CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐỐI VỚI CHI NHÁNH CÔNG TY
3.2 Phân tích môi trường kinh doanh
Để giúp công ty đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh chính xác hiệu quả, ta cần phải phân tích môi trường kinh doanh của công ty. Công ty tham gia 2 thị trường chính là thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
3.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam
Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo xếp hạng của báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (DoingBusiness Report) của Ngân hàng Thế giới, chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2015 là
71
78/189, tụt 6 bậc so với năm 2014, mặc dù Việt Nam đã căn cứ vào các chỉ số này để triển khai hàng loạt những cải cách thời gian qua. Theo phương pháp đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì dữ liệu quốc gia được tổng hợp từ năm 2013 đến giữa năm 2014 để thực hiện đánh giá, xếp hạng cho năm 2015. Như vậy, chỉ số xếp hạng 2015 sẽ không phản ánh nỗ lực chính sách trong năm qua và với độ trễ 2 năm, những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong năm 2014 sẽ chỉ được ghi nhận tại xếp hạng năm 2016. Tuy vậy, kết quả trên cũng cho thấy Chính phủ còn phải tiếp tục và liên tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách lên môi trường kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh truyền thông tới cộng đồng quốc tế về những kết quả đạt được tại Việt Nam. [14]
Thực tế những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 3 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với những biện pháp cụ thể trong ngắn hạn cũng như trung hạn. Đồng thời, Chính chỉ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng, thành lập, giải thể doanh nghiệp, thủ tục đầu tư...Một số kết quả rừ nột trong thời gian qua như:
Đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngay trong năm 2014, đưa số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290 giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm. Bên cạnh đó, với Luật Thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thời gian kê khai thuế sẽ giảm thêm được 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm (thấp hơn mức bình quân 171 giờ/năm của ASEAN-6).
72
Đã rà soát, đơn giản hóa quy trình thủ tục và chính thức triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế, phấn đấu đến năm 2015 thời gian thông quan hàng hóa giảm bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Đã rút gọn quy trình nộp bảo hiểm xã hội, thành lập, giải thể doanh nghiệp và tiếp cận điện năng. Thời gian nộp bảo hiểm xã hội giảm được 100 giờ, từ 335 giờ/năm xuống còn 235 giờ/năm. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp giảm 50%, thời gian giải thể doanh nghiệp xuống còn 180 ngày. Thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày.
Cú thể thấy rừ quyết tõm cải thiện mụi trường kinh doanh của Chớnh phủ trong những chỉ đạo về xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi), hiện đã trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIII.
Tại hai Dự thảo Luật này, nhiều quy định đã được đổi mới, thay thế nhằm mục tiêu biến doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn, qua đó thu hút đầu tư và huy động mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh. Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tiếp tục thuận lợi hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập; quy định DN được tự động giải thể sau 180 ngày kể từ ngày quyết định giải thể; tăng cường các biện pháp bảo vệ cổ đông công ty cổ phần; công nhận doanh nghiệp xã hội; quy định chặt chẽ hơn về quản trị trong DNNN. Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) cũng đã có những điều chỉnh cơ bản hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự thảo được xây dựng với các quy định “thông thoáng” hơn về thủ tục đầu tư, bãi bỏ thủ tục chứng nhận đầu tư, tạo quy trình đơn giản hơn, rút ngắn thời gian cấp phép; xây dựng lại Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh
73
doanh có điều kiện nhằm quán triệt tinh thần “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Những điểm thay đổi căn bản trên sẽ là cơ sở để xác lập hoàn chỉnh quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo tinh thần của Hiến pháp 2013.
Bên cạnh những cải cách pháp lý nêu trên, hạ tầng kỹ thuật nhằm minh bạch hóa thông tin trên thị trường cũng được Chính phủ chỉ đạo thực hiện rất tích cực.
Trong những năm qua, sự ra đời của Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia là điểm sáng của cải cách, đã thực hiện tin học hóa hoàn toàn quy trình, nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, giúp giảm thời gian đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống chỉ còn ba (03) ngày làm việc. Cùng với việc xây dựng Hệ thống, cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là khối thông tin gốc, có giá trị pháp lý của trên 800.000 doanh nghiệp.
Việc lần đầu tiên Việt Nam có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về doanh nghiệp là một thành tựu đáng kể, là bước đầu trong quá trình công khai hóa, minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp trên thị trường, góp phần đảm bảo thực thi quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận thông tin một cách rẻ hơn, cập nhật hơn.
