tưnhânnhững trường hợp nặngcóbiểuhiện stress sau sang chấnhoặctrầmcảmvừavànặng hoặc rối loạn lo âu…

Quản lý ca

Khảo sát nhu cầuXác định nhu cầu trọng tâmXây dựng kế hoạch can thiệp Thực hiện kế hoạch (Can thiệp phục hồi, Kết nối chăm sóc y tế, kết nối trợ giúp xã hội khác…)Đánh giá (lượng giá), kết thúc

3.2.2.1. Dịch vụ phòng ngừa

Trong quy trỡnh, chỳng ta thấy rừ điều quan trọng trong cung cấp dịch vụ cụng tác xã hội nhằm ngăn ngừa sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh là dịch vụ phòng ngừa. Trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ với sự thay đổi tâm sinh lý, chỉ cần một sự kiện tiêu cực xảy ra cũng có thể gây sang chấn tâm lý cho phụ nữ nếu chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để phản ứng lại sự tác động tiêu cực đó. Bởi vậy, cùng một sự kiện tác động, nhưng người mạnh mẽ và có sự chuẩn bị tâm lý tốt sẽ không bị sang chấn, người yếu đuối hoặc chưa được cung cấp thông tin thì dễ bị gây ra sang chấn tâm lý hơn.

Vì vậy cần đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ phòng ngừa thông qua các hoạt động truyền thông, các buổi tập huấn cho phụ nữ mang thai của Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng và các buổi tư vấn tâm lý cho phụ nữ trước khi sinh nở ở các bệnh viện phụ sản là rất quan trọng.

3.2.2.2. Dịch vụ phát hiện sớm

Dịch vụ cần được cung cấp bởi cả 2 ngành liên quan là y tế và xã hội. Với việc trang bị những kiến thức kỹ năng phát hiện sớm những dấu hiệu sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh, những người thường xuyên làm việc với phụ nữ khi sinh con là bác sĩ, nhân viên điều dưỡng trong bệnh viện hay cán bộ y tế ở các trạm y tế có thể nhận diện sớm và hỗ trợ kịp thời. Việc can thiệp trị liệu kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra của sang chấn tâm lý là các rối loạn về tâm thần nặng hơn như rối loạn lo âu hay trầm cảm.

Ngành Y tế đã vào cuộc và chính thức thành lập các phòng Công tác xã hội trong bệnh viện. Có thể thấy đây là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện vẫn chưa được toàn diện. Ngoài việc huy động các nguồn lực trợ giúp bệnh nhân, các nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện cần thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và thậm chí cho cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Song chỉ với một nhóm nhỏ nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện thôi cũng không thể kịp

thời phát hiện sớm những dấu hiệu liên quan đến sang chấn tâm lý của phụ nữ sau sinh ở các bệnh viện. Mà ngay những bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, hộ lý nếu có những kiến thức cơ bản có thể giúp phát hiện sớm để kết nối cho Phòng công tác xã hội trong bệnh viện hỗ trợ kịp thời, hoặc đề xuất chuyển tuyến cho trạm y tế cộng đồng cựng Trung tõm Cụng tỏc xó hội tiếp tục theo dừi, hỗ trợ tõm lý cho sản phụ.

Mặt khác, khi đã được tuyên truyền về các dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân thông qua tổng đài 18001046 của Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng, ngay chính sản phụ có những bâng khuân lo lắng, những tâm sự thầm kín có thể sử dụng dịch vụ tham vấn thông qua tổng đài để chia sẻ và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của mình.

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho dịch vụ phát hiện sớm cần có bộ công cụ đã được chuẩn hóa để có thể kết luận tương đối chính xác về hội chứng “sang chấn tâm lý”

của phụ nữ sau sinh.

3.2.2.3. Dịch vụ can thiệp khẩn cấp

Khi phát hiện ra sản phụ có những biểu hiện của sang chấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện hay bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện cần có những kỹ thuật để hỗ trợ ngay cho bệnh nhân. Việc giúp bệnh nhân giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, chia sẻ được câu chuyện gây ra những tổn thương tâm lý cho mình, là việc làm cần thiết, ngăn chặn kịp thời những hậu quả đáng tiếc xảy ra như “stress sau sang chấn” hay các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu kéo dài.

