Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHĐTPT (BIDV) việt nam chi nhánh đông đô (Trang 63 - 68)

PT VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.2 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

Tuy quá trình phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được một số thành công nhất định nhưng qua xem xét thực tế, công tác phân tích còn có một số vấn đề tồn tại như sau:

Thứ nhất: Bộ hồ sơ tài chính của doanh nghiệp chưa đầy đủ gây khó khăn cho việc phân tích tài chính.

Hiện nay, ngân hàng chỉ yêu cầu cung cấp BCTC của 2 năm liên tiếp gần nhất mà số liệu của 2 năm hầu như chỉ mang ý nghĩa thống kê không thể nói lên xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã có tài liệu hướng dẫn cụ thể phương pháp cũng như vai trò quan trọng của phân tích dòng tiền nhưng không bắt buộc doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên cán bộ tín dụng chỉ có thể tiến hành phân tích dòng tiền với các doanh nghiệp có lập báo cáo. Trên thực tế, do báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt buộc nên cả với các doanh nghiệp có lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì việc phân tích dòng tiền cũng không được đánh giá đúng mức, việc phân tích rất sơ sài, thậm chí có thể bị bỏ qua.

Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phương Bắc, công ty đã cung cấp cho ngân hàng BCTC của 3 năm nhưng không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chính vì thế cán bộ tín dụng không tiến hành phân tích dòng tiền của doanh nghiệp

Thứ hai: Về quy trình và phương pháp phân tích chưa thật sự được cập

nhập những phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất.

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam lựa chọn mô hình phân tích tài chính cổ điển tức là kết quả phân tích hoàn toàn phụ thuộc vào dữ liệu được dùng để tính toán mà các dữ liệu này do khách hàng xin vay vốn lập lên nên có thể các thông tin này không thực sự chính xác. Ngân hàng chưa yêu cầu các khách hàng phải tiến hành kiểm toán các BCTC trước khi đến với ngân hàng mà khách hàng tự chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình mang đến, điều đó có nghĩa là tính chính xác và độ tin cậy của BCTC phụ thuộc vào sự trung thực của khách hàng. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp lập các BCTC khác nhau để cung cấp cho các đối tượng khác nhau phù hợp với mục đích riêng của doanh nghiệp. Ngay cả với các doanh nghiệp lập BCTC trung thực, thì khi nhận được số liệu con số đã không còn cập nhật ít nhất là vài tháng, đó là chưa kể đến các doanh nghiệp có kỳ luân chuyển vốn không trùng với kỳ kế toán nên BCTC không phản ánh được toàn diện theo mong muốn của ngân hàng. Những doanh nghiệp này không nộp BCTC đúng hạn hoặc nếu có nộp thì chất lượng chỉ tiêu tài chính cũng rất thấp, các hệ số như khoản phải thu nhiều, rất khó xếp loại một cách chính xác.

Khi cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng hay xuống điều tra tại cơ sở thì chỉ tập trung nghiên cứu về dự án đầu tư hay phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo, việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính của khách hàng không được coi trọng. Các thông tin trên hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng CIC rất thiếu và hầu như chỉ cung cấp được số dư nợ và thời hạn cho vay của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác mà không phản ánh được chất lượng các khoản tín dụng đó.

Cỏn bộ tớn dụng cũng khụng theo dừi đầy đủ diễn biến của cỏc khoản vay như thời hạn vay, điều chỉnh nợ, gia hạn nợ, sự thay đổi của giá trị bảo đảm tiền vay, mà chủ yếu phụ thuộc vào số liệu kế toán. Hiện nay ngân hàng

quy định các khách hàng phải nộp BCTC hàng năm cho cán bộ trực tiếp theo dừi khoản vay và chi nhỏnh phải phõn tớch đỏnh giỏ xếp loại tớn dụng và tổng hợp kết quả phân tích quyết toán tài chính năm trước của khách hàng nộp cho ban tín dụng (Hội sở chính) trước ngày 15/7 hàng năm. Nhưng trên thực tế, việc phân tích sau khi cho vay rất sơ sài và gần như chỉ để phục vụ cho việc cho điểm và xếp loại tín dụng. Do vậy việc đánh giá phân loại nợ thiếu tính kịp thời, làm giảm khả năng giám sát việc hoàn trả nợ, không phát hiện những dấu hiệu xấu đi trong hoạt động của khách hàng

Mặc dù các cán bộ tín dụng đã đưa ra được những biến động lên xuống của cá chỉ tiêu nhưng đánh giá đó không được so sánh với những doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực có cùng quy mô mà chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu trung bình ngành do Hội sở chính cung cấp. Việc so sánh nhằm tìm ra xu hướng của chỉ tiêu theo thời gian còn yếu.