Để đưa khối thông tin doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia với các dịch vụ công cơ bản như: đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, bố cáo điện tử, dịch vụ cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cổng Thông tin còn là nơi đăng tải các tài liệu hỗ trợ về đăng ký doanh nghiệp; các văn bản pháp lý cập nhật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; hệ thống hóa danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho phép người dùng có thể tham khảo trực tiếp về ngành, nghề và các điều kiện kinh doanh. Cổng cũng cho phép người dùng tra cứu tên doanh nghiệp, tìm kiếm những thông tin cơ bản về doanh nghiệp; tham khảo những vướng mắc thường gặp trong đăng ký kinh doanh, v.v…Cho đến nay, Cổng Thông tin đã có gần 14 triệu lượt truy cập và hàng trăm ngàn (100.000) yêu cầu dịch vụ trực tuyến.
Như vậy, có thể nói những cố gắng của Chính phủ Việt Nam thời gian qua là tương đối toàn diện, sâu sát và đã thu được những kết quả đáng kể. Những kết quả
74
này cùng với sự nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp sẽ luôn là động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chỉ với một cộng đồng năng động, mới có cơ sở để xây dựng môi trường kinh doanh năng động, phát triển.
3.2.1.1 Môi trường Kinh tế
Năm 2014, kinh tế thế giới có bước tăng trưởng và có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, tuy nhiên còn nhiều biến động phức tạp. Sự phục hồi khu vực đồng tiền chung châu Âu đặc biệt các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi nợ công vẫn còn mờ nhạt. Sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều, nguy cơ rủi ro tài chính cao. Trong đó có thể kể đến sự khó khăn về tài chính của Nhật Bản- một trong những đầu tàu kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các vấn đề nội tại vẫn chưa được giải quyết như hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, nợ xấu, khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản…
Đối với tình hình kinh tế trong nước, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD.
Như vậy năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.9% cao hơn năm 2013 (5,42%).
Chỉ số CPI năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%, có mức tăng thấp trong 10 năm vừa qua. Chỉ số CPI tăng thấp do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, chính sách kinh tế có phần thắt chặt tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, việc làm, thu ngân sách, nợ xấu, tăng trưởng, làm giảm tổng cầu.
Như vậy có thể thấy rằng bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 đã có sự khởi sắc. Lần đầu tiên kể từ năm 2011 tốc độ tăng trưởng không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch. Lạm phát thấp không dẫn đến tăng trưởng thấp mà là dấu hiệu tốt tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ trong năm 2015.
Tuy nhiên, bài toán kinh tế vẫn còn nhiều vẫn đề cần giải quyết, đó là nghịch lý của sự tăng trưởng. Dù nhìn chung nền kinh tế có mức tăng trưởng khả quan
75
nhưng còn chưa ổn định, sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước có sự chênh lệch lớn. Thêm vào đó khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu cao hơn năm trước thì khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu cao hơn năm 2013. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 28,9 tỷ USD . Có thể thấy việc giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc là một vấn đề được quan tâm trong nhiều phiên thảo luận tại nghị trường trong hai kỳ họp Quốc hội năm 2014.
3.2.1.2 Môi trường Pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị ổn định nhất trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các nhà đầu tư các doanh nghiệp yên tâm phát triển.
Tuy nhiên các quy định pháp luật Việt Nam còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa cỏc bộ luật dẫn đến thiếu minh bạch rừ ràng, nhất là cỏc quy định liờn quan đến hồ sơ xin cấp đất, thuê đất,…Thủ tục hành chính còn rườm rà gây tốn kém thời gian và chi phí.
Việt Nam đang hội nhập WTO, dự kiến đến năm 2018 thuế xuất nhập của các sản phẩm từ ASEAN vào Việt Nam sẽ về mức 0 %. Có thể thấy thuế xuất nhập khẩu đã đi tiên phong, làm người dẫn đường cho lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Việc giảm thuế xuất nhập khẩu khiến giá các yếu tố nguyên liệu đầu vào giảm giúp doanh nghiệp có thể giảm giá thành của sản phẩm cũng như dễ dàng đưa sản phẩm ra thị trường thế giới.
3.2.1.3 Môi trường công nghệ
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia có nền công nghệ còn lạc hậu. Việc này trở thành nhược điểm cũng như khiến nền kinh tế Việt Nam chậm phát triển hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu sự đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại dẫn đến sản phẩm sản xuất chưa đồng đều chất lượng chưa ổn định, năng suất thấp giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
76
Việt Nam đứng nửa cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan trọng như: Chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ hiện đại,… Khi hội nhập ngày càng sâu và rộng, với trình độ hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam nếu không chịu đổi mới bắt kịp xu thế sẽ giảm sức cạnh tranh và bị đè bẹp trên thị trường.
3.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế
Báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2015” do Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/2014 dự đoán kinh tế thế giới năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 3,1% và 3,3%, sau khi tính toán tăng khoảng 2,6% vào năm 2014. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hai năm tới là 7% và 6,8%. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là lực thúc đẩy quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Kinh tế của các nước phát triển sẽ tiếp tục thể hiện sự khác biệt: Kinh tế Mỹ năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 2,8% và 3,1%. Triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) không thật lạc quan, nhiều nước Eurozone đang lơ lửng bên bờ suy thoái, động lực đối với Nhật Bản do chính sách nới lỏng tiền tệ của “Học thuyết kinh tế Abenomics” mang lại đang dần biến mất.
Báo cáo cho rằng tình hình kinh tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi đó cú những thay đổi rừ rệt trong năm 2014: Kinh tế của khu vực Mỹ Latinh, Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập giảm tốc nhanh; tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc có phần chậm lại, kinh tế khu vực Nam Á với đại diện là Ấn Độ xuất hiện xu thế tăng lên; kinh tế khu vực châu Phi về tổng thể sẽ duy trì động lực tăng trưởng, lần lượt đạt 4,6% và 4,9% vào năm 2015 và năm 2016. Đông Á vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, kinh tế khu vực này sẽ duy trì xu thế tiêu dùng mạnh trong cư dân, xuất khẩu cũng sẽ có phần cải thiện. Dự báo năm 2015 và năm 2016, kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng ở mức 6%.
77
3.2.2.1 Kinh tế châu Á
Năm 2015 khu vực châu Á sẽ chịu ảnh hưởng toàn diện của cục diện kinh tế thế giới. Mức tăng trưởng GDP cả năm của khu vực này là 6,2%, cao hơn một chút so với 6% của năm 2014. Điều tưởng khiến thương mại châu Á được lợi là kinh tế Mỹ (GDP dự tính tăng trưởng 3,5%), nhưng Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng yếu ớt (0,8%) cũng như xu thế tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại (7%) có thể làm triệt tiêu hầu hết các lợi ích. Năm 2015 nhiều nước sẽ có biểu hiện tốt lên, Ấn Độ và Indonesia có hy vọng gặt hái được một số lợi ích từ biện pháp cải cách tài chính, tiền tệ và cấu trúc mạnh mẽ được thực thi trong mấy năm gần đây cũng như lòng tin của nhà đầu tư đối với chính phủ mới. Thái Lan sẽ tìm cách quay lại dân chủ, trước đó thì chính quyền quân sự sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng.
Trung Quốc sẽ đứng trước một số nhiệm vụ chủ yếu bao gồm cải thiện việc quản lý các công ty, đối phó với sự sụp đổ của thị trường bất động sản và các ảnh hưởng liên quan, nâng cao mức độ an sinh xã hội để ủng hộ tiêu dùng, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thị trường tài chính…
Hội nghị kinh tế trung ương Trung Quốc tổ chức tháng 11/2014 đã tiến hành tổng kết công tác kinh tế của Trung Quốc năm 2014 và đưa ra bố trí công tác cho năm 2015. Giới bên ngoài dự đoán mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2015 sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 7%. Từ tình hình Hội nghị công tác kinh tế trung ương lần này cho thấy khả năng này rất lớn. Năm 2015 có lẽ sẽ không duy trì mục tiêu tăng trưởng như mong đợi 7,5%. Đối với một Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng cao trong nhiều năm thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 1990 tới nay.
Tăng trưởng chậm lại phù hợp với chiến lược của Chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ đầu tư sang lấy tiêu dùng làm chủ đạo. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DZ (Đức) Stefan Bielmeier cho rằng Trung Quốc vẫn cần hai đến ba năm nữa, nhưng ông tin chắc Trung Quốc chuyển đổi mô hình thành công. Theo chuyên gia kinh tế này, ưu thế lớn nhất của Trung Quốc là nguồn dự trữ ngoại tệ của nước này: “Đây là một nhân tố ổn định rất mạnh mẽ, nếu