Quy trình phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHĐTPT (BIDV) việt nam chi nhánh đông đô (Trang 36 - 43)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

2.2. Thực trạng phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

2.2.1. Quy trình phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Phân tích tài chính của khách hàng là một phần không thể thiếu trong cả quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam -Chi nhánh Đông Đô. Quy trình phân tích tài chính khách hàng được quy định

cụ thể trong Sổ tay tín dụng- Tiểu đề tài chính sách khách hàng của Ngân hàng ĐT &PT Việt Nam và được hướng dẫn thực hiện theo các quyết định:

- Quyết định số 5645 QĐ/TDDV2 ngày 31/12/2003 - Quyết định số 2090 QĐ/TDDV3 ngày 26/4/2005

Trên cơ sở đó, Ban tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh “Đề cương đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp”. Đây là một công trình khoa học thực sự hữu dụng trong quá trình đánh giá tình hình doanh nghiệp được coi như một thành tựu nổi bật trong công tác hoàn thiện quy trình tín dụng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - Lĩnh vực thi công xây lắp - Lĩnh vực thương mại dịch vụ

Quy trình cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp trong đầu tư vốn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô như sau:

Bước 1: Thu thập BCTC của doanh nghiệp

- Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ tài chính:

Các BCTC hợp lệ, hợp pháp là bản chính hoặc bản phô tô có đóng dấu và xác nhận “sao y bản chính” của đơn vị phát hành. Các số liệu trên bảng CĐKT phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các BCTC khác.

- Kiểm tra tính đầy đủ của BCTC

Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng là BCTC của doanh nghiệp trong ít nhất hai năm liên tiếp gần nhất. Gồm có:

. Bảng cân đối kế toán

. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có)

. Thuyết minh báo cáo tài chính

Bước 2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng.

Cán bộ tín dụng sẽ dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá toàn diện và đánh giá từng khoản mục phản ánh khả năng tài chính của khách hàng.

Trước tiên, cán bộ tín dụng tiến hành tái cấu trúc lại các bảng BCTC theo đánh giá của ngân hàng, từ các bảng này sẽ tiến hành phân tích như sau:

- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để đánh giá quy mô, xu hướng hoạt động cũng như chất lượng tài sản Có của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn vốn để đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản và sự chủ động, ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong đó đặc biệt chú ý đến các khoản mục:

. Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

. Tình trạng các khoản phải thu, khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu.

. Tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn, so sánh với kỳ trước để đánh giá được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán các khoản phải trả với các bạn hàng, tính ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn nào?

Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Chi nhánh Đông Đô sử dụng 14 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm như sau:

Các chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện hành 2. Khả năng thanh toán nhanh 3. Khả năng thanh toán tức thời

Các chỉ tiêu hoạt động 4. Vòng quay hàng tồn kho 5. Vòng quay các khoản phải thu 6. Vòng quay vốn lưu động

7. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu cân nợ

8. Tổng nợ phải trả/tổng tài sản 9. Nợ dài hạn/Vốn CSH

Các chỉ tiêu thu nhập

10.Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

11.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh /Doanh thu thuần 12. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân

13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân 14. EBIT/Chi phí lãi vay

Sau khi tính toán, thông qua việc so sánh các chỉ số, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá những thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phân tích nguyên nhân của thay đổi đó và ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 4: Phân tích dòng tiền

Nếu doanh nghiệp có lập và gửi báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì ngân hàng sẽ tiến hành phân tích theo những nội dung sau đây:

- Phân tích cơ cấu dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền vào từ hoạt động nào là chủ yếu.

- Phân tích cơ cấu dòng tiền ra trong tổng dòng tiền ra, so sánh với năm

trước để xác định dòng tiền ra từ hoạt động nào là chủ yếu.

- Phân tích cân đối dòng tiền vào ra từ các hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá xu hướng đầu tư của doanh nghiệp.

- Từ kết quả phân tích đánh giá đó, cán bộ ngân hàng tiến hành lập dự báo dòng tiền năm tiếp theo.

Bước 5: Đánh giá quan hệ của doanh nghiệp tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.

- Đánh giá về uy tín trong quan hệ vay trả

- Đánh giá về mức độ ưu đãi mà Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác đang dành cho doanh nghiệp

- Đánh giá về tiềm năng lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại cho Ngân hàng

- Đánh giá về các nhân tố quyết định sự lựa chọn của doanh nghiệp về ngân hàng giao dịch. Trường hợp khách hàng chuyển vay từ ngân hàng khác sang Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thì phải tìm hiểu nguyên nhân.

Thông tin về tình hình vay nợ tín dụng của doanh nghiệp được khai thác từ các nguồn như:

. BCTC của doanh nghiệp

. Với các khoản vay của doanh nghiệp tại các chi nhánh khác trong hệ thống, chi nhánh có thể liên hệ trực tiếp hoặc thông qua trang web nội bộ của hệ thống. Với các khoản vay của doanh nghiệp tại các TCTD khác, ngân hàng có thể tìm hiểu thông tin thông qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC hoặc yêu cầu xác nhận nợ từ các TCTD có liên quan.

Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm:

Hiện nay trong quá trình phân tích ngân hàng BIDV còn chú trọng một số thông tin phi tài chính khác như : Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ ,Các nhân tố bên ngoài ,Các đặc điểm

hoạt động khác.

Kết quả phân tích tình hình tài chính sẽ được kết hợp với kết quả thẩm định tài sản đảm bảo, kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá tính khả thi của dự án hay phương án kinh doanh trên nền kinh tế thị trường nói chung và ngành kinh doanh nói riêng để cán bộ tín dụng có kết quả đánh giá cuối cùng. Hiên nay Ngân hành BIDV đã có phân mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng trong việc xếp loại khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá xếp loại khách hàng theo phương pháp nội bộ của BIDV băng cách nhập toàn bộ các chi tiêu tài chính cũng như các chỉ tiêu phi tài chính vào mạng máy tính nội bộ của ngân hàng và phần mềm tính điểm sẽ tự động xếp hạng khách hàng theo các mức như sau :

Chính sách tín dụng áp dụng đối với từng nhóm khách hàng

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất.

Khả năng hoàn khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA Khách hàng xếp hạng AA có năng lực không kém nhiều so với khách hàng đươc xếp loại AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạnh này là rất tốt.

3 A Khách hàng xếp loại A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

4 BBB Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều

kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

5 BB Khách hàng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh donh,tài chính và kinh tế bất lợi, Các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6 B Khách hàng xếp loại B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên,hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh ,tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

7 CCC Khach hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế.

Trong trường hợp các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả nợ.

8 CC Khách hàng CC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ.

9 C Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

10 D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mấy khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra, không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Bớc 7: Đề xuất:

1. Mức độ cung cấp tín dụng dịch vụ trong năm tới 2. Điều kiện tín dụng bảo lãnh.

3. Phơng pháp quản lý tín dụng nên áp dụng 4. Các chính sách tín dụng nên áp dụng

5. Các đề xuất khác.

Có thể nhận thấy quy trình phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đông Đô nói riêng là một quy trình thống nhất và khoa học, giúp cán bộ tín dụng có một cái nhìn khái quát và toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó có thể ra quyết định đầu t đúng đắn.

2.2.2. Thực trạng chất lượng phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHĐTPT (BIDV) việt nam chi nhánh đông đô (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w