Nội dung thẩm định khách hàng trong hoạt động TDTTXNK của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 22 - 25)

1.3. Thẩm định khách hàng trong hoạt động TDTTXNK của NHTM 1. Khái niệm và mục tiêu thẩm định khách hàng trong hoạt động

1.3.4. Nội dung thẩm định khách hàng trong hoạt động TDTTXNK của NHTM

Nhiều yếu tố được các nhân viên tín dụng xem xét khi phân tích một yêu cầu vay tiền. Trong đó, yếu tố về khả năng và ý muốn hoàn trả nợ vay, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng là quan trọng nhất, cần phải được cán bộ tín dụng thẩm định.

1.3.4.1. Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng

Các ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng hoàn trả của người vay mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của họ khi đi vay. Khi doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn, ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn. Trong hồ sơ vay vốn, khách hàng phải nộp một số giấy tờ cần thiết chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành

nghề còn hiệu lực, biên bản góp vốn pháp định, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông... Từ những thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ xác minh lại tính chính xác, đầy đủ của thông tin, từ đó xét xem khách hàng có đủ năng lực pháp lý không.

1.3.4.2. Uy tín của khách hàng

Uy tín của khách hàng không chỉ là sự sẵn lòng trả nợ mà còn phản ánh ý muốn kiên quyết nhằm thực hiện tất cả các giao ước trong các điều khoản của hợp đồng. Một người có tư chất thường có các đức tính như thật thà, liêm chính, siêng năng và đức hạnh nhưng uy tín là một điều khó đánh giá được.

Hoàn toàn có khả năng là một người không có tất cả các phẩm chất này nhưng vẫn muốn hoàn trả các món nợ. Uy tín quan trọng nhất của tín dụng là tính thật thà và liêm chính của một con người và cũng quan trọng khi thực hiện việc cho vay đối với các hãng kinh doanh hoặc cá nhân. Hồ sơ quá khứ của một người xin vay trong việc thực hiện các hợp đồng của họ thường có giá trị khi đánh giá uy tín về tín dụng. Tuy nhiên đôi khi việc đánh giá một người chủ yếu là phán đoán chứ không thể hiện trên cơ sở các thông tin thực tế đầy đủ.

1.3.4.3. Khả năng tạo ra lợi tức

Nếu khoản vay được trả từ lợi nhuận thì điều quan trọng là phải đánh giá được khả năng của người vay trong kinh doanh nhằm kiếm đủ số lời để trả nợ. Một số khoản vay được thực hiện với hy vọng việc hoàn trả từ việc bán các tài sản, từ khoản vay khác, hoặc từ việc phát hành cổ phần. Tuy nhiên, nguồn chi trả chính đối với hầu hết các khoản cho vay là khả năng kiếm lợi của người vay.

Đối với một hãng kinh doanh, việc tạo ra lợi tức tuỳ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng hàng bán, giá bán, giá thành và chi phí.

Những yếu tố này bao gồm địa điểm của hãng, chất lượng hàng hoá, tính hữu hiệu của quảng cáo, khả năng cạnh tranh, phẩm chất của lực lượng lao động, khả năng khai thác, giá thành của nguyên liệu và chất lượng quản lý. Để đánh giá được khả năng tạo ra được lợi tức của khách hàng, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải nộp một số tài liệu liên quan như: Bảng cân đối kế toán trong 3 năm gần nhất (nếu có đủ), báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm gần nhất, báo cáo kiểm toán (nếu có), kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian tới...

Sau khi xem xét tài liệu do khách hàng cung cấp và đi khảo sát thực tế ở doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây. Đồng thời, cán bộ thẩm định cũng phải phân tích về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng qua các năm để từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần tìm hiểu nguyên nhân tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận qua các năm, nắm được chính sách phân phối sản phẩm, phương thức thanh toán, khối lượng hàng tồn kho, thị trường tiêu thụ sản phẩm để đánh giá được đúng thực tế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần phải phân tích những biến động và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp

1.3.3.4. Đánh giá tài sản của khách hàng

Các doanh nghiệp đều có bảng cân đối kế toán, trong đó, phần tài sản phản ánh giá trị tài sản tại một thời điểm hoặc kết dư trung bình trong một thời kỳ. Các thông tin về tài sản cho thấy quy mô, khả năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Tài sản của khách hàng luôn

được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng sinh lời và thường là một trong những yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà ngân hàng sẵn lòng cho khách hàng vay.

1.3.4.5. Các điều kiện kinh tế

Các kết quả phân tích ở trên cho thấy một phần quá khứ và hiện tại của khách hàng. Nhưng điều mà ngân hàng quan tâm hơn cả là khả năng trong tương lai của khách hàng. Thời hạn càng dài thì dự đoán càng khó chính xác, đó là do tác động của các điều kiện kinh tế. Các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của người vay nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Người vay có thể có uy tín tốt, khả năng tạo lợi nhuận rừ ràng và đầy đủ cỏc tài sản đảm bảo nhưng cỏc điều kiện kinh tế có thể dẫn đến việc cấp tín dụng là không khôn ngoan. Thiên tai, các thay đổi bất thường trong đời sống chính trị, khủng hoảng kinh tế vùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành… làm thay đổi các tính toán ban đầu dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng. Tổn thất của khách hàng sẽ dẫn đến tổn thất của ngân hàng.

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng trong

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w