CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Phương hướng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [6], [7], [9]
1.3.1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh
Kinh tế thị trường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng không thể chống đỡ được với những thay đổi thị trường nếu doanh nghiệp không có một chiến lược kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện được những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp. Chất lượng của hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao.
1.3.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
a) Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào
Khi tiến hành một quyết định sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt được từ hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quy tắc chung tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cho tới chừng nào doanh thu cận biên (MR) còn vượt quá chi phí cận biên (MC). Trong đó, chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm chi bán thêm một đơn vị sản phẩm. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ kinh doanh, doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình thoả mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ đơn vị sản phẩm thứ i phải bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ i đó: MCKD = MR.
Mặt khác, để sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả nhất, doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí sản xuất kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra: MRPj = MCKDj.
b) Xác định và phân tích điểm hoà vốn
Để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ưu giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào thì đảm bảo hòa vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên
mức đó để mang lại lợi nhuận. Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hòa vốn và phân tích hòa vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí bỏ ra.
Tại điểm hoà vốn, kết quả kinh doanh với loại sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa âm hoặc dương của mức doanh lợi.
Phân tích điểm hoà vốn chính là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hoà vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm. Công thức để xác định điểm hòa vốn:
KD KD HV
AVC P
Q FC
= −
(1.17) Trong đó: QHV : mức sản lượng hoà vốn.
FCKD: chi phí kinh doanh cố định gắn với loại sản phẩm đang nghiên cứu.
AVCKD: chi phí biến đổi bình quân để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
P : giá bán sản phẩm đó.
1.3.3. Phát triển và tạo động lực cho đội ngũ lao động [7]
Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,... Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm. Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần cho người lao động và người lao động sẽ nhận được ngoài tiền lương và thưởng là số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp
gắn người lao động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao động không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Khi giao việc phải xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm; phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường; phải chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn lao động.
1.3.4. Hoàn thiện hoạt động quản trị [5]
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với với sự biến động của mụi trường kinh doanh, phải xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị và phải được quy định rừ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội quy của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cường quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất,... mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất.
1.3.5. Phát triển công nghệ kỹ thuật [7]
Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn, đầu tư đúng hay sai
sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai. Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ trên thị trường.
1.3.6. Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội [4]
Bất cứ một doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau càng chặt chẽ, doanh nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng, doanh nghiệp đó có cơ hội phát triển kinh doanh. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH