7. Cơ cấu của luận văn
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý
Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát nhận xét của các khách thể nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của 05 yếu tố đã được đề cập ở phần lý luận, đó là cơ chế, chính sách; công tác truyền thông, đặc điểm của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, đặc điểm của nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ và tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý.
Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn khảo sát
STT Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (%) Rất ảnh
hưởng
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng ít
Không ảnh hưởng
1 Cơ chế, chính sách 46.7% 40.8% 6.9% 5.6%
2 Truyền thông 58.9% 30.0% 11.1% 0%
3 Đặc điểm của phụ nữ nuôi
con nhỏ bị sang chấn tâm lý 38.9% 34.3% 8.9% 8.9%
4 Vai trò của nhân viên công
tác xã hội 52.2% 33.4% 10% 4.4%
5 Tính chuyên nghiệp của các
dịch vụ 78.9% 21.1% 0% 0%
Nhìn vào bảng 2.13 ta có thể thấy tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý có ảnh hưởng lớn nhất đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho họ. Cụ thể có đến 78,9% cho rằng rất ảnh hưởng, 21,1% cho rằng có ảnh hưởng. Tiếp đến là hoạt động truyền thông với 58,9% cho rằng rất ảnh hưởng, 30.0% cho rằng ảnh hưởng.
Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý đó là đặc điểm của chính họ với chỉ có 38,9%
cho rằng rất ảnh hưởng và 8,9% cho rằng không ảnh hưởng.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, một số yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn như tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ, các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về dịch vụ này.
Tiểu kết chương 2
Với thực trạng về địa bàn nghiên cứu tại 3 quận trung tâm thuộc thành phố Đà Nẵng và khách thể nghiên cứu của đề tài, đề tài đã nhận định việc tiếp cận và
cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ mang thai đang nuôi con nhỏ tại các địa phương nghiên cứu còn những vấn đề bất cập.
Trong chương 2 đã phản ảnh một cách cụ thể về thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, đồng thời làm sáng tỏ những lý thuyết, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề về dịch vụ công tác xã hội dựa trên các cách tiếp cận mà chương 1 đã đề cập.
Cùng với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thực tại vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài; Chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhóm đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý;
Trước những thực trạng, hạn chế bất cập từ thực tiễn đòi hỏi việc thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý tại 3 quận Hải Châu, Sơn Trà và Thanh Khê cần phải có những giải pháp kịp thời, phù hợp và liên tục. Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đòi hỏi sự đồng bộ, cộng hưởng và vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị ở địa phương nhằm chung tay giúp đỡ phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý phục hồi thể chất, tinh thần, ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ Qua thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý ở 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, chúng ta nhận thấy một bức tranh tổng quát, nhưng khá mờ nhạt. Có thể nói các dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nói chung ở 3 địa bàn trên, thậm chí trên cả phạm vi thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu có thể thấy là bức xúc như hiện nay.
Vì vậy, để có thể phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý nói riêng, tác giả xin đề xuất một số biện pháp cơ bản sau:
3.1. Biện pháp 1 : Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng