Đánh giá hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại công ty CP chứng khoán dầu khí (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ

2.3. Đánh giá hoạt động lưu ký chứng khoán tại PV Securities

Công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí được thành lập theo giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 26//UBCK-GPHĐKD ngày 19/12/2006 của UBCKNN và đã chính thức đi vào hoạt động từ giữa tháng 3 năm 2007. Sau hơn 1 năm xây dựng và hoạt động, dù gặp phải khá nhiều khó khăn nhưng hoạt động của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

2.3.1.Kết quả đạt được.

Do là một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên PV Securities nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo Tập đoàn và từ phía lãnh đạo các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trong năm 2007 đã diễn ra những cuộc IPO lớn nhất từ trước tới nay đó là IPO của công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (tháng 5/2007), công ty Tài chính Dầu khí ( 10/2007) và ngân hàng ngoại thương Việt Nam (cuối tháng 12/2007)…Từ phía công ty, PV Secuirities có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trẻ trung, có trình độ, được đào tạo bài bản và nhiệt tình với công việc. Ở bên trên, chúng ta đã biết sơ qua về kết quả hoạt động kinh doanh của PV Securities, ở phần này chủ yếu đi vào phân tích kết quả đạt được của bộ phận LKCK của PV Securities.

2.3.1.1.Kết quả đạt được của hoạt động LKCK so với các các hoạt động khác.

Để so sánh được kết quả đã đạt được của hoạt động LKCK so với các hoạt động khác trong công ty, ta có thể xem số liệu kết quả doanh thu của các bộ phận trong các quý của năm 2007 trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Doanh thu của các hoạt động của PV Securities.

Đơn vị: VNĐ

STT Chỉ tiêu 6 tháng đầu

năm Quý III Quý IV

1 Tổng doanh thu 5,662,155,938 15,282,901,849 32,254,522,386 2 DT từ hoạt động MG và LKCK 1,129,738,216 1,695,517,658 7,117,851,764 3 DT từ hoạt động TDCK 2,350,511,600 12,747,872,800 19,275,151,200 4 DT từ hoạt động tư vấn và BLPH 75,000,000 235,817,000 404,000,000 5 DT về vốn kinh doanh 2,106,096,122 1,523,336,091 4,387,649,422

6 Thu từ lãi đầu tư 81,168,300 69,870,000

Nguồn: PV Securities.

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của phòng môi giới – Lưu ký chiếm một tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu trong từng kỳ tính toán và so với doanh thu cả các bộ phận khác. Để dễ so sánh, ta có thể quy đổi ra phần trăm và vẽ biểu đồ hình tròn như sau:

Biểu đồ số 1: TTCKỷ lệ doanh thu giữa các bộ phận của PV Securities.

Đơn vị: % (đã làm tròn)

Nguồn: chiết suất từ số liệu doanh thu 6 tháng đầu năm ở bảng 2.

Chú thích: Series1 đến Series5 theo chiều từ dưới lên trên.

Series1: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động MG và LK Series 2: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động TDCK

Series 3: Tỷ lệ doanh thu của hoạt động Tư vấn và BLPH Series 4: Tỷ lệ doanh thu về vốn kinh doanh

Series 5: Tỷ lệ doanh thu từ lãi đầu tư.

Biểu đồ số 1: Tỷ lệ doanh thu giữa các hoạt động.

Từ biểu đồ này ta có thể thấy rằng doanh thu của phòng MG và Lưu ký chiếm đến 20% doanh thu 6 tháng đầu năm của toàn công ty tương đương với hơn 1.1 tỷ đồng, chỉ đứng sau hoạt động TDCK và thu từ vốn đầu tư. Sang quý III con số này là 11% và 17% ở quý IV tương đương với gần 1.7 tỷ của quý III và hơn 7.1 tỷ ở quý IV. Sở dĩ như vậy là do 6 tháng đầu năm là thời gian công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động, chưa ổn định về mọi hoạt động, sang các quý sau các hoạt động đã ổn định hơn, các hoạt động đã bắt đầu có hiệu quả và ngày càng cao. Điều này được chứng tỏ bằng con số doanh thu của chính bộ phận MG và LK, tăng từ 1.1 tỷ của cả 6 tháng đầu năm lên 7.1 tỷ chỉ của quý IV. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ nhân viên phòng MG và LK của PV Securities.

2.3.1.2. So sánh kết quả đạt được giữa các phần trong bộ phận lưu ký.

Ta có thể thấy rằng riêng hoạt động lưu ký chứng khoán sẽ không mang lại doanh thu cho bộ phận lưu ký mà chỉ có các hoạt động như quản lý sổ cổ đông, chuyển nhượng, phong tỏa là mang lại doanh thu cho bộ phận lưu ký.

Hoạt động Quản lý sổ cổ đông:

Do là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên khách hàng của bộ phận quản lý sổ cổ đông chủ yếu là các công ty khác của tập đoàn. Hiện nay PV Securities đã và đang thực hiện quản lý sổ cổ đông cho 17 CTCP như CTCP Nhơn Trạch 2, Du lịch Phương Đông với mức phí 40 triệu đồng một hợp đồng.

Một số công ty mà PV Securities thực hiện quản lý sổ cổ đông với mức phí 30 triệu đồng một hợp đồng như: CTCP Sông Đà Việt Đức, CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An, PV Gas North, PV Gas South, Petronaco, CTCP cảng Đình Vũ…Ngoài ra có một số công ty khác với mức phí tùy theo từng hợp đồng như: CTCP Tản Viên, Công ty Tài chính Dầu khí – PVFC…

Với lương khách hàng như vậy thì lượng doanh thu do bộ phận này mang lại khoảng xấp xỉ 400 triệu đồng, chiếm khoảng 10.7% doanh thu của hoạt động lưu ký.

Hoạt động chuyển nhượng và phong tỏa: chiếm khoảng 89.3% doanh thu còn lại của bộ phận lưu ký với mức phí chuyển nhượng là 5% giá trị chứng khoán chuyển nhượng và mức thấp nhất là 100 000đồng một bộ chuyển nhượng. Còn phí phong tỏa, giải tỏa thì tùy theo giái trị của từng hợp đồng để tính phí.

Về hoạt động lưu ký chứng khoán: Tuy không mang lại doanh thu cho bộ phận Lưu ký song hoạt động này cũng có một thành tích đáng kể. Với thời gian lưu ký nhanh thì PV Securities đã tiến hành lưu ký được 831.119 cổ phần cũ và 735.315 cổ phần mới của công ty Bảo hiểm Dầu Khí. Bên cạnh đó có thực hiện lưu ký để cho các CTCP giao dịch trên sàn như:

781.961 cổ phần của công ty Vận tải Dầu khí, 1.475.482 cổ phần của công ty Đạm Phú Mỹ…

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1.Hạn chế.

Tuy trong thời gian một năm hoạt động vừa qua bộ phận lưu ký nói riêng cũng như các bộ phận khác của toàn công ty nói chung đã đạt được những thành tích đáng khích lệ song không thể tránh khỏi một số hạn chế như:

Đã xây dựng các quy trình cho các hoạt động song vẫn còn một số thiếu sót gây ra khúc mắc trong hoạt động

Về nhân sự, tuy có đội ngũ nhân sự trẻ trung nhiệt tình, có trình độ song đội ngũ này chưa đủ để ứng cho công việc, dẫn đến không chuyên môn hóa trong công việc.

Lượng khách hàng trong thời gian hoạt động vừa qua chưa nhiều và chủ yếu là các công ty thành viên của tập đoàn Dầu khí, hầu như không có khách hàng bên ngoài, đặc biệt là các tổ chức lớn.

Chưa xây dựng được phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh nên thị phần vẫn còn nhỏ hẹp, làm giảm sức cạnh tranh với các CTCK khác trên thị trường.

2.3.2.2.Nguyên nhân:

Việc còn tồn tại các hạn chế như trên chủ yếu là do một số các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Nguyên nhân chủ quan: Do công ty mới thành lập trong thời gian ngắn là một năm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình lãnh đạo cũng như vận hành các hoạt động trong công ty, đội ngũ nhân sự còn thiếu, chưa đồng bộ. Công nghệ mới chưa được triển khai gây khó khăn cho mọi hoạt động nghiệp vụ trong công ty. Bên cạnh đó là diện tích sàn giao dịch cũng như diện tích làm việc còn nhỏ cũng gây khó khăn đáng kể cho khách hàng đến LKCK, đặc biệt là trong thời điểm thị trường nóng.

Nguyên nhân khách quan: Năm 2007 là năm đầy biến động của TTCK Việt Nam với biểu hiện của chỉ số VN Index tăng trưởng chậm vì phải gánh chịu những hậu quả do việc tăng quá nóng của TTCK diễn ra vào cuối năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007. Những hậu quả có thể kể đến là việc thị trường điều chỉnh giảm trong một thời gian dài (từ tháng 3 đến tháng 12) để tìm về giá trị thật của nó, điều đó đã tác động tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư, đó là việc giảm lượng tiền do một phần tiền đang nằm ở các cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã mua với giá cao tại thời điểm thị trường tăng nóng, một phần khác là do ảnh hưởng của chị thị 03 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định hạn mức cho vay đối với đầu tư chứng khoán của

các ngân hàng thương mại. Những yếu tố này làm cho hầu hết các hoạt động kinh doanh của các CTCK trong đó có PV Secuirities bị đình trệ. Đối với thế giới, năm 2007 cũng là năm đầy biến động của thị trường tài chính thế giới với các cuộc khủng hoảng tín dụng tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu âu và Châu Á.

Mặc dù trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8.5% nhưng tỷ lệ lạm phát cao (12.632%) cũng đang là vấn đề cần báo động của nền kinh tế. lạm phát cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, việc đầu tư chứng khoán cũng đang bị cạnh tranh bởi các kênh đầu tư khác như vàng và bất động sản.

Tất cả các nguyên nhân trên đều góp phần làm hạn chế các hoạt động của công ty nói chung cũng như hoạt động LKCK nói riêng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LƯU KÝ CHỨNG

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại công ty CP chứng khoán dầu khí (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w