Dịch vụ can thiệp khẩn cấp còn được thực hiện thông qua việc tư vấn cho người bệnh tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình, bạn bè. Sự quan tâm chia sẻ kịp thời của người thân sẽ giúp ích cho sản phụ trong việc giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Việc nói lên câu chuyện gây tổn thương tâm lý sẽ giúp cho quá trình trị liệu phục hồi, nhưng đồng thời cũng kịp thời ngăn ngừa những sự kiện gây sang chấn kéo dàinếu tác nhân gây sang chấn là những người thân trong gia đình như mâu thuẫn với chồng, mẹ chồng….

3.2.2.4. Dịch vụ kết nối, chuyển tuyến

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhân viên công tác xã hội vì không phải mọi công việc trợ giúp cho thân chủ sẽ có thể được thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội. Nhiều lĩnh vực mang tính chuyên sâu phải được thực hiện bởi các nhà chuyên môn mới đảm bảo đạo đức nghề nghiệp của nghề công tác xã hội là đặt lợi ích của thân chủ và gia đình thân chủ lên trên lợi ích cá nhân.

Khi phát hiện sản phụ hay phụ nữ nuôi con nhỏ có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần, như có những biểu hiện của stress sau sang chấn, trầm cảm, lo âu, nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện hay Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng có thể giới thiệu thân chủ đến các nhà trị liệu tâm lý chuyên nghiệp hoặc bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Nhiệm vụ mà nhân viên công tác xã hội cần làm là trả lời các câu hỏi sau để xem mình hiểu biết tới đâu về các nguồn lực, dịch vụ trong cộng đồng trước khi kết nối:

- Hiện tại ở Đà Nẵng đang có những dịch vụ gì dành cho phụ nữ bị sang chấn tâm lý nói riêng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung?

- Những cá nhân, đơn vị nào hiện tại chịu trách nhiệm về giải quyết các vấn đề về chính sách, pháp lý hay đào tạo nghề trong địa phương?

- Năng lực chuyên môn, địa điểm, sự sẵn sàng hỗ trợ, các chi phí cho các gói dịch vụ cung cấp của các cá nhân và cơ sở đó như thế nào?

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, nhân viên công tác xã hội tìm hiểu xem liệu khi có sự cố xảy ra, cách thức liên hệ và mức độ sẵn sàng của các cá nhân, tổ chức này vào cuộc như thế nào? So sánh về tính hiệu quả, mức độ chi phí của các dịch vụ của các cơ sở khác nhau, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những gợi ý và cung cấp đầy đủ thông tin cho thân chủ và gia đình để họ có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.

3.2.2.5. Dịch vụ quản lý ca

Đối với những thân chủ có vấn đề phức tạp, có từ 2 nhu cầu cần trợ giúp trở lên, nhân viên công tác xã hội cần mở hồ sơ quản lý ca theo đúng quy trình và biểu mẫu quy định. Nội dung cụ thể đã được trình bày khá chi tiết ở chương 1.

3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành y tế và lao động-thương binh và xã hội trong việc xây dựng và thực hiện quy trình. Điều đó đòi hỏi ngành lao động- thương binh và xã hội với vai trò quản lý nhà nước về nghề công tác xã hội cần tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế phối hợp thực hiện.

- Đồng thời, với vai trò điều phối kết nối nguồn lực, Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng cần thiết lập mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan và huy động các nguồn lực khác để hỗ trợ khi cần thiết.

- Cần có cơ chế đảm bảo tính chuyên nghiệp của dịch vụ từ toàn diện, đồng bộ cho đến liên tục trong quá trình cung cấp dịch vụ. Điều đó đòi hỏi sự vào cuộc và đầu tư của các ngành liên quan đến chất lượng dịch vụ cụ thể của từng đơn vị trong mạng lưới.

3.3. Biện pháp 3 : Đào tạo nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w