Trong quy trình đánh giá tín dụng hiện nay của Chi nhánh còn có nhiều sự chồng chéo, có nhiều chỉ tiêu được đưa ra trùng lặp không cần thiết mà điển hình là chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn và chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính.

Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phương Bắc, cán bộ tín dụng trong khi phân tích đánh giá chung đã tiến hành phân tích cơ cấu vốn, chỉ tiêu này sau đó lại được sử dụng lại trong phần đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng. Việc đánh giá lặp lại, chồng chéo giữa các chỉ tiêu có thể gây ra sự lúng túng không cần thiết cho các cán bộ ngân hàng. Mặt khác, ta có thể nhận thấy so sánh tương quan ngành mà cán bộ tín dụng sử dụng ở đây đơn thuần chỉ là việc so sánh chỉ tiêu tài chính của Phương Bắc với bảng tiêu chuẩn đánh gía nhằm mục tiêu tính điểm và xếp loại tín dụng, không chỉ ra được xu hướng và sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu.

Thứ ba: việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính chưa đầy đủ và còn sơ sài.

Trên thực tế, cán bộ tín dụng chỉ tính toán các hệ số tài chính để phục vụ cho việc tính điểm và xếp hạng tín dụng. Nhiều các bộ tín dụng đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng của công tác phân tích, chỉ chú trọng đến phân tích hiệu quả dự án hay phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo. Vì thế công tác phân tích không đánh giá hoặc đánh giá sơ sài các chỉ tiêu. Một số chỉ tiêu như thuế và các khoản phải nộp nhà nước hay chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát không được cán bộ tín dụng phân tích trong khi đây là những hệ số quan trọng phản ánh sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số nội dung cần thiết và qua trọng khác như phân tích điểm hoà vốn, vốn lưu động dòng của doanh nghiệp không được ngân hàng tiến hành phân tích. Đây là những chỉ tiêu phản ánh sự an toàn về doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công tác thẩm định tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phương Bắc đã chứng minh điều đó. Thực tế cán bộ tín dụng chỉ tính toán các hệ số phục vụ cho hoạt động chấm điểm và xếp loại tín dụng. Các hệ số khác như nguồn vốn lưu động xuyên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước không được tính toán đến. Việc đánh giá nhận xét về tình hình tài chính của công ty còn sơ sài, mà điển hình là các nhóm hệ số về khả năng sinh lời, hệ số tự tài trợ. Ngân hàng cũng không tiến hành phân tích điểm hoà vốn của công ty Phương Bắc nên không thể đánh giá được sự an toàn về doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu xét dưới góc độ tài chính.

Nguyên nhân chính của những tồn tại trên - Từ phía doanh nghiệp:

Thông tin tài chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác

phân tích TCDN trong ngân hàng. Những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu được thu thập qua các BCTC Do doanh nghiệp chưa nộp đủ BCTC hoặc BCTC của doanh nghiệp không mang tính đồng bộ. Hiện tượng doanh nghiệp cố tình che giấu hay thay đổi các thông tin trên BCTC để tạo ấn tượng tốt với ngân hàng xảy ra khá phổ biến vì thế cán bộ tín dụng không có đủ dữ liệu có chất lượng để đánh giá.

- Từ phía ngân hàng:

Hạn chế về trình độ nghiệm vụ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân khiến cho quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, hầu hết các cán bộ chưa coi trọng đúng mức công tác này, quyết định tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng dự án và chất lượng tài sản đảm bảo. Cho đến nay chi nhánh vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về phân tích TCDN cũng như việc nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, để tư vấn cho các cán bộ tín dụng.

Chuẩn mực kế toán mới có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ ngày 30/3/2005. Trong đó sự thay đổi lớn nhất là sự phân biệt rừ ràng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cỏc hệ số như hệ số thanh toỏn ngắn hạn, vũng quay cỏc khoản phải thu… đều thay đổi cỏch tớnh thể hiện rừ ràng khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhưng đến nay Chi nhánh vẫn chưa áp dụng chuẩn mực mới này trong phân tích.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô ta có thể nhận thấy công tác phân tích tình hình TCDN tại Chi nhánh tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích TCDN trong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng NHĐTPT (BIDV) việt nam chi nhánh đông đô (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w