Hoạt động TDTTXNK tại SGD Habubank đang diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức tài trợ mới. Để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động XNK, ngân hàng đã và đang không ngừng cải tiến các hình thức tài trợ, đa dạng hoá các hình thức tài trợ.
Hiện nay, tại SGD Habubank đang áp dụng một số hình thức tài trợ XNK sau:
Cho vay phục vụ xuất khẩu:
- Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết.
- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.
- Bao thanh toán.
Cho vay phục vụ nhập khẩu:
- Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng hoá.
- Cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ phục vụ nhập khẩu.
- Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ký quỹ L/C.
Trong thời gian qua, SGD Habubank đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý.
• Về doanh số cho vay XNK:
Bảng 2.4: Doanh số cho vay tài trợ XNK tại SGD Habubank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số cho vay 1.082 1.670 2.545
Tín dụng ngắn hạn 759 1.156 1.718
Tín dụng trung - dài hạn 323 514 827
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.1 : Tình hình TDTTXNK tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007
Năm 2005, do ngân hàng đã đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động TDTTXNK, đề ra nhiều biện pháp thực hiện thiết thực, kết quả là doanh số cho vay đã tăng mạnh, đạt 1.082 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2004. Trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 759 tỷ đồng, tín dụng trung và dài hạn đạt 323 tỷ đồng.
Năm 2006, TDTTXNK tiếp tục tăng trưởng mạnh, doanh số cho vay đạt 1.670 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005. Trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 1.156 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2005, tín dụng trung và dài hạn đạt 514 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2005.
Năm 2007, doanh số cho vay đạt 2.545 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay XNK năm 2007 tăng không nhanh bằng năm 2006 là do có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM khi họ nhận thấy tầm quan trọng của TDTTXNK. Trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 1.718 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2006. Tín dụng trung dài hạn đạt 827 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2006.
Trong cơ cấu cho vay tại SGD Habubank, có thể thấy tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đang có xu hướng giảm còn tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn đang tăng lên.
• Về cơ cấu tín dụng xuất khẩu so với nhập khẩu tại SGD Habubank:
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng XNK tại SGD Habubank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Tín dụng NK 768 71 1.219 73 1.908 75
Tín dụng XK 314 29 451 27 637 25
Tổng 1.082 100 1.670 100 2.545 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng XNK tại SGD Habubank
Trong cơ cấu cho vay tại SGD Habubank, doanh số cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, trung bình trên 70% tổng doanh số cho vay. Trong ba năm qua, tỷ trọng này có xu hướng tăng dần do khách hàng truyền thống của ngân hàng như các công ty xây dựng, doanh nghiệp sản xuất máy móc… có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị nhiều. Hơn nữa, trên thị trường thế giới, tỷ giá và giá cả các mặt hàng như xăng dầu, sắt thép có xu hướng tăng. Mặt khác, trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ do đó, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhập khẩu liên tục tăng qua các năm: năm 2006 tăng 58,7% so với năm 2005;
năm 2007 tăng 56,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên: năm 2006 tăng 43,6% so với năm 2005; năm 2007 tăng 41% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của xuất khẩu là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Tuy ngân hàng đã đa dạng thêm một số mặt hàng tài trợ xuất khẩu để phù hợp với chính sách của Nhà nước nhưng nhìn chung, doanh số tài trợ xuất khẩu của ngân hàng vẫn thấp hơn nhiều so với doanh số tài trợ nhập khẩu.
Những kết quả trên cho thấy TDTTXNK tại SGD Habubank đang tăng trưởng cao, đồng thời cũng phản ánh uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Tình hình nợ quá hạn:
Mục tiêu của ngân hàng là đảm bảo an toàn tín dụng phát triển bền vững và tăng lợi nhuận trên mọi lĩnh vực. Bởi vậy ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ quá hạn. Từ giám đốc cho đến các nhân viên của SGD đều nỗ lực cải thiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Kết quả đạt được được thể hiện qua số liệu của ba năm gần đây:
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn trong TDTTXNK tại SGD Habubank Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh số
cho vay XNK 1.082 1.670 2.545
Tổng nợ quá hạn 15,1 21,6 22,7
Nợ quá hạn của
TDTTXNK 5,41 5,01 4,83
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ quá hạn trong TDTTXNK của ngân hàng đều giảm đi đáng kể: năm 2005 tỷ lệ này là 0,5%; năm 2006 giảm xuống còn 0,3% và năm 2007 là 0,19%. Năm 2005, số nợ quá hạn trong TDTTXNK phát sinh là 5,41 tỷ đồng chiếm 35,8% tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Năm 2006, số nợ quá hạn đã giảm xuống còn 5,01 tỷ đồng, năm 2007 con số này là 4,83 tỷ đồng. Đạt được những thành tựu trên là do ngân hàng đã chú trọng
quản lý nợ, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Các khoản nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là do khách hàng chưa kịp thu tiền bán hàng khi đến kỳ trả nợ ngân hàng, do vậy khoản nợ quá hạn sẽ được giải quyết ngay khi khách hàng thu được tiền bán hàng.
2.3. Công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD